Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

kỹ thuật bắt và nuôi ong mật
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG..............................
KHOA………………..
W X
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đề tài
Kỹ thuật bắt và nuôi
ong mật
1
MỤC LỤC
Trang phụ bìa ..............................................................................................................i
Lời cam đoan ..............................................................................................................ii
Lời cảm ơn.................................................................................................................iii
Mục lục ...................................................................................................................... 1
Danh sách từ viết tắt ................................................................................................... 3
Phần 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 4
1. Giới thiệu ............................................................................................................... 4
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 5
3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 5
Phần 2: PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 6
Chương 1 : LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Châu Thành ..................................... 6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 6
1.1.2. Kinh tế - xã hội ......................................................................................... 6
1.1.3. Thu thập số liệu cây nguồn mật của huyện .............................................. 7
1.2. Giới thiệu chung về ong mật (Apis cerana) ....................................................... 9
1.3. Ong mật trong hệ thống phân loại .................................................................... 10
1.4. Cấu tạo ong mật ................................................................................................ 10
1.5. Tổ chức xã hội đàn ong .................................................................................... 12
1.5.1.Các thành viên của đàn ong .................................................................... 12
1.5.2. Sự điều hoà hoạt động của đàn ong ....................................................... 14
1.6. Cấu trúc tổ ong ................................................................................................. 16
1.7. Phương pháp bắt ong mật (Apis cerana) về nuôi ............................................. 17
1.8. Kỹ thuật nuôi ong mật (Apis cerana) ............................................................... 18
1.8.1. Nuôi ong theo kỹ thuật cổ truyền ........................................................... 18
1.8.2. Nuôi ong theo phương pháp hiện đại ..................................................... 20
1.8.3. Chọn chỗ đặt ong trong vườn nhà .......................................................... 21
1.9. Ong bốc bay và biện pháp phòng tránh ............................................................ 22
1.9.1. Tác hại do ong bốc bay .......................................................................... 22
1.9.2. Nguyên nhân ong bốc bay ...................................................................... 22
1.9.3. Nhận biết ong bốc bay ............................................................................ 22
1.9.4. Xử lý ong bốc bay .................................................................................. 23
1.10. Các bệnh ở ong và phương pháp phòng trị ..................................................... 23
1.10.1. Bệnh thối ấu trùng ................................................................................ 23
1.10.2. Bệnh thối ấu trùng châu Âu ................................................................. 23
1.10.3. Bệnh ong ỉa chảy .................................................................................. 24
1.10.4. Bệnh sâu phá tổ .................................................................................... 24
1.10.5. Một số bệnh, sâu hại và thiên địch khác .............................................. 24
1.11. Thu mật ong .................................................................................................... 25
2.11.1. Chuẩn bị dụng cụ .................................................................................. 25
2.11.2. Lúc nào thì quay được mật ................................................................... 25
2.11.3. Thao tác khi quay mật .......................................................................... 26
2.11.4. Năng suất mật của đàn ong .................................................................. 26
2.12. Cách sơ cứu khi bị ong chích ......................................................................... 26
Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm ....................................................................................... 28
2
2.2 Phương tiện nghiên cứu ..................................................................................... 28
2.2.1. Dụng cụ bắt ong ..................................................................................... 28
2.2.2. Dụng cụ nuôi ong ................................................................................... 28
2.2.3. Dụng cụ lấy mật
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 29
2.4.1. Phương pháp bắt ong .............................................................................. 29
2.4.2. Phương pháp nuôi ong ........................................................................... 29
2.4.6. Năng suất mật của đàn ong .................................................................... 32
2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 33
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phương pháp làm ong bốc bay ......................................................................... 34
3.2. Phương pháp bắt ong khi dùng nhan ở các nồng độ khói (số cây nhan) khác
nhau .......................................................................................................................... 36
3.3. Ảnh hưởng của loại cột điện đến thời gian bắt ong .......................................... 38
3.4. Xét mối tương quan giữa thời gian bắt ong và khối lượng tổ ong ................... 39
3.5. Phương pháp nuôi ong ...................................................................................... 39
3.5.1. Nuôi ong bằng thùng muốt và chậu đất nung ........................................ 39
3.5.2. Ảnh hưởng của nồng độ khói nhan đến năng suất mật ong .................. 41
3.5.3. Ảnh hưởng của thời gian bắt ong đến năng suất mật ong ...................... 41
3.6. Ảnh hưởng của nồng độ khói nhan đến khối lượng mật/trọng lượng ong bắt
được ......................................................................................................................... 42
3.7. Ảnh hưởng của thời gian bắt ong đến khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được
.................................................................................................................................. 43
3.8. Cách bắt ong trong trụ điện và nuôi ong bằng các vật liệu địa phương ............ 44
3.8.1. Cách bắt ong trong trụ điện..................................................................... 44
3.8.2. Phương pháp nuôi ong bằng các vật liệu địa phương ............................. 51
3.9. Các vấn đề thường gặp trong bắt ong ............................................................... 56
3.9.1. Hiện tượng ong bốc bay ......................................................................... 56
3.9.2. Hiện tượng bắt tổ ong nhiều chúa .......................................................... 57
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 59
1. Kết luận ................................................................................................................ 59
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 62
3
DANH SÁCH TỪ VIÊT TẮT
Từ viết tắt Tên đầy đủ
9 – HDA Axit 9 hiđroxy 2 dexenoic
9 – ODA Axit 9 oxy 2 decenoic
GDP Gross Domestic Product( tổng sản phẩm
quốc nội)
TN&MT Tài nguyên và môi trường
TT Thị trấn
4
Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
Ong mật đã xuất hiện trên trái đất từ 20 - 25 triệu năm trước, tuy nhiên con nguời
chỉ mới biết nuôi ong cách nay khoảng 3.500 năm. Người Châu Âu, Châu Phi, Châu
Á biết nuôi ong từ lâu, sau đó mới tới người Châu Mỹ và Châu Úc [13].
Ở nước ta, nghề nuôi ong mật đã xuất hiện từ rất lâu, tuy nhiên đến giữa thế kỉ 19
nghề nuôi ong mật của nước ta vẫn còn ở trong giai đoạn mới bắt đầu và trong
những năm gần đây nghề nuôi ong mật có sự phát triển nhanh cả về số lượng đàn và
sản lượng mật thu được. Đó là nhờ chính sách của nhà nước về đầu tư cho công
tác nghiên cứu, khuyến nông về ong mật và mở rộng thị trường xuất khẩu các sản
phẩm ong mật [1].
Nuôi ong mật vốn đầu tư không nhiều nhưng nguồn lợi thu về lại cao, vì những sản
phẩm do ong mật tạo ra như mật ong, phấn hoa, sáp ong và sữa ong chúa đều là
những sản phẩm thiết yếu đối với đời sống con người. Ngoài ra, mật ong còn được
sử dụng trong sản xuất rượu vang [18]. Bên cạnh những lợi ích đó, ong mật còn
đem lại cho chúng ta một lợi ích vô cùng to lớn và thiết thực mà mãi về sau này con
người mới biết đến, đó là ong mật giúp thụ phấn cho hoa nên cây trồng của nhà
nông được tăng thêm năng suất [12].
Huyện Châu Thành – Đồng Tháp là nơi đất đai trù phú, có nhiều vườn cây ăn trái
bạt ngàn như nhãn, quýt,… các loài cây này cho trái quanh năm, tạo ra nguồn mật
hoa ổn định, nên rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi ong mật nơi đây.
Ong mật sống trong tự nhiên vẫn có thể thu mật được, tuy nhiên việc chăm sóc và
kiểm soát đàn ong rất khó khăn và điều quan trọng là rất khó thu mật vì ong mật
thường làm tổ ở những cột điện, hốc cây cổ thụ và những nơi kín đáo. Vì vậy, để
tạo điều kiện chăm sóc, kiểm soát đàn ong mật dễ dàng hơn cũng như tăng khả năng
thu mật ong và kết hợp với việc gia tăng khả năng thụ phấn cho các vườn cây ăn
trái, việc bắt ong mật về nuôi là một điều rất cần thiết và mang lại nhiều lợi ích.
Từ những lợi ích đã nêu trên, việc bắt ong và tận dụng các vật liệu sẵn có như thùng
muốt, chậu kiểng đất nung,.. để nuôi ong mật là một điều thiết thực và có thể tăng
thu nhập cho người dân, đó chính là lý do để chọn đề tài “Tìm phương pháp bắt
ong mật (Apis cerana) và nuôi ong bằng các vật liệu thùng muốt và chậu kiểng
bằng đất nung, ở quy mô hộ gia đình ở Châu Thành – Đồng Tháp”.
5
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm phương pháp bắt ong mật (Apis cerana) ngoài tự nhiên về nuôi.
- Tận dụng các vật liệu sẵn có ở hộ gia đình như thùng muốt, chậu kiểng
bằng đất nung nuôi ong mật đạt hiệu quả kinh tế.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tiến hành thực hiện các phương pháp bắt ong khác nhau để tìm phương
pháp bắt ong nhanh và hiệu quả.
- Thực hiện nuôi ong với các vật liệu khác nhau (Chậu kiểng bằng đất nung,
thùng muốt) ở quy mô hộ gia đình => tìm được phương phương pháp nuôi cũng như
cách chăm sóc và thu hoạch mật ong đạt hiệu quả kinh tế cao.