Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học An ninh Nhân dân
PREMIUM
Số trang
184
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1209

Kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học An ninh Nhân dân

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Dương Văn Quế

KỸ NĂNG THU THẬP DỮ LIỆU TRONG

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA

SINH VIÊN ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Dương Văn Quế

KỸ NĂNG THU THẬP DỮ LIỆU TRONG

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA

SINH VIÊN ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN

Chuyên ngành: Tâm lí học

Mã số: 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. ĐOÀN VĂN BÁU

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Thông tin sử dụng

trong luận văn là hoàn toàn chính xác, phù hợp với tình hình thực tế tại Trường Đại

học An ninh nhân dân. Số liệu thống kê được tác giả thu thập một cách khách quan,

đáng tin cậy thông qua việc tiến hành khảo sát 389 sinh viên chính quy tại Trường

Đại học An ninh nhân dân.

Người cam đoan

Dương Văn Quế

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức, hỗ trợ và tạo điều kiện

tốt nhất cho học viên cao học khoá 27. Tác giả cũng xin được gửi lời cám ơn đến

quý Thầy, Cô Khoa Tâm lí học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

đã giảng dạy, giúp đỡ lớp h ọ c vi ê n cao học chuyên ngành Tâm lí học khoá 27 trong

suốt thời gian qua. Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đối với Tiến sĩ

Đoàn Văn Báu - người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình

thực hiện luận văn.

Tác giả xin gửi lời biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, quý Thầy, Cô Bộ môn

Tâm lý, Trường Đại học An ninh nhân dân nhất đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ

cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Tác giả xin gửi lời biết ơn chân thành tới các bạn sinh viên tại Trường Đại học

An ninh nhân dân đã hỗ trơ, tạo điều kiện, nhiệt tình tham gia và hỗ trợ tích cực cho

tôi trong quá trình nghiên cứu.

Dương Văn Quế

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1

Chương 1. LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THU THẬP DỮ LIỆU TRONG

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ...... 8

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 8

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................ 8

1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước ............................................................... 10

1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt

động nghiên cứu khoa học của sinh viên ........................................................ 15

1.2.1. Khái niệm kỹ năng .................................................................................... 15

1.2.2. Kỹ năng nghiên cứu khoa học .................................................................. 18

1.2.3. Kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học .............. 23

1.2.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học An ninh

nhân dân ................................................................................................... 31

1.2.5. Kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của

sinh viên Đại học An ninh nhân dân ........................................................ 39

Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THU THẬP DỮ LIỆU TRONG

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN ..................................................... 46

2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 46

2.1.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................... 46

2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ................................................................. 47

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động

nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học An ninh nhân dân ..................... 53

2.2.1. Nhận thức .................................................................................................. 53

2.2.2. Thái độ ...................................................................................................... 65

2.2.3. Hành vi ...................................................................................................... 75

2.2.4. Đánh giá chung về kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên

cứu khoa học của sinh viên Đại học An ninh nhân dân ........................... 96

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng thu thập dữ liệu trong

hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học An ninh nhân dân ..100

2.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về bản thân sinh viên ............................................... 101

2.3.2. Nhóm yếu tố thuộc về các Khoa, Bộ môn và giảng viên ........................ 104

2.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về Nhà trường .......................................................... 106

2.4. Một số biện pháp góp phần cải thiện kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt

động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học An ninh nhân dân ........ 110

2.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .......................................................................... 110

2.4.2. Biện pháp góp phần cải thiện kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt

động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học An ninh nhân dân .... 113

2.4.3. Đánh giá mức độ khả thi của các nhóm biện pháp ................................. 116

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 126

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ...................................................... 130

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 131

PHỤ LỤC ................................................................................................................. 135

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANĐT : An ninh Điều tra

ANNB : Trinh sát bảo vệ An ninh nội bộ

ANXH : Trinh sát bảo vệ An ninh xã hội

ĐHANND : Đại học An ninh nhân dân

ĐTB : Điểm trung bình

ĐLC : Độ lệch chuẩn

NCKH : Nghiên cứu khoa học

PG : Trinh sát Phản gián

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Khách thể nghiên cứu .................................................................................. 46

Bảng 2.2. Nhận thức về khái niệm kỹ năng thu thập dữ liệu ...................................... 53

Bảng 2.3. Tầm quan trọng của của kỹ năng thu thập dữ liệu ...................................... 54

Bảng 2.4. Hiểu biết chung của sinh viên về kỹ năng thu thập dữ liệu ........................ 56

Bảng 2.5. Nhận thức về các kỹ năng thu thập dữ liệu cơ bản ..................................... 56

Bảng 2.6. Nhận thức về quy trình thu thập dữ liệu ...................................................... 57

Bảng 2.7. Nhận thức của sinh viên về các phương pháp thu thập dữ liệu................... 58

Bảng 2.8. Mức độ đồng tình với các nhận định của hoạt động thu thập dữ liệu ......... 60

Bảng 2.9. Nhận thức của sinh viên về kỹ năng thu thập dữ liệu theo giới tính ........... 62

Bảng 2.10. Nhận thức của sinh viên về kỹ năng thu thập dữ liệu theo khóa học ........ 63

Bảng 2.11. Nhận thức của sinh viên về kỹ năng thu thập dữ liệu theo chuyên

ngành đào tạo ........................................................................................... 64

Bảng 2.12. Nhận thức về kỹ năng thu thập dữ liệu theo kết quả học tập của

sinh viên ................................................................................................... 64

Bảng 2.13. Mức độ quan tâm rèn luyện kỹ năng thu thập dữ liệu............................... 66

Bảng 2.14. Mức độ hứng thú đối với hoạt động thu thập dữ liệu ................................ 67

Bảng 2.15. Mức độ hứng thú khi thực hiện các phương pháp thu thập dữ liệu .......... 68

Bảng 2.16. Mức độ tích cực khi thực hiện các nhiệm vụ thu thập dữ liệu .................. 69

Bảng 2.17. Mức độ tích cực khi thực hiện các phương pháp thu thập dữ liệu ............ 70

Bảng 2.18. Biểu hiện thái độ kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên theo giới tính ..72

Bảng 2.19. Biểu hiện thái độ kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên theo

khóa học ................................................................................................... 73

Bảng 2.20. Biểu hiện thái độ kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên theo chuyên

ngành đào tạo ........................................................................................... 74

Bảng 2.21. Biểu hiện thái độ kỹ năng thu thập dữ liệu theo kết quả học tập của

sinh viên ................................................................................................... 75

Bảng 2.22. Mức độ thường xuyên thực hiện hoạt động NCKH theo lĩnh vực ............ 78

Bảng 2.23. Mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu ........... 80

Bảng 2.24. Năng lực thực hành các nhiệm vụ khi thu thập dữ liệu ............................. 81

Bảng 2.25. Đánh giá về các kỹ năng thu thập dữ liệu cơ bản...................................... 83

Bảng 2.26. Đánh giá về kỹ năng xác định nội dung cần thu thập dữ liệu ................... 84

Bảng 2.27. Kỹ năng lập kế hoạch thu thập dữ liệu ...................................................... 85

Bảng 2.28. Kỹ năng tổ chức thu thập dữ liệu .............................................................. 86

Bảng 2.29. Kỹ năng tổng hợp, đánh giá dữ liệu .......................................................... 87

Bảng 2.30. Đánh giá về các kỹ năng bổ trợ ................................................................. 88

Bảng 2.31. Đánh giá năng lực thực hành các phương pháp thu thập dữ liệu .............. 90

Bảng 2.32. Số lượng sản phẩm nghiên cứu khoa học.................................................. 91

Bảng 2.33. Biểu hiện mặt hành vi kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên theo

giới tính .................................................................................................... 93

Bảng 2.34. Hành vi của sinh viên về kỹ năng thu thập dữ liệu theo khóa học ............ 94

Bảng 2.35. Hành vi của kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên theo chuyên

ngành ........................................................................................................ 95

Bảng 2.36. Biểu hiện mặt hành vi kỹ năng thu thập dữ liệu xét theo kết quả học

tập của sinh viên ....................................................................................... 96

Bảng 2.37. Kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên ..................................................... 97

Bảng 2.38. Tương quan giữa nhận thức với thái độ và hành vi .................................. 97

Bảng 2.39. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thu thập dữ liệu ..................... 100

Bảng 2.40. Tương quan giữa các nhóm yếu tố với kỹ năng thu thập dữ liệu ............ 101

Bảng 2.41. Các yếu tố ảnh hưởng từ phía bản thân sinh viên ................................... 101

Bảng 2.42. Các yếu tố ảnh hưởng từ phía các Khoa, Bộ môn và giảng viên ............ 104

Bảng 2.43. Các yếu tố ảnh hưởng từ phía Nhà trường .............................................. 106

Bảng 2.44. Biện pháp đối với sinh viên ..................................................................... 116

Bảng 2.45. Biện pháp đối với Khoa, Bộ môn và giảng viên ..................................... 119

Bảng 2.46. Biện pháp đối với Nhà trường ................................................................. 121

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 2.1. Nhận thức của sinh viên về kỹ năng thu thập dữ liệu ............................. 61

Biểu đồ 2.2. Thái độ của sinh viên đối với kỹ năng thu thập dữ liệu .......................... 71

Biểu đồ 2.3. Mức độ thường xuyên thực hiện các hình thức NCKH .......................... 76

Biểu đồ 2.4. Biểu hiện mặt hành vi kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên ............... 93

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

NCKH vừa là mục tiêu vừa là một phương pháp học tập ở bậc đại học giúp sinh

viên hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, có khả năng làm việc độc lập, sáng

tạo. Để tiến hành công trình NCKH đòi hỏi sinh viên cần phải có các kỹ năng NCKH

cơ bản như: Kỹ năng xác định đề tài nghiên cứu, kỹ năng xây dựng đề cương và lập

kế hoạch nghiên cứu, kỹ năng thu thập và xử lý dữ liệu, kỹ năng viết và trình bày báo

cáo kết quả nghiên cứu, kỹ năng kiểm tra kết quả nghiên cứu. Trong đó, kỹ năng thu

thập dữ liệu là một kỹ năng rất quan trọng trong hoạt động NCKH. Nếu sinh viên có

kỹ năng thu thập dữ liệu tốt sẽ rất thuận lợi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu

phục vụ việc thực hiện các công trình NCKH. Và ngược lại, sinh viên hạn chế về kỹ

năng thu thập dữ liệu sẽ gây khó khăn trong quá trình NCKH, thậm chí sinh viên

không hoàn thành công trình theo đúng tiến độ. Do vậy, việc trang bị cho sinh viên

kỹ năng NCKH nói chung và kỹ năng thu thập dữ liệu nói riêng là nhiệm vụ quan

trọng và cần thiết của các trường đại học.

ĐHANND nằm trong hệ thống các trường Công an nhân dân, vừa là một cơ sở

đào tạo đội ngũ sỹ quan An ninh nhân dân, vừa là một đơn vị thường trực chiến đấu

của Bộ Công an làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo

đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Mục tiêu của nhà trường là đào

tạo sinh viên trở thành những sỹ quan An ninh có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi

về pháp luật và tinh thông về nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu bảo vệ An ninh quốc gia cho

công an các tỉnh và thành phố phía Nam. Để thực hiện mục tiêu đó, Nhà trường luôn

chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; chú trọng đào tạo đội ngũ giảng viên

đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Đồng thời, Nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới nội dung và phương pháp

giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phát huy khả năng tự học, tự nghiên

cứu, sáng tạo của học viên, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác đảm bảo An ninh

quốc gia trong tình hình mới. Một trong những vấn đề được Nhà trường chú trọng và

đổi mới đó là giáo dục và rèn luyện năng lực NCKH cho sinh

2

viên. Trong những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo các Khoa, Bộ môn

đẩy mạnh hoạt động NCKH của sinh viên với nhiều hình thức khác nhau, như: Tổ

chức cho sinh viên viết tiểu luận, chuyên đề môn học, khóa luận tốt nghiệp, tham luận

cho Hội thảo… Đặc biệt, hàng năm, Nhà trường đều tổ chức cuộc thi “Sinh viên

nghiên cứu khoa học” cho học sinh viên đang học tập tại Trường. Sinh viên đã tích

cực tham gia và đạt những thành tích đáng khích lệ, nhiều sinh viên đạt giải cao trong

các cuộc thi sinh viên NCKH các cấp như cuộc thi Eureka do thành Đoàn thành phố

Hồ Chí Minh tổ chức, cuộc thi sinh viên NCKH cấp Bộ Công an, Bộ Giáo dục và

Đào tạo. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, sinh viên vẫn còn một số hạn chế như:

Một số sinh viên chưa thực sự hứng thú với hoạt động NCKH, kỹ năng NCKH của

sinh viên còn hạn chế. Bên cạnh đó, từ thực tiễn giảng dạy và hướng dẫn sinh viên

NCKH tại Bộ môn Tâm lý - ĐHANND, tác giả nhận thấy: Kỹ năng NCKH của một

số sinh viên còn hạn chế nhất là kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH.

Trong đó nổi lên một số vấn đề như: Xác định nội dung và phương pháp thu thập dữ

liệu chưa phù hợp; chưa nắm vững quy trình thực hiện, lúng túng trong tổ chức thực

hiện phương pháp thu thập dữ liệu… Do vậy, sinh viên gặp nhiều khó khăn trong hoạt

động thu thập dữ liệu và NCKH, chất lượng một số công trình nghiên cứu của sinh

viên còn hạn chế, hiệu quả hoạt động thu thập dữ liệu của sinh viên chưa cao. Vì vậy,

việc nghiên cứu làm rõ thực trạng kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH

của sinh viên qua đó đề xuất một số biện pháp góp phần cải thiện kỹ năng thu thập

dữ liệu là một vấn đề cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về kỹ năng NCKH và một số kỹ

năng NCKH cụ thể của sinh viên một số trường. Tuy nhiên, nghiên cứu về kỹ năng

thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND cho đến nay vẫn

chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu độc lập và chuyên sâu về vấn đề này.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Kỹ năng

thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học An

ninh nhân dân” làm luận văn thạc sỹ.

3

2. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ thực trạng kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh

viên ĐHANND, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện kỹ năng thu thập dữ

liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Xây dựng, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến đề

tài như: Kỹ năng, kỹ năng NCKH, hoạt động NCKH của sinh viên, kỹ năng thu thập

dữ liệu trong hoạt động NCKH, kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của

sinh viên.

3.2. Khảo sát thực trạng biểu hiện kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động

NCKH và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng thu thập dữ liệu

trong hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND.

3.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện kỹ năng thu thập dữ liệu trong

hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND.

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND.

4.2. Khách thể nghiên cứu

389 sinh viên hệ chính quy đang học tập tại trường ĐHANND.

5. Giả thuyết khoa học

- Biểu hiện kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên

ĐHANND chỉ ở mức trung bình.

- Có sự khác biệt về mức độ biểu hiện kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt

động NCKH giữa sinh viên các khóa học.

- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động

NCKH của sinh viên ĐHANND, trong đó yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là cách đánh

giá kết quả NCKH của sinh viên.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu

4

Công trình chỉ tập trung nghiên cứu kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động

NCKH của sinh viên hệ chính quy ĐHANND trên bình diện nhận thức, thái độ và

hành vi.

6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Trường Đại học An ninh nhân dân.

6.3. Giới hạn về thời gian: Từ năm 2014 đến nay.

7. Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương

pháp sau:

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

7.1.1. Mục đích

Xác lập cơ sở phương pháp luận cho quy trình và phương pháp nghiên cứu của

đề tài.

7.1.2 Nội dung

- Khái quát, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kỹ năng thu thập dữ liệu

trong hoạt động NCKH, làm sáng tỏ các khái niệm công cụ, khung lý thuyết cho vấn

đề nghiên cứu.

- Phân tích, tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu trước, từ đó chỉ ra

những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

- Xác lập cơ sở lý luận cho việc chọn lựa, thiết lập công cụ nghiên cứu và

phương pháp nghiên cứu của đề tài.

7.1.3. Cách thực hiện

Phương pháp này được thực hiện thông qua các quá trình như phân tích, tổng

hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu nhằm sắp xếp những tri thức về kỹ năng,

kỹ năng NCKH, kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH, kỹ năng thu thập

dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên… để xác định những cơ sở lý luận cần

thiết cho đề tài.

Nguồn tài liệu từ sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu… có liên quan

đến vấn đề kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Mục đích nghiên cứu

5

- Tìm hiểu kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên

ĐHANND biểu hiện ở các mặt nhận thức, thái độ và hành vi;

- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động

NCKH của sinh viên ĐHANND.

7.2.2 Nội dung nghiên cứu

Xây dựng hệ thống câu hỏi để thu thập thông tin về các vấn đề nghiên cứu

như:

- Mức độ nhận thức của sinh viên về kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động

nghiên cứu khoa học;

- Mức độ biểu hiện của sinh viên về kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động

nghiên cứu khoa học;

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt

động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHANND.

7.2.3 Các phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó, phương

pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp quan trọng nhất. Các phương pháp còn

lại là phương pháp hỗ trợ.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

+ Mục đích:

Thu thập một số thông tin về bản thân khách thể nghiên cứu.

Điều tra nhận thức, thái độ, hành vi của kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt

động NCKH của sinh viên ĐHANND.

Thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng thu

thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND.

+ Cách tiến hành:

Quá trình điều tra được tổ chức chặt chẽ, có trình tự, đảm bảo sự chuẩn bị chu

đáo về phương tiện, điều kiện không gian và thời gian.

Căn cứ vào lý luận cơ bản, các khái niệm công cụ, tiêu chí và lĩnh vực đánh

giá để thiết kế bảng hỏi.

Khảo sát thử và chỉnh sửa, hoàn chỉnh bảng hỏi.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!