Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học An ninh Nhân dân
PREMIUM
Số trang
109
Kích thước
893.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1241

Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học An ninh Nhân dân

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Minh Châu

KỸ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI MÔI

TRƯỜNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC

AN NINH NHÂN DÂN

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012

2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Minh Châu

KỸ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI MÔI

TRƯỜNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC

AN NINH NHÂN DÂN

Chuyên ngành: Tâm lý học

Mã số: 60 31 80

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS ĐOÀN VĂN ĐIỀU

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Thông tin sử dụng trong bản luận văn là hoàn

toàn chính xác, phù hợp với tình hình thực tế tại trường

Đại học An ninh nhân dân. Số liệu thống kê được tác giả

thu thập một cách khách quan, đáng tin cậy thông qua

việc tiến hành khảo sát 583 sinh viên khóa D21 trường

Đại học An ninh nhân dân.

Người cam đoan

Nguyễn Minh Châu

4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:

- Ban Giám hiệu, các Phòng ban trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí

Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi học tập và nghiên cứu.

- Ban Giám hiệu, các Phòng ban, các Khoa, quý thầy cô, các đồng nghiệp và

sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân đã tạo điều kiện, nhiệt tình hỗ trợ và tích

cực tham gia giúp chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

- Quý thầy, cô đã giảng dạy, hướng dẫn, góp ý khoa học cho lớp Cao học tâm lý

K21.

- PGS.TS Đoàn Văn Điều, người đã tận tình hướng dẫn, động viên, khích lệ tôi

trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

- Các anh chị cùng khóa học, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá

trình học tập cũng như khi thực hiện luận văn này.

Nguyễn Minh Châu

K21 - Cao học Tâm lý - Đại học SP TPHCM

5

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................9

Chương 1.................................................................................................................15

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................15

1.1.1 Tài liệu nước ngoài có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ..........................15

1.1.2 Tài liệu trong nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ..........................17

1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu......................................19

1.2.1 Kỹ năng ..........................................................................................................19

1.2.2 Thích ứng .......................................................................................................19

1.2.3 Kỹ năng thích ứng.........................................................................................21

1.2.4 Môi trường học tập của sinh viên đại học...................................................21

1.2.4.1 Sinh viên đại học .........................................................................................21

1.2.4.2 Học tập.........................................................................................................24

1.2.4.3 Môi trường học tập của sinh viên đại học .................................................26

1.3 Lý luận về kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm

thứ nhất trường ĐHANND....................................................................................27

1.3.1 Sinh viên an ninh...........................................................................................27

1.3.2 Đặc điểm môi trường học tập của sinh viên An ninh ................................29

1.3.3 Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên An ninh ..........33

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng với môi trường học tập

của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học An ninh nhân ...............................38

Chương 2.................................................................................................................41

2.1 Thể thức và phương pháp nghiên cứu ...........................................................41

2.1.1 Mục đích nghiên cứu.....................................................................................41

2.1.2 Dụng cụ nghiên cứu.......................................................................................41

2.1.3 Mẫu nghiên cứu.............................................................................................44

6

2.2 Kết quả nghiên cứu ..........................................................................................44

2.2.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên năm nhất về kỹ năng thích ứng

với môi trường học tập...........................................................................................45

2.2.1.1 Hiểu biết chung của sinh viên năm nhất về kỹ năng thích ứng với

môi trường học tập.................................................................................................45

2.2.1.2 Hiểu biết của sinh viên đối với các kỹ năng bộ phận của kỹ năng

thích ứng với môi trường học tập .........................................................................47

2.2.1.3 Đánh giá của sinh viên năm nhất về vai trò của kỹ năng thích ứng

với môi trường học tập...........................................................................................49

2.2.1.4 Mức độ quan tâm rèn luyện kỹ năng thích ứng với môi trường học

tập của sinh viên năm nhất....................................................................................51

2.2.1.5 Hiểu biết của sinh viên đối với kỹ năng thích ứng với môi trường học

tập theo khối thi, đối tượng và giới tính...............................................................53

2.2.2 Thực trạng mức độ biểu hiện của sinh viên năm nhất với các kỹ năng

bộ phận của kỹ năng thích ứng với môi trường học tập ....................................58

2.2.2.1 Mức độ biểu hiện của sinh viên đối với các kỹ năng bộ phận của kỹ

năng thích ứng với môi trường học tập................................................................58

2.2.2.2 So sánh biểu hiện của sinh viên đối với các kỹ năng bộ phận theo

khối thi, đối tượng và giới tính..............................................................................68

2.2.2.3 Tương quan giữa mức độ nhận thức và mức độ biểu hiện của sinh

viên đối với các kỹ năng bộ phận..........................................................................72

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng thích ứng với môi

trường học tập của sinh viên năm thứ nhất.........................................................73

2.3.1 Yếu tố nhà trường .........................................................................................74

2.3.2 Yếu tố giáo viên và cán bộ quản lý ..............................................................75

2.3.3 Yếu tố bản thân sinh viên.............................................................................77

2.3.4 Yếu tố gia đình...............................................................................................78

7

2.4 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc hình thành kỹ năng thích ứng

với môi trường học tập...........................................................................................80

2.4.1 Nhóm biện pháp đối với nhà trường ...........................................................80

2.4.2 Nhóm biện pháp đối với cán bộ, giảng viên................................................82

2.4.3 Nhóm biện pháp đối với bản thân sinh viên...............................................85

2.4.4 Nhóm biện pháp đối với gia đình sinh viên ................................................88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................92

TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................96

Tài liệu tiếng Việt ...................................................................................................96

Tài liệu tiếng Anh...................................................................................................97

8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐHANND : Đại học An ninh nhân dân

SV : Sinh viên

KN : Kỹ năng

TƯ : Thích ứng

MTHT : Môi trường học tập

9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bất kỳ sự vật nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải không ngừng thay

đổi, hoàn thiện nhằm TƯ với môi trường. Con người là một sinh vật cũng không

nằm ngoài quy luật này. Đề tồn tại và phát triển, con người phải TƯ với các

thay đổi của môi trường sống bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã

hội. Nếu không TƯ được, tất yếu con người sẽ bị tụt hậu, không phát triển hoặc

thậm chí không thể tồn tại trong môi trường mới. Do vậy, việc tìm hiểu sự TƯ

của con người với môi trường là hết sức cần thiết.

Học tập là một hình thức hoạt động tích cực, không thể thiếu của con người

nhằm thích nghi, tồn tại và phát triển. Thông qua học tập, con người chiếm lĩnh

tri thức, kinh nghiệm xã hội – lịch sử của loài người đã được tích lũy qua nhiều

thế hệ, hình thành các giá trị cho riêng mình. Tuy nhiên, hoạt động học tập của

con người không phải là một hoạt động đơn giản, dễ dàng, nó luôn chịu sự chi

phối, tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan. MTHT, bao gồm toàn bộ

các yếu tố bên ngoài có liên quan đến hoạt động học tập của cá nhân, được xem

là một trong nhóm các yếu tố chi phối mạnh mẽ nhất đến kết quả của quá trình

học tập. Nếu như người học TƯ nhanh, tốt với MTHT thì họ sẽ phát huy được

ưu điểm và gặt hái được kết quả cao trong học tập. Ngược lại, việc chậm hoặc

kém TƯ với MTHT sẽ khiến người học trở nên thụ động và đạt kết quả thấp

trong học tập.

Đối với SV năm thứ nhất, để phát triển, xây dựng và hoàn thiện nhân cách,

hình thành bước đầu kinh nghiệm cho tương lai, họ phải tiến hành hoạt động

học tập với sự làm quen, TƯ với một môi trường học tập hoàn toàn mới so với ở

bậc phổ thông. Việc thay đổi MTHT đã đặt SV năm thứ nhất nói chung, SV

năm thứ nhất trường ĐHANND nói riêng, vào vị trí buộc phải TƯ để phát triển.

Phần lớn SV năm thứ nhất trường ĐHANND là học sinh thực hiện bước chuyển

tiếp từ MTHT phổ thông sang MTHT ở bậc đại học với rất nhiều khác biệt về

10

khối lượng, nội dung tri thức, phương pháp giảng dạy. Ngoài ra, trường

ĐHANND là một trường thuộc khối lực lượng vũ trang, nên SV sẽ gặp nhiều

điều mới lạ và khác biệt hơn do phải sống nội trú và thực hiện đồng thời hai

nhiệm vụ: vừa học tập kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, vừa rèn luyện sức khoẻ,

học tập những kiến thức quân sự, thực hiện điều lệnh, điều lệ, kỷ luật nghiêm

minh của lực lượng vũ trang. Những sự khác biệt này đòi hỏi SV năm thứ nhất

trường ĐHANND phải có sự nỗ lực cao nhằm TƯ với MTHT.

Thực tiễn cho thấy, không ít SV an ninh đã nhanh chóng TƯ, hòa nhập với

môi trường đại học rất tự tin, khẳng định vị thế của mình, và đa số là SV khá,

giỏi. Một số khác có sự TƯ chậm hơn, thậm chí cá biệt cũng có một vài trường

hợp chưa thực sự TƯ với MTHT tại trường ĐHANND. Sự khác biệt này chủ

yếu xuất phát từ KN TƯ với MTHT của SV. Ngoài ra, việc giúp SV năm nhất

nhanh chóng TƯ với MTHT là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng đào

tạo của nhà trường.

Do vậy, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài:

“Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm thứ

nhất trường Đại học An ninh nhân dân”.

2 Mục đích nghiên cứu

Khảo sát thực trạng biểu hiện KN TƯ với MTHT của SV năm thứ nhất

trường ĐHANND, đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao KN TƯ với

MTHT của SV năm thứ nhất tại trường ĐHANND.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài có liên quan đến KN TƯ với MTHT

của SV năm thứ nhất.

3.2 Khảo sát thực trạng biểu hiện KN TƯ với MTHT của SV năm thứ nhất

tại trường ĐHANND.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!