Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Dung
KỸ NĂNG SỬ DỤNG INTERNET
TRONG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM BÀ RỊA VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Dung
KỸ NĂNG SỬ DỤNG INTERNET
TRONG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số : 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH PHƯƠNG DUY
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn này là
do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện.
Công trình nghiên cứu này là của riêng tôi, kết quả trong luận văn này là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Học viên thực hiện
Lê Thị Dung
2
LỜI CÁM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đinh Phương Duy - người
thầy đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của
mình.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại cho tôi
những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau Đại học
– Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè và những người
thân yêu đã luôn bên cạnh và là nguồn động viên, khích lệ to lớn cho tôi.
Mặc dù, tôi đã có những cố gắng để hoàn thiện bài luận văn của mình một cách
tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu không thể tránh những thiếu sót! Rất
mong sự đóng góp của thầy, cô cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................... 5
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................6
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................7
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...............................................................................7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................8
5. Giả thuyết khoa học ........................................................................................................8
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.........................................................................................8
7. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................8
8. Ý nghĩa của đề tài..........................................................................................................10
9. Cấu trúc luận văn..........................................................................................................10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG SỬ DỤNG INTERNET
TRONG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC ............................................................. 12
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................12
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ..............................................................12
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước...............................................................12
1.2. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý
học.......................................................................................................................................14
1.2.1. Hoạt động học học tập môn Tâm lý học của sinh viên Sư phạm..........................14
1.2.2. Internet và vai trò của nó đối với hoạt động học tập môn Tâm lý học .................20
1.2.3. Kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học ....................................27
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lí
học của sinh viên .............................................................................................................39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG SỬ DỤNG INTERNET TRONG
HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ
PHẠM BÀ RỊA – VŨNG TÀU................................................................................. 44
2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu.......................................................44
2.2. Thực trạng kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học của sinh
viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu....................................................44
2.2.1. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp khai thác internet trong học tập môn
Tâm lý học của sinh viên.................................................................................................45
4
2.2.2. Thực trạng biểu hiện kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học của
sinh viên ..........................................................................................................................51
2.2.3. Mối tương quan giữa nhận thức và biểu hiện kỹ năng sử dụng Internet của sinh
viên ..................................................................................................................................70
2.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sử dụng internet trong học tập môn Tâm lý
học của sinh viên .............................................................................................................70
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ
DỤNG INTERNET TRONG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÀ RỊA – VŨNG TÀU ................................ 74
3.1. Một số biện pháp góp phần rèn luyện kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn
Tâm lý học của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu........................74
3.2. Kết quả kiểm chứng nhận thức của giảng viên và sinh viên về mức độ cần thiết
và mức độ khả thi các biện pháp đã nêu.........................................................................76
3.3. Kết quả thử nghiệm một số biện pháp tác động .....................................................77
3.3.1. Tổ chức và phương pháp tác động thử nghiệm biện pháp ....................................77
3.3.2. Kết quả tác động về mặt nhận thức .......................................................................81
3.3.3. Kết quả tác động về mặt vận dụng kỹ năng ..........................................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 87
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 90
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 BR-VT Bà Rịa – Vũng Tàu
2 CĐSP Cao đẳng Sư phạm
3 CNTT Công nghệ thông tin
4 GV Giảng viên
5 SV Sinh viên
6 TLH Tâm lý học
7 TN Tự nhiên
8 XH Xã hội
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Một trong những đặc điểm nổi bật của thời đại ngày nay là sự phát triển như vũ
bão của khoa học – công nghệ và sự bùng nổ của thông tin. Trong đó, sự ra đời của máy vi
tính và Internet là một thành tựu to lớn. Nó là một phương tiện không thể thiếu của nhân
loại, một dịch vụ “nhanh, gọn, tiện ích”, không những thế, Internet đã và đang thâm nhập
vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc
phòng… và mọi hoạt động sống của con người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là
trong dạy học và giáo dục. Trong dạy học, internet không chỉ là đối tượng dạy học mà quan
trọng hơn nó là nguồn cung cấp tri thức quan trọng, giúp SV tự chiếm lĩnh tri thức một cách
nhanh chóng, hiệu quả. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, sự bùng nổ thông tin cả bề rộng
lẫn chiều sâu, lượng tri thức tăng lên theo cấp độ lũy tiến, dạy và học không thể không có tư
liệu.
1.2. Kỹ năng sử dụng Internet để học tập cũng như giảng dạy là một bộ phận cấu thành
hệ thống KN sư phạm của người giáo viên tương lai. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng với
bất kỳ SV Sư phạm nào. Tìm kiếm và sử dụng tài liệu trên Internet đã trở thành thói quen
của nhiều sinh viên. Nhiều SV đã khai thác tốt lợi thế mà Internet mang lại phục vụ cho học
tập, góp nâng cao kết quả học tập. Tuy nhiên, nhiều SV vẫn chưa nhận thức được tầm quan
trọng và đánh giá đúng vai trò, tác dụng của Internet, dẫn đến chưa tích cực khai thác kho
lưu trữ thông tin - “Bách khoa toàn thư” khổng lồ phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên
cứu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến KN sử dụng Internet chưa thực sự
được chú trọng đối với SV, trong đó có SV Sư phạm.
1.3. Internet đã được khai thác và ứng dụng rộng rãi trong dạy học ở nhiều môn học như
vật lý, hóa học, tin học, ngoại ngữ, sinh học, lịch sử, địa lý… và đã mang lại hiệu quả tích
cực. Tuy nhiên, đối với môn TLH - môn học đươc giảng dạy trong hệ thống tất cả các trường
Sư phạm tham gia vào việc đào tạo nghiệp vụ và hình thành nhân cách của người giáo viên
tương lai, do đặc thù của bộ môn thuộc chuyên ngành khoa học xã hội nên việc ứng dụng tin
học vào dạy học gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Ngân sách đầu tư cơ sở vật chất ở lĩnh vực
thiết bị công nghệ cao tại các trường đại học chủ yếu phục vụ cho các môn khoa học TN.
Với TLH, việc xây dựng phòng học đa chức năng, có đầy đủ các phương tiện và thiết bị
hiện đại là rất khó khăn. Hệ thống máy vi tính sử dụng trong dạy học TLH hầu như không
7
có, số trường đại học kết nối Internet cho SV tương đối ít, chủ yếu chỉ phục vụ cho các
phòng ban và bộ môn tin học. Ngoài ra, do những điều kiện khách quan và chủ quan khác,
quá trình dạy học TLH hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội. Biểu hiện nổi bật là
chất lượng dạy học chưa cao, SV ít say mê hứng thú với môn học, nhận thức sai lệch về vai
trò của nó trong nghề nghiệp. Thay đổi thực trạng này là vấn đề cần được quan tâm và cần
có sự tác động của nhiều yếu tố. Một trong những biện pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy học
TLH là khai thác và sử dụng CNTT, đặc biệt là Internet vào quá trình dạy học.
1.4. Hiệu quả của việc sử dụng Internet trong công tác giảng dạy, học tập bộ môn TLH
là rất to lớn. Không giống như các môn học khác, những nội dung TLH luôn gắn liền với
đời sống, sinh hoạt thường ngày nên các chương trình, chuyên mục, các tài liệu tâm lý học
trên mạng rất phong phú. Chúng ta có thể nhận biết tâm trạng xã hội, dư luận xã hội… của
các nhóm xã hội thông qua các comment ( bình luận) về nhiều vấn đề, hay có thể tìm kiếm
các công trình nghiên cứu, các test tâm lý, các giáo trình, tài liệu liên quan đến tất cả các
chuyên ngành của tâm lý trên internet….. Mặt khác, khai thác tài liệu TLH trên Internet với
những hình ảnh sống động phối hợp nhuần nhuyễn với âm thanh, màu sắc, văn bản … tác
động tích cực vào giác quan người học, nâng cao tính trực quan trong học tập. Ngoài ra,
khai thác thông tin trên Internet còn hình thành được nhiều phẩm chất tâm lý và kỹ năng cho
người học. Vì vậy, trong dạy học hiện nay cần phải có kỹ năng sử dụng Internet để khai thác
kho tài nguyên thông tin khổng lồ phục vụ việc học tập.
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Kỹ năng sử dụng Internet trong học
tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa- Vũng Tàu” để
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng kỹ năng sử dụng internet trong học tập TLH của SV
trường CĐSP BR-VT, đề xuất một số biện pháp góp phần rèn luyện KN sử dụng Internet
nhằm nâng cao kết quả học tập môn TLH cho SV.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng sử dụng Internet trong học tập TLH của SV trường CĐSP BR-VT
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Sinh viên: 220 SV trường CĐSP BR-VT
8
- Giảng viên: 03 cán bộ giảng dạy môn TLH trường CĐSP BR-VT
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng KN sử dụng Internet trong học tập TLH của SV
trường CĐSP BR-VT, lý giải nguyên nhân của thực trạng.
4.3. Đề xuất, một số biện pháp tác động để góp phần rèn luyện KN sử dụng Internet
vào học tập cho SV
5. Giả thuyết khoa học
SV trường CĐSP BR-VT đã sử dụng Internet vào học tập môn TLH song còn nhiều
hạn chế do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là
họ chưa có KN tìm kiếm, lưu giữ, xử lý và sử dụng thông tin. Nếu được trang bị, rèn luyện
hệ thống KN này sẽ nâng cao khả năng sử dụng Internet, góp phần nâng cao hiệu quả học
tập nói chung và môn TLH nói riêng cho SV.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng kỹ năng sử dụng Internet qua các biểu
hiện như: tìm kiếm thông tin, lưu giữ, xử lý và sử dụng thông tin.
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Đề tài giới hạn khách thể nghiên cứu thực trạng trên 220 SV hệ chính quy, năm thứ 1
và năm 2 trường CĐSP BR-VT.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Mục đích: Nhằm xây dựng đề cương nghiên cứu và những vấn đề lý luận; lựa chọn
phương pháp làm cơ sở cho việc tiến hành khảo sát thực trạng KN khai thác, sử dụng
Internet trong học tập TLH của SV trường CĐSP BRVT, từ đó xác định phương pháp
nghiên cứu và các biện pháp tác động sư phạm.
- Nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan, đặc biệt là xây dựng được
qui trình khai thác, sử dụng Internet trong học tập TLH, xác định vai trò và các yếu tố ảnh
hưởng đến KN sử dụng Internet của SV, xây dựng bộ công cụ khảo sát thực trạng.
9
- Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết để làm rõ cơ sở
lý luận của vấn đề nghiên cứu và phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến
▪ Mục đích: Đây là phương pháp chính của đề tài dùng để nghiên cứu với các mục đích:
- Thu thập thông tin về nhận thức của SV đối với vấn đề khai thác, sử dụng Internet
trong học tập TLH.
- Thu thập thông tin về thực trạng KN khai thác, sử dụng Internet trong học tập TLH
của SV trường CĐSP BR-VT
- Khảo sát sự đánh giá của giảng viên đối với vấn đề khai thác, sử dụng Internet
trong học tập TLH của SV.
- Thu thập thông tin về sự tự đánh giá của SV nhóm thử nghiệm sau khi thử nghiệm
biện pháp tác động.
▪ Nội dung: Căn cứ vào nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi tiến hành xây dựng 2 loại
phiếu trưng cầu ý kiến, mỗi phiếu gồm một hệ thống các câu hỏi
7.2.2. Phương pháp quan sát
▪ Mục đích: quan sát biểu hiện của SV nhằm thu thông tin về các lĩnh vực sử dụng cũng như
mức độ thành thạo của KN khai thác, sử dụng Internet.
▪ Nội dung:
- Quan sát tiết học trên lớp, tìm hiểu thông tin về mức độ sử dụng tài liệu trên mạng
- Quan sát các lĩnh vực SV thường truy cập khi lên mạng
- Quan sát các KN của SV đối với từng lĩnh vực khác nhau
▪ Cách thức tiến hành: quan sát một số tiết học và thời gian truy cập Internet của SV tại
phòng máy của trường và một số dịch vụ Internet bên ngoài với biên bản kèm theo.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn sâu
▪ Mục đích: tìm hiểu thêm về thông tin cá nhân, những thuận lợi và khó khăn của SV khi
sử dụng Internet.
▪ Nội dung: trò chuyện với SV về sự quan tâm, hứng thú đối với Internet, về các môn
TLH, cách nhìn nhận, suy nghĩ của SV xoay quanh vấn đề nghiên cứu.
▪ Yêu cầu thực hiện: chọn thời gian phù hợp để trò chuyện với SV, đảm bảo sự trao đổi
nhẹ nhàng, gợi mở khi cần thiết, tạo sự thoải mái về TL cho đối tượng trò chuyện.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động