Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ktpt ttla nguyen huu giap
MIỄN PHÍ
Số trang
24
Kích thước
785.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1303

Ktpt ttla nguyen huu giap

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN

Cây ăn quả (CĂQ) là một trong những loại cây thế mạnh trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Việt Nam. Theo Bộ NN&PTNT (2020), diện tích CĂQ năm 2020 đạt 1,1 triệu ha (tăng 86,2 nghìn ha

so với năm 2019); sản lượng đạt 8,8 triệu tấn. Trong đó, xoài là CĂQ có diện tích lớn nhất với 87

nghìn ha (xếp thứ 13 thế giới), tổng sản lượng xoài đạt 893,2 ngàn tấn (tăng 6,5% so với năm trước).

Sơn La là một tỉnh miền núi vùng Tây Bắc, có hơn 355.000 ha đất sản xuất nông nghiệp (chiếm

27,4% tổng diện tích đất tự nhiên) với nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, đất đai màu mỡ, rất thích

hợp để phát triển đa dạng các loại CĂQ với số lượng lớn. Diện tích CĂQ toàn tỉnh năm 2020 là 78.850

ha với các loai cây chủ yếu là nhãn, xoài, bơ, hồng giòn, cam, bưởi, mận, chanh leo, chuối, sơn tra…,

đạt sản lượng quả 330.783 tấn. Hiện nay, diện tích trồng xoài toàn tỉnh là 18.918 ha, trồng tập trung

nhiều ở các huyện Yên Châu, Mường La, Thuận Châu, Sông Mã, Mộc Châu, Mai Sơn. Năm 2020, sản

lượng xoài đạt 54.274 tấn (Sở NN&PTNT Sơn La, 2020).

Phát triển sản xuất (PTSX) xoài bền vững là hướng phát triển tất yếu của các hộ/đơn vị trồng

xoài trên địa bàn tỉnh Sơn La. Nhằm cụ thể hoá các hoạt động đó, tỉnh Sơn La có nhiều chính sách và

giải pháp cụ thể nhằm phát triển ngành hàng xoài là sản phẩm chủ lực của địa phương. Tỉnh Sơn La đã

xây dựng và cấp 71 mã vùng trồng xoài (bình quân quy mô diện tích đạt 6-7 ha/mã vùng trồng) phục vụ

xuất khẩu. Trong đó, có 14 mã vùng trồng xoài phục vụ xuất khẩu đi Australia, Mỹ, châu Âu và các quốc

gia khác, còn lại 57 mã vùng trồng phục vụ thị trường Trung Quốc (UBND tỉnh Sơn La, 2020).

Tuy nhiên, PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La còn một số tồn tại và hạn chế như: (i)

vùng sản xuất nhỏ, điều kiện địa hình bị chia cắt, tính cạnh tranh chưa cao. (ii) diễn biến thời tiết xấu,

ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất, chất lượng sản phẩm trái cây. (iii) giống, vật tư đầu vào chưa được

kiểm định chất lượng đồng bộ; việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. (iv) lao động

trong PTSX xoài là các lao động địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số, hạn chế về trình độ sản xuất; (v)

mối liên kết giữa các hộ/đơn vị sản xuất với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu chưa chặt chẽ.

Vậy, thực trạng PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay như thế nào? Các nội

dung cụ thể về kinh tế - xã hội – môi trường trong PTSX xoài bền vững được thực hiện như thế nào?

Giải pháp nào phù hợp nhằm PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La? Từ những lý luận và nhu

cầu thực tiễn, luận án: “Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La” với

kỳ vọng giải đáp được những vấn đề nghiên cứu, đồng thời đề xuất được các giải pháp PTSX xoài phù

hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần ổn định kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng PTSX xoài bền vững và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến

PTSX xoài bền vững; từ đó, đề xuất giải pháp thúc đẩy PTSX xoài bền vững góp phần phát triển kinh

tế- xã hội tỉnh Sơn La trong thời gian tới.

1.2.1. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa và làm sáng rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về PTSX xoài bền vững;

- Đánh giá thực trạng PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La;

- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La;

- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường phát triển sản xuất xoài bền vững góp phần nâng cao hiệu

quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian tới.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Chủ thể nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về

PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Đối tượng khảo sát, điều tra: Đối tượng khảo sát thu thập thông tin là: các hộ nông dân/đơn vị

trồng xoài, các tổ chức kinh tế xã hội có liên quan (HTX, người thu gom, doanh nghiệp, hội nông dân,

Cán bộ khuyến nông, Cán bộ quản lý các cấp của chính quyền địa phương, các nhà khoa học).

2

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Phân tích và đánh giá phát triển sản xuất xoài bền vững của các hộ trồng

xoài trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Nghiên cứu thực trạng phát triển, tính bền vững; đánh giá kết quả đạt được, tồn tại hạn chế;

phân tích các yếu tố ảnh hưởng; xác định mục tiêu, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm PTSX

xoài bền vững trên địa bàn nghiên cứu.

Phạm vi không gian: Nghiên cứu PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La. Cụ thể là thực

hiện nghiên cứu trên phạm vi 4 huyện đã và đang PTSX xoài trên địa bàn tỉnh Sơn La là huyện Mộc

Châu, huyện Yên Châu huyện Mai Sơn và huyện Sông Mã.

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng PTSX xoài đến năm 2020.

Xác định mục tiêu, đề xuất các giải pháp PTSX xoài bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm

2030. Số liệu về thực trạng PTSX xoài 5 năm, từ 2015 đến năm 2020. Số liệu điều tra được tiến hành

trong thời gian gần nhất (năm 2019 và 2020).

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Về lý luận: Luận án đã hệ thống hoá và làm sáng rõ hơn các vấn đề lý luận liên quan đến

PTBV, PTSX xoài bền vững; đưa ra các khái niệm đầy đủ về PTSX, PTSX xoài bền vững phù hợp với

tình hình thực tiễn. Bên cạnh đó lý luận cũng đã phân tích rõ những đặc điểm, vai trò và những nội

dung cụ thể trong PTSX xoài bền vững. PTSX xoài bền vững chịu ảnh hưởng của những yếu tố từ thể

chế chính sách đến các nhóm yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường.

- Lý luận nghiên cứu đã hệ thống hoá phương pháp phân tích chỉ số trong đánh giá, đo lường

mức độ PTBV của hộ. Phương pháp đánh giá là khoa học và được kiểm chứng trong những nghiên

cứu khoa học uy tín.

- Nghiên cứu cũng tổng quan được về thực tiễn PTSX xoài bền vững ở một số nước trên thế

giới (Trung Quốc, Ausatralia, Thái Lan), cũng như một số địa phương của Việt Nam (Đồng Tháp, An

Giang), qua đó rút ra bài học kinh nghiệm trong PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Luận án xây dựng phương pháp tiếp cận, khung phân tích PTSX xoài bền vững tại địa bàn

nghiên cứu; xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường, chỉ số đánh giá mức độ PTSX xoài bền vững của hộ

trồng xoài. Phương pháp đo lường PTSX xoài bền vững với sự áp dụng khoa học của phương pháp

đánh giá, phân tích chỉ số và phương pháp phân tích thứ bậc cụ thể các chỉ số PTBV kinh tế, xã hội và

môi trường trong PTSX xoài của hộ.

- Hệ thống số liệu, thông tin thứ cấp được thu thập đa dạng và liên kết chặt chẽ với nội dung

nghiên cứu của luận án. Số liệu sơ cấp được thu thập và xử lý từ 163 mẫu điều tra hộ, HTX, doanh

nghiệp và các thông tin từ nhà quản lý, chuyên gia làm cơ sở tin cậy đánh giá thực trạng và đề xuất

giải pháp phù hợp PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Về thực tiễn: Luận án đã đánh giá một cách có hệ thống thực trạng về PTSX xoài trên toàn tỉnh

Sơn La; đánh giá thực trạng PTSX xoài bền vững của hộ trên cơ sở phân tích theo các nội dung PTSX

xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La theo tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường. Hệ thống chỉ số

đánh giá mức độ PTSX xoài bền vững bao gồm 19 tiêu chí (7 tiêu chí kinh tế, 6 tiêu chí xã hội và 6

tiêu chí môi trường).

- Trong thang đo chỉ số PTBV từ mức “không bền vững” đến “bền vững” trong đoạn [0, 1]; kết

quả đánh giá mức độ PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La cho thấy, số hộ có mức độ phát triển

“tương đối bền vững” – chỉ số từ 0,4 đến 0,6 chiếm đa số (chiếm 44,17% tổng số hộ). PTSX xoài trên

địa bàn tỉnh Sơn La thuộc khoảng “hơi bền vững đến tương đối bền vững”. Chỉ số PTBV thấp dần từ

nhóm chỉ tiêu kinh tế (0,485) đến nhóm chỉ tiêu xã hội (0,440) và nhóm chỉ tiêu môi trường (0,439).

Mức PTBV chung trong PTSX xoài toàn tỉnh đạt mức chỉ số 0,454 (tương đối bền vững).

- Luận án đã phân tích cụ thể những yếu tố ảnh hưởng tới PTSX xoài bền vững và đề xuất các

nhóm giải pháp phù hợp, kiến nghị tới hộ trồng xoài và các cấp quản lý liên quan nhằm PTSX xoài

bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!