Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

KT I tiết Chương:Sóng - Hạt ánh sáng (ĐA)
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
76.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1029

KT I tiết Chương:Sóng - Hạt ánh sáng (ĐA)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Trường THPT Tiểu La. Kiểm tra 45 phút lần 3 năm học 2008-2009

Môn : Vật lí 12 – Nâng cao

I.Phần trả lời

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

Chọn

II. Phần câu hỏi:

Câu 1: Điều nào sau đây là sai khi nói về quang phổ liên tục

A.Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng

B.Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng

C.Quang phổ liên tục là những vạch màu riêng biệt hiện trên một nền tối

D.Quang phổ liên tục là do các vật rắn,lỏng hoặc khí có khối lượng riêng lớn hơn khi bị nung nóng phát ra.

Câu 2. Thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc với hai khe Young cách nhau 0,5mm, khoảng cách giữa hai khe

đến màn là 2m, ánh sáng dùng có bước sóng λ = 0,5µm. Bề rộng của màn giao thoa là 18mm. Số vân sáng,

vân tối có được là....

A.N1 = 11, N2 = 12 B.N1 = 7, N2 = 8

C.N1 = 9, N2 = 10 D.N1 = 13, N2 = 14

Câu 3: Chọn câu sai khi nói về tia hồng ngoại :

A,Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra

B.Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng quang hoá .

C.Tác dụng nổi bậc nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.

D.Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng màu tím .

Câu 4: Bước sóng ứng với vạch electron từ quỹ đạo M về quỹ đạo cơ bản 103nm,bước sóng dài nhất trong

dãy Laiman cuả nguyên tử hiđrô là và 0,122µ m. Tần số nhỏ nhất trong dãy Banme là:

A. 6,17.1014 Hz B.61,7.1014 Hz C. 4,57.1015 Hz D. 4,57.1014 Hz

Câu 5: Trong quang phổ của nguyên tử hiđro, các vạch trong dãy Pasen được tạo thành khi electron chuyển

động từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo

A. K B. L C. M D. N E. O

Câu 6: Hiện tượng quang học nào được sử dụng trong máy phân tích quang phổ lăng kính:

A. Hiện tượng giao thoa B. Hiện tượng khúc xạ

C. Hiện tượng phản xạ D. Hiện tượng tán sắc

E. Hiện tượng quang phổ lăng kính

Câu 7. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng trắng, biết

λđ = 0,76µm và λt = 0,4µm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,3mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Bề

rộng quang phổ bậc 2 trên màn là:

A.2,4mm B.1,2mm C.4,8mm D.9,6mm

Câu 8. Chiếu ánh sáng đơn sắc vào Catốt tế bào quang điện có bước sóng 3.300 A0

thì hiệu điện thế hãm là

1,38V. Giới hạn quang điện kim loại đó là:

A. 6,6µm; B. 0,66µm; C. 4,8µm; D. 0,52µm.

Câu 9: Công thoát electron của kim loại là A = 7,23.10-19 J. Giới hạn quang điện của kim loại này là :

A. λ0 = 0,275 µ m B.λ0 = 0,175 µ m C. λ0 = 0,375 µ m D.λ0 = 0,475 µ

Câu 10: Tia tử ngoại không có tính chất nào sau đây:

A làm đen kính ảnh C.Làm ion hoá không khí

B.Kích thích sự phát quang của nhiều chất D.Bị thạch anh hấp thụ mạnh

Câu 11: Trong phòng tối , khi chiếu chùm ánh sáng trắng vào tấm bìa màu tím thì ta thấy tấm bìa có màu :

A.Đen B.Vàng C.Không xác định được màu nào. D.Tím E. 7 màu cơ bản

Câu 12. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc.

Khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 4m. Khoảng cách giữa 6 vân sáng liên

tiếp đo được là 0,6cm. Toạ độ của vân sáng bậc 5 là:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!