Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

KN giải toánQH
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
A. MỞ ĐẦU
Trong chương trình toán THPT ta hay gặp các bài toán chứng minh
phương trình f(x) = 0 có nghiệm hoặc có một số nghiệm thuộc khoảng nào đó,
nói chung với mức độ các bài toán dành cho học sinh đại trà, ta chỉ cần sử
dụng định lí: "Nếu hàm số y f x = ( ) liên tục trên [ ; ] a b và f a f b ( ) ( ) 0 < thì
tồn tại ít nhất một điểm c∈(a;b) sao cho f c( ) 0 = " hoặc sử dụng đạo hàm
(chỉ cần đạo hàm cấp 1) để lập bảng biến thiên (hoặc vẽ đố thị hàm số) từ đó
thường rút ra được lời giải cho bài toán. Tuy nhiên trong thực tế ở các kì thi
đại học và thi học sinh giỏi cấp tỉnh có rất nhiều các bài toán ở dạng trên, nếu
chỉ đơn thuần sử dụng kiến thức trên, mà không sáng tạo thì chắc không đi tới
kết quả. Để giải được các bài toán tương đối khó ở những kì thi này này, chắc
chắn hs phải nắm vững những kiến thức nói trên kết hợp với các kiến thức
toán học khác, cùng với kinh nghiệm giải toán (tích lũy được) và phải biết
sáng tạo thì mới có kết quả. Trong Bài viết nhỏ này tôi sẽ trình bày lời giải
cho một vài ví dụ bài toán dạng trên đã gặp trong các kì thi đại học, kì thi học
sinh giỏi cấp tỉnh, để minh họa việc sử dụng sáng tạo giới hạn, tính liên tục,
đạo hàm cấp 1, 2, 3 ,… và cả định lí Lagrange. Vấn đề này không mới nhưng
trong chương trình SGK ít đề cập, hơn nữa lại hay có trong các đề thi nên tôi
đã giảng dạy cho học sinh và mạnh dạn viết thành KN nhỏ của mình với tên
"Rèn luyện thêm kĩ năng chứng minh phương trình có nghiệm" góp phần nâng
cao tư duy cho học sinh.
(Các kí hiệu hàm số f(x) và (1) , (2) ,… ở phần nội dung chỉ dùng cho từng ví dụ)
1