Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG 1: KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN.
I. BẢN CHẤT KINH TẾ HỘ.
Hộ là tế bào kinh tế - xã hội, kinh tế hộ là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của
nông thôn đã tồn tại từ lâu. Hộ chủ yếu bao bồm cha mẹ và con cái, có hộ còn cả
ông bà và cháu chắt. Thường thì các thành viên trong hộ gắn bó với nhau chặt chẽ
bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống. Về kinh tế, các thành viên trong hộ gắn bó
với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ phân phối sản
phẩm và quan hệ quản lý. Các thành viên trong hộ cùng chung mục đích và lợi ích
là phát triển kinh tế ngày càng giàu có.
Đứng ở mỗi góc độ khác nhau, người ta đưa ra những quan điểm khác nhau về hộ.
- Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế người ta đã định nghĩa về hộ như
sau: "Hộ là tất cả ngững người sống chung một mái nhà, nhóm người đó bao
gồm cả những người cùng chung một huyết tộc và những người làm công".
- Trên phương diện thống kê, Liên Hợp Quốc cho rằng: "Hộ là những người cùng sống
chung một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ"
- Theo Raul Hunnena Giáo sư đại học Tổng hợp Lisbon thì: "Hộ là những người
cùng chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản
phẩm để bảo tồn chính bản thân và cộng đồng"
- Về hộ nông dân thì theo Giáo sư Fnan Kellis -1988: " Hộ nông dân là các nông hộ
thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình
trong sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng cơ bản được
đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ
không cao.
Chúng ta dễ lầm tưởng rằng khái niệm “hộ”, “gia đình” là một, tuy nhiên trong
thực tế nó lại được hiểu rất khác nhau. Có thể nói gia đình là cơ sở của hộ nói
chung. Gia đình - một loại hình hộ - chứa đựng các yếu tố để hình thành các loại
hình hộ mở rộng khác. Chính ở điểm này mà trong các cuộc thảo luận về hộ, người
ta thường lẫn lộn giữa hộ với gia đình, nên đã nảy sinh thuật ngữ “hộ gia đình”,
thực ra đó là cách nói trùng lặp những nội dung khác nhau của hộ và gia đình.
Qua các điểm khác nhau về khái niệm hộ trên đây, ta thấy có một số điểm cần lưu
ý khi phân định hộ:
- Hộ là một nhóm người có cùng huyết tộc hay quan hệ huyết tộc.
+ Họ cùng sống chung dưới một mái nhà.
+ Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung.
+ Cùng tiến hành sản xuất chung.
Lưu ý rằng “ăn chung” không chỉ có ý nghĩa là ăn thông thường, nó còn hàm
nghĩa phân phối chung nguồn thu nhập mà các thành viên của hộ sáng tạo ra trong
một khoảng thời gian xác định.
Từ những hiểu biết về hộ có thể xây dựng một khái niệm về kinh tế hộ: Kinh tế hộ
là tổng thể các quan hệ kinh tế trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ, bao
gồm quan hệ kinh tế nội bộ, quan hệ kinh tế giữa các hộ với nhau và quan hệ kinh tế
giữa kinh tế hộ với các cơ quan quản lý vĩ mô.
Kinh tế hộ là một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ, sản xuất kinh doanh dựa trên cơ
sở sức lao động, nguồn vốn và những tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng của các thành viên trong hộ.
Kinh tế hộ khác với kinh tế nông hộ ở chỗ: Kinh tế nông hộ có phạm vi hẹp hơn
xét về lĩnh vực hoạt động, chỉ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong khi kinh
tế hộ bao hàm cả kinh tế nông hộ và kinh tế các loại hộ khác như kinh tế hộ công
nghiệp và xây dựng, kinh tế hộ dịch vụ...
Kinh tế hộ và kinh tế gia đình là hai phạm trù nhưng có quan hệ với nhau.
Nếu như kinh tế gia đình được đặt trong mối quan hệ với kinh tế tập thể thì kinh tế
hộ được coi là các hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị kinh tế độc lập.
Nếu gia đình được xem trong mối quan hệ xã hội thì hộ được xem là những đơn vị
kinh tế trong nền kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế ở nông thôn nước ta hộ đều tồn tại
phổ biến dưới dạng hộ gia đình. Tức là hộ vừa có chung cơ sở huyết thống vừa có
chung cơ sở kinh tế. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu đôi khi chúng tôi đồng nhất
giữa kinh tế gia đình và kinh tế hộ.
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN.
Từ sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, kinh tế hộ đã được xác định là đơn vị kinh
tế tự chủ trong sản xuất kinh doanh, là đơn vị kinh tế cơ bản nhất ở nông thôn. Đây
là đặc điểm cơ bản nhất của kinh tế hộ. Tính tự chủ thể hiện: hộ có quyền tự do sản
xuất trên mảnh đất được Nhà nước giao, tự lập kế hoạch và quản lý các hoạt động
sản xuất, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình, tự phân kết quả sản xuất.
Với đặc điểm tự chủ này, hộ đã tận dụng và phát huy hết những nguồn lực và thế
mạnh, đưa kinh tế hộ phát triển một cách mạnh mẽ, thúc đẩy sản xuất nông thôn
phát triển.
Ngoài ra kinh tế hộ còn có một số đặc điểm sau:
Kinh tế hộ là hình thức đặc trưng cho sản xuất tự cấp tự túc, sản xuất hàng hoá
nhỏ, mức sống thấp, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu nhằm phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình. Công cụ sản xuất thủ công là chủ yếu, năng suất
lao động thấp.
Do đặc điểm cấu thành của hộ, do cách thức tổ chức sản xuất của hộ nên kinh tế
hộ có những ưu điểm sau:
- Do thống nhất về lợi ích nên các thành viên trong hộ thống nhất về hành động,
đều làm việc hết sức mình để có được sản lượng thu nhập cao cho gia đình mà cũng
là lợi ích của mỗi người. Các thành viên trong hộ từ trẻ đến già nếu có thể lao động
đều tham gia lao động không kể tuổi tác, người yếu làm việc nhẹ, người khỏe làm
việc nặng. Do đó, việc phân công và hiệp tác lao động của hộ có nhiều ưu điểm mà
các tổ chức sản xuất cơ sở khác không có được, đó là tính tự nguyện, tự giác cao.
- Trong mỗi hộ, thường cha hay mẹ làm chủ hộ, vừa là người tổ chức phân công
lao động, vừa trực tiếp lao động. Các thành viên trong gia đình cùng lao động, gần
gũi nhau, hiểu nhau về khả năng, đặc điểm của mỗi người trong lao động nên tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phân công hiệp tác lao động và xử lý thông tin.
- Thường thì các hộ đều sở hữu hoặc một bộ phận các tư liệu sản xuất như ruộng
đất, trâu bò, ngựa, voi... Các thành viên đã quen sử dụng nên hiểu được đặc tính của
mỗi loại tư liệu sản xuất.
- Về quan hệ phân phối, các thành viên trong hộ cùng làm, cùng ở, cùng ăn do chủ
hộ là cha mẹ bố trí sắp xếp. Do đó nếu có phát sinh mâu thuẫn trong phân phối cũng
dễ giải quyết.
Về nhân lực: Hộ chủ yếu sự dụng nguồn nhân lực tự có. Đây là nguồn nhân lực ở
quy mô gia đình được huy động để tăng gia sản xuất. Một số hộ sản xuất hàng hoá
có thể thuê thêm lao động vào lúc thời vụ hoặc thuê lao động thường xuyên nếu hộ
đó có quy mô sản xuất lớn.
Về quy mô sản xuất: Các hộ thường sản xuất sản phẩm, dịch vụ quy mô nhỏ, ở
mức gia đình và trang trại là chủ yếu do điều kiện về nguồn vốn, khả năng quản lý
và sức cạnh tranh trên thị trường yếu.
Về khả năng quản lý: khả năng quản lý của hộ nhìn chung còn nhiều hạn chế.
Việc quản lý và tổ chức sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm được tích luỹ trong
cuộc sống. Người chủ hộ thống nhất quản lý mọi yếu tố từ nguyên vật liệu, sản xuất
và tiêu thụ.
Về nguồn vốn sản xuất: Chủ yếu là tự có với quy mô nhỏ. Đây là nguồn vốn do
tiết kiệm tích luỹ được hoặc do vay mượn của bạn bè, người quen. Có ít hộ nông
dân tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng vì thiếu các điều kiện bảo đảm tiền vay
và quy trình vay mượn rườm rà.
III. PHÂN LOẠI HỘ NÔNG THÔN THEO NGÀNH NGHỀ.
- Hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Hộ công nghiệp và xây dựng.
- Hộ dịch vụ.
- Hộ khác.
IV. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HỘ NÔNG THÔN.
1. Đất đai.
Con người sinh ra gắn liền với đất, tồn tại được là nhờ các sản phẩm từ đất và đến
khi nhắm mắt xuôi tay, họ lại trở về với đất. Đất gắn bó với sự tồn tại và phát triển
của con người. Không chỉ theo nghĩa duy nhất là đất cần thiết cho sự tồn tại và phát
triển của con người, mà trên phương diện kinh tế, tạo ra của cải vật chất, đất có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng. Nhà kinh tế học cổ điển W.Petty nói: lao động là cha, đất
là mẹ của mọi của cải. Vì vậy trong hoạt động kinh tế, tạo ra của cải vật chất, ngay
từ đầu khi loài người biết tổ chức quá trình lao động sản xuất, đất đai trở thành yếu
tố sản xuất rất quan trọng.
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không gì có thể thể thay thế được
đối với sản xuất nông nghiệp. Do tính chất đặc biệt của nó mà đất đai có thể coi như
một dạng của vốn nhưng lại được xem như một nguồn lực riêng biệt. Sẽ không thể
có hoạt động sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai, số lượng và chất lượng
đất đai sẽ quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng trong sản xuất nông nghiệp. Hướng
sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác, chất lượng đất cao
hay thấp lại ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Mỗi loại đất phù hợp với
những loại cây trồng, cơ cấu mùa vụ khác nhau. Vì vậy, cần nắm được đặc điểm
của từng loại đất để đề ra phương hướng, giải pháp và mô hình sử dụng đất đai
phù hợp. Đất đai ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế hộ. Chính vì vậy
với một diện tích đất canh tác có hạn mỗi hộ cần có kế hoạch sử dụng sao cho phù
hợp để có được hiệu quả kinh tế cao nhất.
2. Vốn đầu tư cho sản xuất.
Vốn là giá trị của toàn bộ đầu vào, bao gồm những tài sản, vật phẩm trong sản
xuất kinh doanh. Cũng như các ngành sản xuất khác. Trong nông nghiệp vốn là yếu
tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vốn quyết định đến quy mô
sản xuất từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh
doanh, ảnh hưởng đến khả năng khai thác các nguồn lực vào sản xuất. Vốn được
xếp vào các yếu tố chủ quan vì chủ hộ có quyền huy động hoặc quyết định phân bổ
vốn theo chu kỳ sản xuất. Vốn được tạo ra từ hai nguồn cơ bản là vốn tự có và vốn
đi vay. Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không nó quyết định đến sự phát triển của
kinh tế hộ. Nếu ta cố định các yếu tố khác, chỉ xét riêng ảnh hưởng của vốn đến thu
nhập của hộ thì vốn đầu tư cho sản xuất và thu nhập của hộ là hai đại lượng đồng
biến.
3. Lao động
Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất, không có lao động thì
không thể có hoạt động sản xuất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, cũng như đất
đai lao động ảnh hưởng đến thu nhập trên cả hai mặt, lượng và chất.
Mặt lượng của lao động: Thể hiện ở mức độ đầu tư lao động vào công việc cụ
thể. Nếu hộ càng nhiều lao động thì thu nhập của hộ càng cao.
Mặt chất của lao động: Thể hiện sự hiểu biết của người lao động trong công
việc sản xuất kinh doanh của mình, nắm được quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây trồng vật nuôi, từ đó có biện pháp tác động, chăm sóc khoa học và mang lại
hiệu quả cao. Chất lượng lao động còn thể hiện ở khả năng tiếp thu khoa học kỹ
thuật, am hiểu thị trường và chính sách của Nhà nước, thể hiện ở kinh nghiệm trong
sản xuất.
Lao động là một trong các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển của
kinh tế hộ. Nó là yếu tố có thể thay đổi được cả về chất và về lượng nên trong các
giải pháp để phát triển kinh tế nông hộ thì giải pháp về lao động là giải pháp có tính
khả thi cao.
4. Thị trường
Thị trường là nơi diễn ra trao đổi hàng hóa, thị trường có tác động rất lớn đến
kết quả sản xuất kinh doanh thông qua cơ chế thay đổi giá cả. Giá cả lại phụ thuộc
vào quy luật cung cầu trên thị trường. Có hai loại thị trường là thị trường đầu vào và
thị trường đầu ra.
Đối với thị trường đầu ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm), nó phản ánh cung sản
phẩm. Trong nông nghiệp cung về sản phẩm thường là cung muộn, hơn nữa các sản
phẩm trong nông nghiệp thường khó bảo quản, vì vậy rủi ro do thị trường đem lại
trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Bên cạnh đó thị trường các sản phẩm trong
nông nghiệp là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nên người nông dân không thể kiểm
soát được thị trường, vì vậy sự tác động của thị trường làm cho thu nhập của hộ
không ổn định.
Đối với thị trường các yếu tố đầu vào, giá cả đầu vào trên thị trường ảnh
hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của hộ, vì thế nó tác động rất lớn đến quy mô
sản xuất, đến mức độ đầu tư của nông dân. Nếu giá đầu vào tăng làm cho chi phí
đầu tư tăng dẫn đến hiệu quả sản xuất giảm xuống.
5. Chính sách Nhà nước.
Chính sách kinh tế là công cụ đắc lực của Chính Phủ. Trong quản lý kinh tế
mỗi chính sách ban hành đều có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh
dù lớn hay nhỏ. Nếu chính sách đúng đắn sẽ kích thích được sản xuất và ngược lại.
Vì vậy chính sách của Nhà nướ có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ hay đến
sự phát triển của kinh tế hộ. Trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn ở
Việt Nam, Nhà nước ta đã chứ+ng tỏ được vai trò của mình trong quản lý kinh tế.
Nó thể hiện rõ nét nhất ở chính sách ruộng đất trong công cuộc đổi mới. Chính sách
này đã làm thay đổi thu nhập của toàn bộ dân cư trong nông thôn. Ngoài ra còn có
sự đóng góp hàng loạt các chính sách khác như đặt giá trần, giá sàn nhằm bảo vệ
người sản xuất và người tiêu dùng.
V. MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ.