Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Đại hội lần thứ VI( 15-18/12/1986) của Đảng đánh dấu một bước chuyển hướng và đổi mới
quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực kinh tế, đó là chuyển
hướng về bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, đổi mới các chính sách kinh tế và cơ chế quản lý,
nhằm khai thác mọi tiềm năng của đất nước, giải phóng năng lực sản xuất, tăng nhanh sản phẩm
xã hội, thực hiện mục tiêu ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân
dân. Tuy nhiên đất nước ta chưa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”(thông qua
vào Đại hội Đảng lần thứ VII ngày 27/6/1991) đã đề ra: Mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết
thúc thời kỳ quá độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với
kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hoá phù hợp, làm cho nước ta trở thành một
nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh. Trong đó việc phát triển kinh tế đối ngoại cũng được chú trọng
phát triển. Mục tiêu của chính sách đối ngoại là tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chung
của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Vấn đề phát triển kinh tế đối ngoại cũng được đề cập đến trong các kì đại hội sau. Gần đây
nhất là đại hội Đảng lần thứ X(18/4-25/4/2006) Ban chấp hành trung ương Đảng đã nhận định:
Quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước và các tổ chức quốc tế được mở rộng; việc thực hiện
các cam kết về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa
Kỳ, quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thực hiện các hiệp định
hợp tác đa phương, song phương khác đã góp phần tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng
về kinh tế đối ngoại, nhất là xuất khẩu.
Chính vì tầm quan trọng việc phát triển kinh tế đối ngoại hiện nay nên em đã chọn nghiên
cứu đề tài: “Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.Hơn thế
nữa em đang theo học chuyên ngành Kinh tế quốc tế cũng có liên quan đến vấn đề kinh tế đối
ngoại, việc nghiên cứu này giúp em thu thập thêm nhiều kiến thức bổ ích cho việc học tập bây
giờ cũng như cho thực tiễn khi làm việc sau này.
Kinh tế đối ngoại gồm rất nhiều hình thức như: ngoại thương, hợp tác sản xuất, hợp tác khoa
học-công nghệ, đầu tư quốc tế, hợp tác tín dụng quốc tế, các hoạt động dịch vụ như du lịch quốc
tế, giao thông vận tải, thông tin liên lạc quốc tế, dịch vụ thu và chuyển ngoại tệ...tuy nhiên trong
đề tài này em không thể đề cập đến tất cả các vấn đề mà chỉ đi vào những hình thức chủ yếu có
hiệu quả nhất được coi trọng đó là: ngoại thương, đầu tư quốc tế và dịch vụ thu ngoại tệ.
Đây là đề tài đầu tay của em do đó còn nhiều thiếu sót, em rất mong có được sự góp ý bổ
sung để bài thêm hoàn chỉnh.Cảm ơn cô đã tận tình chỉ bảo để em có thể hoàn thành đề tài này.
Khúc Ngọc Anh
1
Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
NỘI DUNG
Phần I: Tính tất yếu khách quan của việc mở rộng kinh tế đối ngoại.
I. Khái niệm.
Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể của các
quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác
còn lại hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế khác, được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình
thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế.
II. Vai trò
Vai trò to lớn của kinh tế đối ngoại được thể hiện qua các mặt:
- Góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước với sản xuất và trao đổi quốc tế; nối kiền
trị trường trong nước với thị trường thế giới và khu vực.
- Hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và vốn viện trợ
chính thức từ các chính phủ và tổ chức tiền tệ quốc tế (ODA); thu hút khoa học, công nghệ, khai
thác và ứng dụng những kinh nghiêm xây dựng và quản lý nền kinh tế hiện đại vào nước ta.
- Góp phần tích lũy vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước
ta từ một nước nông nghiệ lạc hậu, lên nước công nghiệp tiên tiến hiện đại.
- Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất
nghiệp,tăng thu nhập ổn định và cải thiện đời sống nhân dân theo mục tiêu dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Kinh tế đối ngoại chỉ phát huy hết hiệu quả của nó khi vượt qua hết những thách thức của
toàn cầu hóa và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
III. Cơ sở khách quan của việc hình thành và phát triển kinh tế đối ngoại.
1. Phân công lao động quốc tế.
Phân công lao động quốc tế là quá trình tập trung việc sản xuất và cung cáo một hoặc một số
sản phẩm và dịch vụ của một quốc gia nhất định dựa trên cơ sở những lợi thế của các quốc gia đó
về các điều kiện tự nhiên kinh tế, khoa học công nghệ và xã hội để đáp ứng nhu cầu của quốc gia
khác thông qua trao đổi quốc tế.
Hình thái phân công lao động quốc tế mới dựa trên nguyên tắc "chuỗi giá trị" hay "chuỗi
cung ứng toàn cầu". Nước ta chỉ là một khâu trong một quá trình sản xuất ra một sản phẩm. Làm
tốt hơn thiên hạ khâu nào thì ta sẽ dành được chỗ đứng trong hệ thống phân công lao động toàn
Khúc Ngọc Anh
2