Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh nghiệm nghe giảng, đọc sách và ghi chép
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
103.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1328

Kinh nghiệm nghe giảng, đọc sách và ghi chép

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

KINH NGHIỆM NGHE GIẢNG, ĐỌC SÁCH VÀ GHI CHÉP

Nguyễn Cảnh Chương

(bài in trong Kỷ yếu Hội nghị học tốt năm học 2000-2001)

Có thể nói nghe giảng, đọc sách, ghi chép là những khâu quan trọng của quá

trình học tập, là chìa khóa để tiếp cận kho tàng tri thức. Lẽ tất nhiên, trong nghe

giảng có ghi chép và trong đọc sách cũng vậy, nên tôi xin được trình bày chung và

một cách sơ lược về hai phương pháp: nghe giảng và đọc sách.

I. Nghe giảng

Nghe giảng là khâu mở đầu trong quá trình học tập. Đến lớp nghe giảng,

ngoài nội dung bài giảng, thầy cô giáo còn hướng dẫn chúng ta phương pháp và

định hướng cho chúng ta nghiên cứu tùy vào từng môn. Vậy thì nghe giảng và ghi

chép như thế nào để đạt hiệu quả?

I.1. Chuẩn bị cho buổi nghe giảng

Chuẩn bị cho buổi nghe giảng tốt đó là đọc trước bài học của môn học sẽ

được giảng. Đây là thao tác có tác dụng rất lớn góp phần nâng cao hiệu quả nghe

giảng và ghi chép. Bởi đọc trước, thậm chí chỉ đọc lướt qua thôi nhưng đến lớp

chúng ta sẽ ở tư thế chủ động hơn. Hiệu quả từ thao tác này là dễ thấy nhưng

không phải ai cũng thực hiện được. Nó khó bởi chúng ta bị chi phối về thời gian.

Chẳng hạn lịch học kín hết tuần, cả ngày: 1-4; 7-10 rồi thậm chí tiết 11-14 thì đúng

là không đủ thời gian, và lâm vào tình thế bị động là điều khó tránh khỏi. Vì vậy

buộc chúng ta phải cố gắng. Nắm được tư thế chủ động trong nghe giảng là nắm

được một phần hiệu quả bài giảng.

I.2. Nghe giảng

Điều cốt yếu cho buổi nghe giảng tốt là nghiêm túc, tập trung tất cả cho

nghe giảng. Đây là điều quá sơ đẳng và đơn giản nhưng không phải ai cũng ý thức

được tầm quan trọng của nó và làm được. (Có lẽ sinh viên có nhiều việc phải làm,

thậm chí phải giải quyết ngay trong giờ nghe giảng (!)). Tôi nói đến tầm quan

trọng của sự nghiêm túc trong giờ nghe giảng bởi vì trong chúng ta rất ít người

được như Bàng Thống: vừa nghe dân trình bày, vừa đọc đơn, vừa ghi chép và

miệng vừa phán, giải quyết các đơn từ cả mấy tháng dồn lại chỉ trong chưa đầy

buổi... Chúng ta không được như “Phượng Sồ tiên sinh” thì điều tất nhiên muốn

đạt hiệu quả nghe giảng thì phải tập trung.

Một điều nữa trong nghe giảng là phải đặt câu hỏi cho những thắc mắc, nếu

mình giải quyết được thì tốt, còn không thì phải hỏi thầy giáo, bạn bè.

Như vậy, tập trung nghe giảng và đặt câu hỏi là hai yếu tố quan trọng trong

nghe giảng. Tập trung nghe giảng liên quan đến việc ghi chép của chúng ta.

I.3. Ghi chép trong nghe giảng

1

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!