Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh nghiệm đọc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Kinh nghiệm đọc
03:51' PM -
Thứ năm,
13/02/2003
Phần này sẽ bao gồm hai mảng nhỏ: đọc thế nào và đọc gì. Những
gì tôi viết ở đây là dựa trên kinh nghiệm cá nhân cộng với quan
sát một số người thân cận xung quanh. Bài viết này không nhằm
đề cập tới đọc và viết riêng trong học tập hay riêng cho các bạn đi
học nước ngoài mà là một vài ý kiến của tôi đối với đọc sách nói
chung.
a. Đọc thế nào?
Đọc không phải là một quá trình đơn giản. Đọc có hiệu quả nên bao gồm ít nhất là hai quá
trình: đọc hiểu và đọc lại.
Thế nào là đọc hiểu?
Một cách vắn tắt, đọc hiểu nghĩa là việc đọc một cách tập trung và kỹ lưỡng, sao cho hiểu
được chính xác người viết muốn nói gì.
Đứng về mặt kỹ thuật, đọc là một quá trình kết hợp đồng thời hai khâu: lướt mắt qua các
con chữ và nhập nghĩa các con chữ vào đầu. Khâu thứ nhất - tạm gọi là khâu nhận mặt chữ
- chỉ bao gồm việc nhận dạng ký tự, đọc thầm thành tiếng trong đầu, phân tích ngữ pháp
của câu để chuẩn bị cho việc hiểu nghĩa. Khâu thứ hai - tạm gọi là khâu nhập nghĩa vào
trong đầu - chính là quá trình chuyển các ký tự thành khái niệm có nghĩa, và nhập nó vào
đầu. Việc nhập này được gọi nôm na là “hiểu”. Nó thường xảy ra theo hướng người đọc so
sánh khái niệm hoặc ý nghĩa vừa đọc với nhận thức cũ của mình: nếu có sự phù hợp thì
việc hiểu này mang nghĩa “củng cố kiến thức”; nếu nó trái với những gì mình đã biết thì
việc nhập kiến thức sẽ mang nghĩa “tiếp nhận, nạp” cái mới.
Thông tin liên quan:
Văn hóa đọc
[16/03/2006]
Người trẻ: Lười đọc
hay không biết chọn
sách? [07/01/2006]
Đọc sách là một
phương tiện bồi dưỡng
trí nhớ và tư duy
[05/01/2006]
Lời khuyên người
mua sách [31/12/2005]
Ba câu hỏi để đọc
chủ động [13/08/2003]