Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kiểu truyện về người mồ coi trong truyện cổ Tày Nùng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
51(3):109 - 112 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009
109
KIỂU TRUYỆN VỀ NGƯỜI MỒ CÔI TRONG TRUYỆN CỔ TÀY - NÙNG
Nguyễn Thị Minh Thu (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên)
Truyện cổ tích là một bộ phận quan trọng
của nền văn học dân gian hai dân tộc Tày -
Nùng, trong đó kiểu truyện về người mồ côi
có một số lượng truyện khá phong phú, có ý
nghĩa sâu sắc.
Kiểu truyện về người mồ côi trong truyện
cổ tích các dân tộc nói chung, trong truyện cổ
Tày - Nùng nói riêng đã sớm được một số nhà
nghiên cứu, sưu tầm quan tâm tìm hiểu, sưu
tầm, biên soạn như: Phan Đăng Nhật với cuốn
“Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam” [1],
Võ Quang Nhơn với công trình “Văn học dân
gian các dân tộc ít người ở Việt Nam” [2].
Những khám phá của các tác giả rất có giá trị,
nhưng riêng về truyện cổ của hai dân tộc Tày -
Nùng thì các ý kiến đánh giá còn khá khái
lược và với một số lượng khiêm tốn. Khảo sát
một số tập truyện cổ tiêu biểu như “Truyện cổ
Bắc Thái” [1], “Truyện cổ Tày Nùng” [5],
“Truyện cổ Việt Bắc” [6], tập trung chủ yếu ở
những truyện thuộc tiểu loại cổ tích thần kỳ
của hai dân tộc này, chúng tôi thấy có 29/63
truyện thuộc kiểu truyện về người mồ côi. Con
số đó khẳng định, kiểu truyện về người mồ côi
đã trở nên phổ biến và thành một nét đặc sắc
trong kho tàng truyện cổ Tày - Nùng. Trong
bài viết này, chúng tôi bước đầu đưa ra một số
nhận xét về kiểu truyện này trên một vài
phương diện cơ bản sau:
1. Tên truyện
Nhiều truyện thuộc kiểu truyện này có
nhan đề trùng với tên nhân vât chính như:
Tài xì Phoòng, Chàng Quan Triều, Thàng
Cao Chúa…; Một số truyện lấy tên yếu tố
thần kỳ làm tên truyện như: Chim Phàng
náo, Chiếc gậy thần…; Một số truyện lại lấy
đặc điểm về thân phận bất hạnh, mối quan
hệ của nhân vật với nhân vật khác làm cơ sở
để đặt tên cho tác phẩm như: Mồ côi xử kiện,
Chàng mồ côi và quan tể tướng, Mất tai mất
tóc, Mồ côi và ba con, Chàng câu cá, Lấy vợ
tiên… Tên truyện có thể được đặt theo nhiều
cách khác nhau, nhưng dù theo cách nào thì
nội dung truyện cũng kể về cuộc đời của
những con người mồ côi có số phận bất hạnh
và những giấc mơ đổi đời cho các số phận
ấy thông qua những biến đổi kỳ diệu. Cái tên
Mồ côi đã trở thành tên chung cho tất cả các
nhân vật.
2. Hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật chính
Những dòng kể đầu tiên bao giờ cũng là
những dòng kể giới thiệu về hoàn cảnh xuất
thân nhân vật. Ví dụ: “Ngày xưa có chàng Mồ
côi rất nghèo. Ngày ngày, chàng phải vào
rừng kiếm củi để lấy tiền mua gạo nuôi thân
và nuôi mẹ” (Lấy vợ tiên) [5], hoặc: “Ngày xưa
ở bên kia sông, có một chàng mồ côi, không
cha mẹ, không anh em, không người thân
thích”(Chiếc gậy thần) [5].
Các nhân vật chính, như đúng tên gọi của
kiểu nhân vật, là những đứa con mồ côi,
thường là mồ côi cha hoặc mồ côi cả cha lẫn
mẹ. Hơn thế, nhân vật bao giờ cũng phải sống
trong một điều kiện, hoàn cảnh bất hạnh, kém
may mắn và luôn chịu sự thua thiệt so với
những nhân vật khác. Người mồ côi hoặc là bị
anh xua đuổi (Chim Phàng náo), hoặc phải đi
ở và làm thuê, hoặc vất vả làm lụng để mong
kiếm cái ăn qua ngày (Tài Xì Phoòng, Lấy vợ
tiên, Chiếc gậy thần). Cách giới thiệu quen
thuộc ấy cho thấy cái nhìn vừa hiện thực, vừa
nhân đạo của các tác giả dân gian. Một mặt là
sự nhận thức chân thực về những số phận mồ
côi bất hạnh, đau khổ trong xã hội thời xưa,
mặt khác là niềm tin “trời có mắt”, “ở hiền
gặp lành” đã trở thành bất diệt trong hầu hết