Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kiểu nhân vật nghịch dị trong tiểu thuyết hồ anh thái .
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:
KIỂU NHÂN VẬT NGHỊCH DỊ TRONG TIỂU
THUYẾT HỒ ANH THÁI
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Khắc Sính
Người thực hiện:
Hồ Thị Xuân
Đà Nẵng, tháng 5/2013
2
LỜI CẢM ƠN
Công trình này hoàn thành dưới sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ
của những người mà em hằng kính trọng.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong
khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, phòng thư viện trường đã
tạo điều kiện cho em trong suốt khóa học và nhất là thời gian thực hiện luận
văn.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS.
Nguyễn Khắc Sính, người đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt, quan tâm em về mọi
mặt.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn khích lệ,
động viên em trong suốt quá trình học và hoàn thành luận văn này.
Dù đã cố gắng nhưng bài luận văn không tránh khỏi những sai sót, rất
mong sự góp ý của thầy cô và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 05, năm 2013
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Xuân
3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam từ thời Đổi mới (1986) đến nay chịu ảnh hưởng
khá nhiều của trào lưu chủ nghĩa Hậu hiện đại thế giới. Mặc dù muộn so với
thế giới gần 30 năm nhưng các nhà văn Việt Nam lại tiếp thu khá nhanh thành
tựu của trào lưu này. Có thể kể đến các nhà văn tiêu biểu tham gia vào diễn
trình Hậu hiện đại trong văn học Việt Nam những năm gần đây như: Nguyễn
Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Đình Chính,
Thuận, Đặng Thân, Vũ Đình Giang, ... Trong số đó, Hồ Anh Thái đang nổi
lên như một hiện tượng đặc biệt.
1.2. Biểu hiện của chủ nghĩa Hậu hiện đại bộc lộ trên nhiều phương
diện mà kiểu nhân vật nghịch dị là một trong số đó. Thực ra điều này cũng
không hoàn toàn mới trong văn học. Ngay văn xuôi Việt Nam cũng đã từng
ghi nhận kiểu nhân vật này, ví như Xuân Tóc Đỏ trong tiểu thuyết Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng. Nhưng nói đến sự xuất hiện nhân vật nghịch dị một cách
đậm đặc, liên tục, tần số cao và rất đa dạng thì phải nói đến các sáng tác của
Hồ Anh Thái trong các truyện ngắn Phòng khách, Chạy quanh công viên mất
một tháng, ... Hay trong một loạt tiểu thuyết gần đây như Cõi người rung
chuông tận thế, Mười lẻ một đêm, SBC là săn bắt chuột, ... Đây được coi là
một phương diện quan trọng của ông góp phần vào việc đổi mới quan niệm
nghệ thuật về con người của văn học Việt Nam sau 1975, nhất là văn học sau
1986.
1.3. Tìm hiểu, nghiên cứu kiểu nhân vật nghịch dị trong văn xuôi Việt
Nam qua các tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, do đó, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn
đa chiều về hiện thực, về con người trong thời kỳ sau “con người sử thi” của
giai đoạn văn học 1945 - 1975; đồng thời cũng giúp thấy được một kiểu xây
dựng nhân vật mới trong tiến trình đổi mới của văn học nước ta.
4
Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài Kiểu nhân vật nghịch dị trong tiểu
thuyết Hồ Anh Thái làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề
Gần 30 năm sáng tác, đã xuất bản hơn 30 tập truyện ngắn, tiểu thuyết,
cuốn nào cũng in trên 3000 bản và được tái bản nhiều lần, được dịch ra hơn
10 thứ tiếng của nhiều nước, Hồ Anh Thái đang được coi là nhà văn “sáng
giá” trên văn đàn Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó, với học vị Tiến sĩ văn hóa
phương Đông, ông cũng được coi là nhà văn “có học”, thông thái nhất. Bởi
vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ông nói chung cũng như về kiểu
nhân vật nghịch dị trong các sáng tác của ông. Có thể đề cập đến những công
trình sau:
2.1 Hướng nghiên cứu về con người, sự nghiệp của Hồ Anh Thái.
Trong mục Dư luận in ở cuối sách Cõi người rung chuông tận thế, Lê
Hồng Lâm đã có nhận xét: “Ngay từ khi xuất hiện, anh đã “phả” vào văn học
một giọng điệu tươi mới, trẻ trung …” [17, tr. 249].
Cũng ở phần này, Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng: Về cấu trúc “Hồ
Anh Thái đã rất cao tay trong cấu trúc. Các giọng kể đan xen quấn quyện vào
nhau như một bản giao hưởng”, còn về ngôn từ thì “Văn viết lạ … có lẽ
không chỉ ở sự tinh tế ở văn phong, lối biểu đạt độc đáo, nhuần nhuyễn trong
cấu tứ …” [17, tr. 342]. Trong khi đó, Lê Minh Khuê nhận định: Văn Hồ Anh
Thái “không lôi thôi lòng thòng. Chi tiết cô đặc và sắc” và nhà văn tiên đoán
về tác giả Hồ Anh Thái rằng: “Đây là người con đi dài với văn chương” [17,
tr. 267].
Tiến sĩ văn học Ấn Độ K.Pandey đã từng nhận xét truyện ngắn viết về
Ấn Độ của Hồ Anh Thái trên báo The Hindustan là: “Những dòng chữ của Hồ
Anh Thái là những mũi kim châm cứu Á Đông đã điểm đúng huyệt tính cách
Ấn Độ” [17, tr. 322].
5
Còn ở mục Dư luận về những bản dịch in trong Người đàn bà trên đảo
(The women on the isand) và Trong sương hồng hiện ra (Behind the red
mist), nhà thơ George Evans viết: “Hồ Anh Thái là nhà văn dũng cảm. Sự hài
hước và ngọt ngào của tác phẩm, nghệ thuật tinh tế ở trong đó, biểu lộ sự hiểu
thấu và bày tỏ một cách sâu sắc những điều xảy ra khi thế giới thảm bại đi
qua chiến tranh và sự thay đổi văn hóa” [16, tr.432]. Còn tác giả Philip
Gambone thì cho rằng: “Chất châm biếm, chất siêu thực và ngụ ngôn tràn đầy
trong nhiều truyện ở cuốn sách được cấu trúc một cách tao nhã của một trong
những nhà văn Việt Nam đương đại xuất sắc nhất” [16, tr. 434]. Trong khi đó,
Jennifer Eagleton bộc lộ cảm xúc: “Đọc xong cuốn sách này, tôi chỉ muốn
nhanh chóng mở rộng hiểu biết của mình về văn học Việt Nam hiện đại” [16,
tr. 439].
Ngoài ra, có thể tìm thấy rất nhiều những ý kiến đánh giá khác nữa của
Ma Văn Kháng, Nguyễn Đăng Điệp, Hoài Nam, Thúy Nga, Đoàn Lê …
2.2 Hướng nghiên cứu về kiểu nhân vật nghịch dị
Cũng trong mục Dư luận nêu trên, Trần Thị Hải Vân đánh giá: “Con
người bản năng được Hồ Anh Thái thể hiện thành công nhất. Con người bản
năng đã từng xuất hiện khá đậm nét trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng,
thấp thoáng trong một số truyện ngắn của Nam Cao để rồi gần như vắng bóng
hoàn toàn trong văn học Cách mạng (…). Con người bản năng trong tiểu
thuyết của Hồ Anh Thái được anh thể hiện tinh tế nhưng cũng đầy táo bạo”
[17, tr. 343 - 344].
Còn trong mục Dư luận in ở cuối sách Mười lẻ một đêm, Thúy Nga
trong bài viết Đời cười trong Mười lẻ một đêm (Báo Tuổi trẻ, 2003) có đoạn:
“Câu chuyện không diễn ra ở bên trong cánh cửa, mà ở ngoài kia, nhốn nháo
và đầy nghịch lý. Chuyện của mười một ngày đêm lại chính là chuyện của hai
6
đời người, của mấy đời người, của một thời thế, của hôm qua và hôm nay
được quy chiếu trong cái nhìn trào lộng, phóng đại để rồi bất ngờ thu hẹp lại
sắc nét và tinh quái” [19, tr. 354 - 355]. Còn Hoài Nam trong bài Chất hài
hước, nghịch dị trong Mười lẻ một đêm (Báo Người đại biểu nhân dân, 2006)
lại nhận xét: “ Được tạo ra bởi những nhân vật nghịch dị - tôi muốn nói là
những nhân vật mang trong mình một vài nét tính cách lập dị, thậm chí là
quái đản ...” [19, tr. 378].
Cũng trong mục Dư luận này, Lâm Huy trong bài viết Hài hước và trữ
tình đăng trên Tạp chí Đàn ông tháng 3/2006 đã nhận định như sau: “Khá
giống với phong cách và giọng điệu của ba cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn
gần đây, Hồ Anh Thái đem đến cho độc giả từ đầu đến cuối là một giọng điệu
châm biếm, hài hước và cười cợt quen thuộc …” [19, tr. 345]. Nhận xét này
của Lâm Huy có phần giống với Sông Thương trong bài: Ngả nghiêng trần
thế - Báo Thanh niên 11/4/2006: “Mười lẻ một đêm được viết bằng giọng hài
hước chủ đạo, thậm chí có đoạn được lồng vào cả truyện cười dân gian. Câu
văn thụt thò, dài ngắn, có chủ đích …” [19, tr. 347].
Ngoài ra cũng cần đề cập đến một số nhận định khác về nhân vật
nghịch dị có trong các luận văn Thạc sỹ: Hài hước đen trong tiểu thuyết Hồ
Anh Thái của Hoàng Thị Huyền; Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái
của Lê Thị Hương Giang; Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu
thuyết Hồ Anh Thái của Hoàng Anh Tú …
Như vậy có thể thấy, phần lớn các ý kiến, nhận định đều đánh giá cao
về Hồ Anh Thái cũng như kiểu nhân vật nghịch dị trong tiểu thuyết của ông.
Nhưng do yêu cầu riêng của từng công trình nên ở đó các tác giả mới chỉ xem
vấn đề nhân vật nghịch dị như một tiểu vấn đề trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái
chứ chưa tiếp cận kiểu nhân vật nghịch dị một cách có hệ thống và xem nó là
một công trình chuyên biệt. Tiếp thu thành quả của những công trình đi trước,