Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kiểu câu đẳng thức trong thơ phạm tiến duật, trần đăng khoa, bằng việt.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
PHAN VĂN CHI
Kiểu câu đẳng thức trong thơ Phạm Tiến
Duật, Trần Đăng Khoa, Bằng Việt
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
A.MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Câu là đơn vị ngữ pháp quan trọng và là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của
ngữ pháp. Tuỳ theo các bình diện (cấu tạo, ngữ nghĩa, logic, chức năng) mà các
nhà nghiên cứu chia câu tiếng Việt ra thành nhiều loại khác nhau.
Trong ngữ pháp truyền thống lâu nay đã xuất hiện thuật ngữ câu đẳng
thức. Tuy nhiên, nó vẫn là một khái niệm khá xa lạ.
Khái niệm đẳng thức được nhắc đến nhiều trong toán học để chỉ hai biểu
thức có giá trị bằng nhau và khi hoán đổi vị trí thì ý nghĩa của biểu thức đó vẫn
không thay đổi. Vậy liệu khái niệm câu đẳng trong tiếng Việt có liên quan gì đến
khái niệm đẳng thức trong toán học. Để bài luận văn của mình có những minh
xác cụ thể, tôi xin đi vào khảo sát kiểu câu đẳng thức trong thơ của ba tác giả
Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa và Bằng Việt.
Việc lựa chọn khảo sát kiểu câu đẳng thức trong ba nhà thơ Phạm Tiến
Duật, Trần Đăng Khoa và Bằng Việt là hoàn toàn ngẫu nhiên. Tuy nhiên, đây là
ba nhà thơ tiểu biểu cho nền văn học cách mạng Việt Nam và đã có những ảnh
hưởng nhất định đến sự phát triển của nền văn học nước nhà. Cả ba nhà thơ đều
đã tạo cho mình một phong cách và lối đi riêng độc đáo. Với việc khảo sát kiểu
3
câu đẳng thức trong thơ Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa, Bằng Việt, chúng tôi
hi vọng sẽ hiểu rõ hơn về cấu tạo ngữ pháp, cơ chế ngữ nghĩa của câu đẳng thức,
qua đó xác định những giá trị tu từ và vai trò của kiểu câu đặc thù này. Xa hơn,
chúng tôi mong muốn lí giải được phần nào những điểm tương đồng và khác biệt
trong việc vận dụng kiểu câu này trong thơ của ba nhà thơ nói trên.
Không những vậy, thực hiện đề tài “Kiểu câu đẳng thức trong thơ
Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa, Bằng Việt”, với chúng tôi là một cơ hội
để hiểu thêm về câu tiếng Việt nhờ đó mà tích luỹ được thêm nhiều kiến thức
phục vụ cho việc dạy học sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu có tính trọng tâm của đề tài là kiểu câu đẳng thức,
do đó phần lịch sử vấn đề chủ yếu trình bày về các ý kiến đối với kiểu câu đẳng
thức, còn về phần tác giả khảo sát cho phép chúng tôi chỉ điểm qua.
Kiểu câu đẳng thức từ trước đến giờ rất ít được giới nghiên cứu quan tâm,
có chăng thì đó chỉ là một vài ý kiến sơ lược. Các ý kiến này thường chỉ nêu khái
niệm, cho ví dụ mà không phân tích các phương diện còn lại. Chẳng hạn như
cách nhìn nhận của Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hoà về câu đẳng thức
trong Phong cách học Tiếng Việt, ở đây hai tác giả này đã nêu quan điểm của
mình về câu đẳng thức câu đẳng thức là kiểu câu biến thể trong đó có thể thay
đổi vị trí của các thành phần câu theo công thức “V là C” “B là C – V” (V: vị
ngữ, C: chủ ngữ, B: bổ ngữ) .
Cao Xuân Hạo trong Sơ thảo ngữ pháp chức năng cũng trình bày cách hiểu
của mình về kiểu câu đẳng thức, theo quan niệm của ngữ pháp chức năng câu
được phân tích thành hai khái niệm là đề và thuyết. Khi đó câu đẳng thức là câu
mà đề và thuyết có quan hệ phi tham tố. Tức là khi đề không phải là tham tố của
4
vị từ làm hạt nhân cho thuyết mà cũng không có quan hệ trực tiếp nào về nghĩa
với bất kỳ tham tố nào của nó và ngược lại cũng thế.
Nguyễn Đức Tồn trong một bài nghiên cứu nhỏ về cơ chế tạo nghĩa của so
sánh và ẩn dụ cũng có đề cập sơ qua về câu đẳng thức. Theo ông, câu đẳng thức
hay có cách gọi khác là câu đẳng nhất là những câu có câu tạo A là B hoặc A
như B, mà ở đó hai vế câu tương đương nhau và có thể hoán vị qua lại với nhau.
Nguyễn Văn Hiệp trong Cú pháp tiếng Việt, NXB Hà Nội, năm 2009
(nguồn www.vietlex.com) lại quan niệm rằng câu đẳng thức là kiểu câu có ý
nghĩa đồng nhất như : Ông ấy là bố tôi-> Bố tôi là ông ấy; Nó là sinh viên giỏi
nhất lớp -> Sinh viên giỏi nhất lớp là nó; hoặc mang ý nghĩa thuộc tính như: Nó
là sinh viên -> Sinh viên là nó; Seoul là một thành phố đẹp -> Thành phố đẹp là
Seoul. Với quan điểm như vậy giữa chủ ngữ và vị ngữ có thể hoán đổi vị trí cho
nhau.
Phải chăng bản chất của câu đẳng thức là kiểu câu chỉ có giá trị tu từ học
nên chưa được các nhà nghiên cứu đi vào tìm hiểu một cách cụ thể về cấu tạo
ngữ pháp, cơ chế ngữ nghĩa cũng như vai trò của kiểu câu đặc biệt này.
Riêng về ba nhà thơ Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa, Bằng Việt đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu về họ.
Phạm Tiến Duật là một nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ tươi trẻ, khoẻ
khoắn về cuộc đời người lính. Cũng vì điều này mà khi đi vào tìm hiểu thơ Phạm
Tiến Duật, các nhà nghiên cứu chủ yếu đi vào khía cạnh nội dung trong thơ ông,
đặc biệt là về hình tượng người lính. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có
thể kể đến như: Nhiều tác giả (1997), Phê bình văn học Bằng Việt, Phạm Tiến
Duật, Vũ Cao, Nguyễn Duy, NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh; Lê quang
Trung (1996) Thơ của một nhà thơ quân đội, Dọc đường văn học, NXB Văn
học…
5
Nếu Phạm Tiến Duật là một hồn thơ khoẻ mạnh, tràn đầy sinh lực của đời
lính thì đến với thơ Trần Đăng Khoa ta bắt gặp một thế giới trẻ thơ đầy màu sắc,
tràn ngập tình yêu người, yêu đời. Thơ Trần Đăng Khoa đã làm tốn rất nhiều
giấy mực của các nhà nghiên cứu, trong đó một số công trình tiêu biểu như: Định
Hải (1983), Bàn về văn học thiếu nhi, NXB Kim Đồng; Lã Thị Bắc Lý (2006),
Giáo trình văn học trẻ em, NXB Đại học Sư phạm; Trần Đăng Suyền (2005),
Nhà văn - hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Sở giáo dục Thừa Thiên Huế
xuất bản…và rất nhiều công trình lớn nhỏ khác.
So với hai nhà thơ trên, thì Bằng Việt lại có tiếng thơ sâu lắng hơn. Những
công trình nghiên cứu về Bằng Việt chủ yếu đi vào tìm hiểu ở góc độ phong cách
học và văn học. Có thể điểm qua một số công trình như: Lê Đình Kị, “Hương
cây - Bếp lửa, đất nước và dân tộc”, Báo Văn nghệ, số 25, 5/1969; Vũ Quần
Phương, “Về một chặng đường thơ Bằng Việt”, Tạp chí Văn nghệ, ngày
21.6.1974; Thiếu Mai (1983), Thơ những gương mặt, NXB Tác phẩm mới; Anh
Chi, “Đọc Bằng Việt”, Tạp chí Nhà văn, số 9, 2001; Nguyễn Hoàng Sơn
(2001), Thơ với tuổi thơ Bằng Việt, NXB Kim Đồng…
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu này đã khái quát và đi sâu vào
tìm hiểu những khía cạnh nội dung và nghệ thuật của ba nhà thơ một cách rất cụ
thể và rõ ràng. Chính nhờ đó, chúng tôi có cái nhìn cận cảnh hơn về phong cách
nghệ thuật cũng như những suy tư, tình cảm mà các nhà thơ gửi gắm trong đó.
Tuy nhiên, riêng về mảng ngôn ngữ trong thơ của ba nhà thơ này thì các nhà
nghiên cứu vẫn chưa chú trọng tìm hiểu, đặc biệt về kiểu câu đẳng thức trong thơ
của Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa, Bằng Việt thì chưa có nhà nghiên cứu
nào đề cập đến. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, thì những công trình nghiên cứu
về ba nhà thơ này đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều kiến thức bổ ích trong quá
trình thực hiện đề tài.
6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Như đã xác định ở tên đề tài, đối tượng nghiên cứu là câu đẳng thức trong
thơ Trần Đăng Khoa, Phạm Tiến Duật
Phạm vi nghiên cứu là các bài thơ tiêu biểu của ba nhà thơ Phạm Tiến
Duật, Trần Đăng Khoa, Bằng Việt, cụ thể như sau:
Phạm Tiến Duật với tập Vầng trăng và những quầng lửa (1983), NXB
Văn học.
Trần Đăng Khoa với Tuyển thơ Trần Đăng Khoa (2001), NXB Thanh
niên.
Bằng Việt với tập Thơ Bằng Việt (2003), NXB Văn học Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp, trong đó
đặc biệt chú trọng 3 phương pháp cơ bản:
- Phương pháp thống kê, phân loại
Tiến hành khảo sát kiểu câu đẳng thức trong thơ của ba tác giả Phạm Tiến
Duật, Trần Đăng Khoa, Bằng Việt.
- Phương pháp phân tích, miêu tả
Tiến hành phân tích, miêu tả để xử lí dữ liệu thu được.
- Phương pháp liên hội, so sánh
Tiến hành so sánh để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt trong
việc sử dụng kiểu câu đẳng thức giữa ba nhà thơ.
5. Dự kiến đóng góp
Với đề tài “Kiểu câu đẳng thức trong thơ Phạm Tiến Duật, Trần Đăng
Khoa, Bằng Việt” chúng tôi mong muốn có được đề xuất một cách nhìn đầy đủ
hơn, xác đáng hơn về kiểu câu đẳng thức.
6. Bố cục đề tài
7
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
Chương 2: Khảo sát câu đẳng thức trong thơ Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa,
Bằng Việt.
Chương 3: Vai trò của câu đẳng thức trong thơ Phạm Tiến Duật, Trần Đăng
Khoa, Bằng Việt.
B.NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
1.1 Kiểu câu đẳng thức trong tiếng Việt
1.1.1. Khái quát về câu tiếng Việt
1.1.1.1. Khái niệm
Câu không phải là đơn vị có sẵn như từ mà là một đơn vị do người nói dùng
từ cấu tạo nên trong quá trình suy nghĩ, thông báo.
Từ trước tới giờ, trên thế giới đã có rất nhiều định nghĩa về câu. Trong thời
cổ đại Hy Lạp, Aristote đã cho rằng: “Câu là một âm phù hợp có ý nghĩa độc lập
mà mỗi bộ phận riêng biệt trong đó cũng có ý nghĩa độc lập”. Học phái ngữ pháp
Alecxandri (thế kỷ III-II trước CN) lại cho rằng: “Câu là sự tổng hợp của các từ
biểu thị một tư tưởng trọn vẹn”.
Ở Việt Nam, cũng có rất nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm câu,
nhưng chúng tôi thống nhất lấy quan niệm về câu của Diệp Quang Ban “Câu là
đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu trúc ngữ pháp tự lập và ngữ điệu kết
thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người
nói hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói giúp hình thành và
biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm” [tr.125, Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông,
NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội, 1989].