Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kien thuc ve loa   am ly
MIỄN PHÍ
Số trang
13
Kích thước
522.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1477

Kien thuc ve loa am ly

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ABC về loa

Loa là phần quan trọng trong một bộ dàn hi-fi, làm

nhiệm vụ biến đổi tín hiệu điện thành chuyển động cơ

học để tái tạo âm thanh. Một cặp loa hay là sản phẩm kết

hợp những gì tinh tế nhất của các kỹ sư về điện tử, cơ khí

và tay nghề thợ mộc của các nghệ nhân tài hoa.

Có nhiều kiểu thiết kế thùng loa khác nhau như thùng kín, thùng

có lỗ thông hơi, thùng loa có hệ thống đường dẫn âm... Mỗi thiết

kế sẽ tạo ra một loại thùng loa mang âm hưởng đặc trưng. Nhìn

chung, thùng loa kín thường có độ nhạy thấp hơn thùng loa có lỗ

thông hơi hoặc thùng loa có đường dẫn âm. Loại thùng có lỗ (reflex) có khả năng tạo ra

tiếng trầm nhiều hơn so với thùng kín nếu cùng vặn ở một mức volume như nhau.

Loa (driver) là bộ phận biến đổi dòng điện âm tần thành âm thanh và cũng là bộ phận chính quyết định

âm thanh của cả thùng loa. Loại loa được dùng phổ biến nhất hiện nay là loa điện động

(electrodynamic). Loa điện động hoạt động dựa trên nguyên tắc một cuộn dây đặt trong một từ trường

mạnh của nam châm. Khi có dòng điện âm tần chạy qua, cuộn dây sẽ dao động. Do cuộn dây được nối

với màng loa nên các dao động này được truyền ra không khí, tác động vào người nghe.

Bên cạnh loa điện động, còn có các loại loa với nguyên lý khác như loa mành (planar speakers). Gọi là

loa mành vì âm thanh của nó phát ra là nhờ vào sự rung động của những tấm mỏng chứ không phải là

màng loa nón thông thường. Loại thông dụng nhất trong dòng loa này là loa tĩnh điện (electrostatic),

loại loa có màng mỏng bằng chất liệu Mylar nằm giữa 2 điện cực có một hiệu điện thế rất cao (tới vài

nghìn vôn). Khi có điện áp âm tần đưa vào, màng loa dao động trong điện trường giữa 2 điện cực,

những rung động này phát ra âm thanh.. Loa tĩnh điện khi nghe buộc phải được cấp điện từ nguồn. Loa

tĩnh điện electrostatic chỉ hợp với tần số trung và cao.

Một vài loại loa người ta còn thiết kế thêm loa siêu trầm chạy điện (powered subwoofer), thường phát

ra tần số thấp dưới 120 Hz và cũng thường có phần ampli công suất liền bên trong. Một tiện ích khác

là loa chống nhiễm từ cho phép đặt loa gần tivi mà không bị nhiễm từ gây ố mầu trên màn hình.

Thực tế khó có thể tìm được 1 cặp loa tái tạo một cách hoàn chỉnh mọi thể loại âm nhạc, mà nếu có thì

cũng rất đắt tiền. Do đó, bạn cần phải xác định được thể loại âm nhạc mà bạn ưa thích là gì để chọn

loa cho đúng. Nếu bạn thích nghe các loại nhạc trẻ, pop, rock, các thể loại nhạc nhảy cần tiết tấu sôi

động thì nên chọn các loại thùng có loa bass màng chất dẻo (dân chơi thường gọi là màng carbon), loa

trung, loa treble màng kim loại như nhôm hoặc titan,... Thùng loa loại này sẽ cho tiếng trầm khô chắc,

tiếng trung và treble trong trẻo rõ nét, rất hợp với các thể loại nhạc nói trên. Còn nếu các bạn yêu nhạc

cổ điển, jazz, hoặc cần nghe giọng hát trung thực thì nên chọn loại loa bass màng giấy, trung và treble

màng giấy hoặc lụa. Với các chất liệu này âm thanh sẽ trầm ấm, ngọt ngào hơn.

Chọn được loa hợp ampli là điều không dễ dàng. Để phối hợp được 2 thiết bị này cho đúng, bạn cần

chú ý mỗi thùng loa đều có những thông số kỹ thuật ảnh hưởng tới việc ghép nối với ampli như: trở

kháng, công suất, độ nhạy... Đây là những thông số cần chú ý và tuân thủ khi ghép loa.

Trở kháng loa: Các thùng loa hiện nay phần lớn có trở kháng là 4,6 hoặc 8 ohm. Bạn cần chú ý đầu ra

của ampli có tương thích hay không. Phần lớn các ampli hiện nay đều cho phép đấu loa có trở kháng

từ 4-16 ohm. Theo kinh nghiệm của dân chơi sành, loại loa 4 ohm thường được coi là "khó kéo" hơn

loại 8 ohm.

Công suất cần thiết và độ nhạy của loa: độ nhạy của loa thường được đo bằng decibell (dB). Loa có

độ nhạy khoảng 85-88 dB được coi là có độ nhạy thấp, 89-92 dB là trung bình, từ 93 trở lên là độ nhạy

cao. Độ nhạy càng cao thì loa càng cần ít công suất, ampli yếu cũng chơi được, tức là loa không kén

chọn ampli. Cụ thể là, loa 86 dB cần ampli có công suất tối thiểu 25 W, 88 dB cần tối thiểu 15 W, 90

dB cần có 9W... Đặc biệt có một số loại loa có độ nhạy rất cao (từ 96dB trở lên) chỉ cần ampli có công

suất 2-4 W là đủ! Trở kháng loa, công suất cần thiết và độ nhạy thường được ghi ở tem phía sau loa.

Để đảm bảo loa phát ra âm nhạc tốt nhất thì không thể quên yếu tố dây nối loa có chất lượng. Loa

phải được đặt đối xứng với nhau và có cùng khoảng cách tới chỗ người nghe. Vị trí tối ưu trong bố trí

loa là ngang bằng tới tai người nghe.

(Theo Nghe Nhìn)

Cấu tạo của thùng loa

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!