Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Phạm Thị Kim Thùy
PREMIUM
Số trang
180
Kích thước
10.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
991

Kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Phạm Thị Kim Thùy

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------oo0oo-----------

PHẠM THỊ KIM THÙY

KIỂM TOÁN NỘI BỘ

TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

----------oo0oo----------

PHẠM THỊ KIM THÙY

KIỂM TOÁN NỘI BỘ

TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành Kinh tế tài chính, ngân hàng

Mã số:60.31.12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ KỲ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Phạm Thị Kim Thùy

Sinh ngày: 27 tháng 02 năm 1986 -Tại: Hoài Hảo, Hoài Nhơn, Bình Định

Quê quán: Hoài Hảo, Hoài Nhơn, Bình Định

Nơi cư ngụ: Xóm 1, Thôn Ninh Hòa, xã Ninh Gia, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm

Đồng

Là học viên cao học: khóa 12 của Trƣờng Đại Học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh.

Mã số học viên: 020112100163

Cam đoan đề tài: “Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt

Nam”

Chuyên ngành: Kinh tế tài chính, ngân hàng - Mã số: 60.31.12

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Kỳ

Luận văn được thực hiện tại: Trƣờng Đại học ngân hàng TP.Hồ Chí Minh.

Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc

lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung

này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích

nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày… tháng…năm 2013

Tác giả

Phạm Thị Kim Thùy

MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt

Danh mục hình, bảng biểu, đồ thị

Mở đầu

Trang

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC NGÂN

HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM............................................................................. 1

1.1. Sự hình thành và phát triển của Kiểm toán nội bộ ngân hàng............................ 1

1.1.1. Sự hình thành và phát triển của kiểm toán nội bộ trên thế giới ....................... 1

1.1.2. Sự hình thành và phát triển của Kiểm toán nội bộ ngân hàng tại Việt

Nam................................................................................................................................... 2

1.1.3. Kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ .................................................. 5

1.1.3.1. Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................................. 5

1.1.3.2. Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ............................................. 6

1.2. Lý luận về kiểm toán nội bộ tại các Ngân hàng thƣơng mại.............................. 11

1.2.1. Khái niệm kiểm toán nội bộ ngân hàng ............................................................. 11

1.2.2. Đặc điểm kiểm toán nội bộ ngân hàng ............................................................... 13

1.2.3. Mục đích của kiểm toán nội bộ .......................................................................... 14

1.2.4. Chức năng của kiểm toán nội bộ ........................................................................ 14

1.2.5. Nội dung của kiểm toán nội bộ ngân hàng......................................................... 15

1.2.5.1. Kiểm toán hoạt động .......................................................................................... 15

1.2.5.2. Kiểm toán tuân thủ............................................................................................. 15

1.2.5.3. Kiểm toán Báo cáo tài chính.............................................................................. 16

1.2.6. Các thành phần tham gia trong hoạt động kiểm toán nội bộ ngân hàng ..... 16

1.2.6.1. Chủ thể của Kiểm toán nội bộ ngân hàng ....................................................... 16

1.2.6.2. Khách thể của Kiểm toán nội bộ ngân hàng ................................................... 17

1.2.7. Các nguyên tắc và yêu cầu của kiểm toán nội bộ ngân hàng.......................... 17

1.2.7.1. Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ ngân hàng .............................. 17

1.2.7.2. Các yêu cầu của kiểm toán nội bộ ngân hàng................................................. 18

1.2.8. Tổ chức của kiểm toán nội bộ ngân hàng ......................................................... 19

1.3. Quy trình kiểm toán nội bộ ................................................................................... 20

1.3.1. Chuẩn bị kiểm toán............................................................................................. 20

1.3.2. Thực hiện kiểm toán ........................................................................................... 21

1.3.3. Lập và gửi báo cáo kiểm toán ............................................................................ 22

1.3.4. Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của kiểm toán............................ 23

1.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Kiểm toán nội bộ ......................................... 23

1.4.1. Yếu tố đầu vào của hoạt động kiểm toán nội bộ .............................................. 24

1.4.2. Yếu tố đầu ra của hoạt động kiểm toán nội bộ................................................ 24

1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của KTNB............................. 25

1.5.1. Nhân tố chủ quan ............................................................................................... 25

1.5.2. Nhân tố khách quan............................................................................................ 27

1.6. Sự cần thiết của Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng.......................................... 27

1.6.1. Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng....................................................... 27

1.6.2. Sự cần thiết của Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng........................................ 29

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.............................................................................................. 30

CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP

XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM............................................................................... 31

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam.... 31

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Eximbank ........................................ 31

2.1.2.Chức năng hoạt động kinh doanh của Eximbank ............................................ 32

2.1.3. Mô hình tổ chức của Eximbank ........................................................................ 32

2.1.4. Tình hình hoạt động của Eximbank giai đoạn 2010-2012............................... 34

2.2. Hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Xuất

nhập khẩu Việt Nam ..................................................................................................... 36

2.2.1. Các quy định hiện hành về Kiểm toán nội bộ ngân hàng................................ 36

2.2.1.1. Các văn bản quy định hiện hành về KTNB ngân hàng do nhà nước ban

hành ................................................................................................................................ 36

2.2.1.2. Các văn bản quy định hiện hành về KTNB do Eximbank ban hành ............. 37

2.2.2. Hoạt động kiểm toán nội bộ của Eximbank ..................................................... 37

2.2.2.1. Mô hình tổ chức hoạt động Ban KTNB Eximbank......................................... 37

2.2.2.2. Mục tiêu và chức năng cơ bản của kiểm toán nội bộ Eximbank ................... 41

2.2.2.3. Nội dung hoạt động của Ban KTNB Eximbank.............................................. 42

2.2.2.4. Quy trình hoạt động của Ban KTNB Eximbank ............................................. 42

2.2.3. Kết quả hoạt động của Ban KTNB Eximbank................................................. 49

2.2.3.1. Mặt đạt được trong hoạt động của Ban KTNB Eximbank ............................. 52

2.2.3.2 Mặt chưa đạt được và nguyên nhân chưa đạt được trong hoạt động của

Ban KTNB Eximbank .................................................................................................... 56

2.3. Quan điểm cá nhân về sự tồn tại bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ chuyên

trách trong hoạt động của Eximbank ......................................................................... 61

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................................. 63

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HOẠT

ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG ........................................... 64

3.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu

Việt Nam......................................................................................................................... 64

3.1.1. Tầm nhìn phát triển............................................................................................ 64

3.1.2. Mục tiêu phát triển.............................................................................................. 65

3.1.3. Định hƣớng phát triển ........................................................................................ 64

3.2. Phƣơng hƣớng và nhiệm vụ Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2010-2015 của ngân

hàng thƣơng mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam................................................ 65

3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kiểm toán nội bộ trong ngân hàng......... 66

3.3.1. Yếu tố quản lý của Nhà nƣớc ............................................................................. 66

3.3.2. Môi trƣờng hoạt động kiểm toán nội bộ ........................................................... 67

3.3.3. Cơ sở vật chất ...................................................................................................... 68

3.3.4. Yếu tố con ngƣời.................................................................................................. 69

3.4. Kiến nghị hoàn thiện hoạt động Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP

Xuất nhập khẩu Việt Nam............................................................................................ 70

3.4.1. Đối với NHNN...................................................................................................... 70

3.4.2. Đối với các TCTD................................................................................................ 71

3.4.3. Đối với Eximbank................................................................................................ 71

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................................. 73

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng nƣớc ngoài Nghĩa Tiếng Việt

TMCP Thương mại cổ phần

KTNB Kiểm toán nội bộ

KTV Kiểm toán viên

BP. KSNB

Bộ phận Kiểm tra kiểm soát

nội bộ chuyên trách

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

NHNN Ngân hàng nhà nước

TCTD Tổ chức tín dụng

HĐQT Hội đồng quản trị

PGD Phòng giao dịch

EXIMBANK

Vietnam Export Import

Commercial Joint - Stock

Bank

Ngân hàng thương mại cổ

phần xuất nhập khẩu Việt

Nam

IIA

Institute of Internal

Auditors

Hiệp hội kiểm toán nội bộ

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ

TT THỨ TỰ TÊN TRANG

1 Hình 1.1 Mô hình tổ chức giám sát 11

2 Hình 2.1 Mô hình tổ chức quản lý của Eximbank 33

3 Bảng 2.2

Bảng số liệu tình hình hoạt động của Eximbank

giai đoạn 2010-2012 34

4 Biểu đồ 2.3

Biểu đồ Vốn điều lệ Eximbank giai đoạn 2010-

2012 35

5 Biểu đồ 2.4

Biểu đồ Huy động, dư nợ và tổng tài sản của

Eximbank giai đoạn2010-2012 35

6 Biểu đồ 2.5

Biểu đồ Lợi nhuận sau thuế của Eximbank giai

đoạn 2010-2012 35

7 Sơ đồ 2.6 Mô hình tổ chức Ban Kiểm toán nội bộ Eximbank 38

8 Bảng 2.7

Bảng kết quả công tác Kiểm toán nội bộ

Eximbank 51

9 Biểu đồ 2.8

Biểu đồ nhân sự Ban kiểm toán nội bộ giai đoạn

2007 đến 2012 52

10 Biểu đồ 2.9

Biểu đồ Tỷ lệ Nợ xấu của Eximbank giai đoạn

2010-2012

54

11 Biểu đồ 2.10

Biểu đồ ROA, ROE, CAR của Eximbank giai

đoạn 2010-2012 55

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết và ý nghĩa lý thuyết, thực tiễn của đề tài

Khác với Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn, phần lớn

Giám đốc công ty vừa là người chủ sở hữu vừa là người điều hành, quản lý thì Công

ty cổ phần lại tách bạch giữa quyền sở hữu công ty và quyền điều hành công ty. Hầu

hết Ngân hàng thương mại tại Việt Nam thành lập theo loại hình cổ phần, các ông

chủ ngân hàng không phải là người trực tiếp điều hành mà giao quyền quản lý cho

Ban giám đốc - những người không có sở hữu công ty hoặc có nhưng chiếm tỷ lệ

không đáng kể. Lúc này, người điều hành có thể thiếu nổ lực và thận trọng trong

việc phối hợp giữa hoạt động kinh doanh và kiểm soát để mang lại hiệu quả cao

nhất cho công ty, thậm chí vì lợi ích cá nhân mà Ban điều hành ảnh hưởng đến lợi

ích của các cổ đông (chủ sở hữu). Do đó, Đại hội đồng cổ đông thành lập Ban kiểm

soát để kiểm soát hiệu quả công tác quản lý của Ban điều hành thông qua hoạt động

của bộ phận Kiểm toán nội bộ (KTNB).

Đồng thời, bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải thực hiện các cam

kết gia nhập, các ngân hàng nước ngoài sẽ có nhiều hoạt động phong phú đa dạng

hơn và được đối xử ngang bằng khi hoạt động tại Việt Nam. Hơn lúc nào hết, hệ

thống ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức: vốn, hiệu quả hoạt

động thấp, công nghệ thông tin lạc hậu…mà đặc biệt là năng lực quản trị điều hành

chưa cao, đòi hỏi các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Ngân hàng TMCP)

phải cải cách đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là năng lực

quản trị. Do đó, việc thiết lập và vận hành bộ phận KTNB nhằm hỗ trợ kiểm tra,

đánh giá, tư vấn kịp thời mọi nghiệp vụ trong hoạt động quản trị là cần thiết cho sự

phát triển bền vững của ngân hàng. Tuy nhiên, KTNB ngân hàng chưa được chú

trọng đầu tư phát triển đúng mức, bản thân bộ phận KTNB chưa thể hiện được vị

trí, chức năng, hoạt động vai trò của mình trong tổ chức.

Đó chính là những lý do để tôi quyết định chọn đề tài:” Kiểm toán nội bộ tại

Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam” làm luận văn tốt

nghiệp.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

KTNB ra đời từ năm 1996, tuy nhiên vẫn chưa được quan tâm, đã có một số bài

viết về KTNB ngân hàng nhưng chỉ mang tính giới thiệu về mô hình, hoạt động của

ngân hàng cụ thể, chưa có hệ thống các văn bản pháp luật quy định liên quan đến

KTNB ngân hàng.

Vì vậy, Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận, văn bản quy định về KTNB ngân

hàng tại Việt Nam, đặc điểm khác biệt của KTNB ngân hàng với KTNB tại các loại

hình doanh nghiệp khác và thực tế KTNB tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu

Việt Nam (Eximbank). Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra giải pháp, kiến nghị

nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KTNB trong hệ thống ngân hàng nói chung và

tại Eximbank nói riêng.

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Cung cấp những lý luận chung cơ bản và các văn bản về kiểm toán nội bộ trong

ngành ngân hàng ở Việt Nam.

- Mô hình tổ chức, tình hình và kết quả hoạt động của Ban KTNB Ngân hàng

TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam.

- Đưa ra các giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng hoạt động KTNB của

Eximbank nói riêng và của ngân hàng nói chung.

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại.

- Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn

2010- 2012.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đi từ lý luận chung về kiểm toán nội bộ ngân hàng đến khảo sát thực tế hoạt

động kiểm toán nội bộ của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam.

6. Những kết quả mới đạt đƣợc trong nghiên cứu

Luận văn trình bày lý luận cơ bản và hệ thống văn bản quy định về KTNB ngân

hàng qua đó thấy được vị trí quan trọng không thể thiếu của KTNB trong hoạt động

ngân hàng. Trên cơ sở lý luận đã nêu và trên cơ sở khảo sát phân tích thực trạng,

đánh giá hoạt động KTNB tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, luận

văn đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động KTNB ngân hàng

nói chung và của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam nói riêng.

Đặc biệt luận văn còn trình bày quan điểm cá nhân về sự tồn tại của bộ phận

Kiểm tra kiểm soát nội bộ chuyên trách (BP. KSNB) trong hoạt động Ngân hàng

TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn có kết cấu 3 chương

Chƣơng 1: Lý luận cơ bản về kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thƣơng mại

Việt Nam.

Chƣơng 2: Hoạt động kiểm toán nội bộ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu

Việt Nam

Chƣơng 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động kiểm toán nội bộ

trong ngân hàng

1

CHƢƠNG 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG

THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

1.1 . SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ

NGÂN HÀNG

1.1.1. Sự hình thành và phát triển của kiểm toán nội bộ trên thế giới [2, 17]

Kiểm toán ra đời vào khoảng thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, kiểm toán

chỉ mới ở mức độ sơ khai tức là những người làm công tác kiểm toán đọc to những

số liệu, tài liệu cho một bên độc lập nghe và sau đó chứng thực.

Khi xã hội phát triển, hoạt động kế toán ngày càng mở rộng và phức tạp thì

việc kiểm tra, kiểm soát về kế toán và tài chính càng được quan tâm hơn. Đến thời

kỳ cách mạng công nghiệp bùng nổ ở châu Âu, nhiều thành phần kinh tế ra đời xuất

hiện nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau hình thành những tập đoàn kinh tế lớn.

Do đó, sự tách rời giữa quyền sở hữu của ông chủ và người quản lý ngày càng xa,

đã đặt ra cho các ông chủ một cách thức kiểm soát mới đó là dựa vào sự kiểm tra

của những người chuyên nghiệp hay những kiểm toán viên bên ngoài.

Vào những năm 30 của thế kỷ XX, từ việc phá sản của hàng loạt tổ chức tài

chính và sự khủng hoảng kinh tế trên thế giới yêu cầu kiểm tra kế toán một cách độc

lập đã được đặt ra, đồng thời ở các tổ chức kinh doanh, các doanh nghiệp đã bắt đầu

xuất hiện và phát triển chức năng kiểm tra một cách độc lập trong nội bộ với tên gọi

kiểm toán nội bộ. Năm 1941, Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ Hoa Kỳ (viết tắt là

IIA) được thành lập tại NewYork để chia sẻ mối quan tâm chung và đào tạo các

kiểm toán viên nội bộ. Đồng thời, Viện đã xây dựng và ban hành Hệ thống chuẩn

mực kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ vào năm 1978. IIA bắt đầu xuất bản Tạp chí chuyên

ngành về chuẩn mực kiểm toán nội bộ từ năm 1981. Cùng với quá trình phát triển

của kiểm toán nội bộ là quá trình phát triển của Hiệp hội kiểm toán nội bộ. Hiện

2

nay, tổ chức này trở thành một tổ chức quốc tế và được thực hiện thông qua các

phân hội tại 165 quốc gia. Đặc biệt năm 2002 Luật Sarbanes-Oxley của Mỹ ra đời

quy định các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ phải báo cáo về hiệu

quả của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty đã thúc đẩy Kiểm toán nội bộ ngày càng

phát triển nhanh.

1.1.2. Sự hình thành và phát triển của Kiểm toán nội bộ ngân hàng tại Việt

Nam [2, 5, 6, 8-10, 13-17]

Tại Việt Nam, Thuật ngữ Kiểm toán được biết đến vào những năm 80 còn

Kiểm toán nội bộ đến cuối những năm 90 mới được đề cập tới. Bắt đầu là luật

Doanh nghiệp năm 1995, có quy định liên quan đến kiểm toán nội bộ là Ban kiểm

soát do Hội đồng quản trị (HĐQT) thành lập. Nghị quyết 59/CP do Chính phủ ban

hành ngày 03/10/1996 đề cập chưa rõ ràng, cụ thể chức năng, nhiệm vụ và hoạt

động kiểm toán nội bộ. Đến năm 1997, Bộ tài chính ban hành Quy chế Kiểm toán

nội bộ áp dụng cho Doanh Nghiệp nhà nước (DNNN) theo Quyết định số 832/TC￾QĐ-CĐKT ngày 28/10/1997; tiếp theo là một loạt các thông tư ra đời: Thông tư số

52/1998/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 14/6/1998 về việc “Hướng dẫn tổ

chức bộ máy Kiểm toán nội bộ tại DNNN” và Thông tư số 171/1998/TT-BTC do

Bộ tài chính ban hành ngày 22/12/1998 về việc “Hướng dẫn thực hiện Kiểm toán

nội bộ tại DNNN”, bước đầu đã tạo ra một hành lang pháp lý cho hệ thống KTNB

trong các DNNN.

Trong Thông tư số 171/1998/TT-BTC, hướng dẫn thực hiện KTNB tại DNNN

đã quy định: “Kiểm toán nội bộ là công việc thường xuyên của Doanh nghiệp, do

Doanh nghiệp tổ chức thực hiện, nhằm đảm bảo độ tin cậy của các số liệu kế toán

và các thông tin trong báo cáo tài chính của Doanh nghiệp. Bộ máy Kiểm toán nội

bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc ”.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!