Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kiểm toán ngân hàng góp phần ổn định hệ thống tài chính Việt Nam: Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng / Trương Đức Thành ; Lê Thị Mận người hướng dẫn khoa học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG ĐỨC THÀNH
KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG GÓP PHẦN
ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG ĐỨC THÀNH
KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG GÓP PHẦN
ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ MẬN
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Trương Đức Thành,
Sinh ngày 15 tháng 5 năm 1980 tại Bắc Giang
Quê quán: Bắc Giang
Hiện đang công tác tại Kiểm toán nhà nước khu vực IX – Kiểm toán nhà nước, là
nghiên cứu sinh khóa 19 của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 9.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Lê Thị Mận
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nghiên
cứu, các nguồn trích dẫn được chú thích, có nguồn gốc rõ ràng. Các các kết quả
nghiên cứu có tính độc lập, không sao chép từ bất cứ tài liệu nào, và chưa công bố
toàn bộ nội dung này ở bất kỳ nơi đâu.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 6 năm 2020
Trương Đức Thành
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy/Cô của trường Đại học
Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong
thời gian học tập tại đây.
Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Lê Thị Mận, người hướng dẫn
khoa học cho luận án, đã giúp tôi tiếp cận hướng nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu và hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ, lãnh đạo Kiểm toán nhà nước khu vực IX
đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập cũng như
trong thời gian thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã tham gia hỗ trợ,
đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 6 năm 2020
Trương Đức Thành
iii
TÓM TẮT
Luận án này nghiên cứu về các hoạt động Kiểm toán nhà nước (KTNN) trong
việc kiểm toán ngân hàng trung ương (NHTW), ngân hàng thương mại (NHTM) có
vốn nhà nước và ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH).
Nghiên cứu sử dụng phương pháp tư duy (diễn giải, quy nạp) để hệ thống hóa
lý luận về KTNN đối với hoạt động của ngân hàng; thống kê mô tả, phân tích và tổng
hợp để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm toán ngân hàng (KTNH). Từ
đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng KTNH của KTNN Việt Nam. Ngoài ra,
tác giả còn sử dụng phương pháp chuyên gia, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia
trong KTNN với hình thức phiếu khảo sát gửi qua mail để có những ý kiến về ưu,
nhược điểm trong công tác điều hành của NHTW, NHCSXH, NHNo, NHNT, NHCT
qua hoạt động kiểm toán nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán, nâng cao chất lượng
kiểm toán tại các ngân hàng này và góp phần ổn định hệ thống tài chính (HTTC) Việt
Nam. Luận án đã trình bày, hệ thống lại các lý thuyết có liên quan đến kiểm toán,
HTTC và các hoạt động kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán các tổ chức tài chính nhà
nước làm cơ sở đề luận giải các kết quả thu được khi phân tích. Nghiên cứu sử dụng
hai nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc
khảo sát ý kiến của các chuyên gia của KTNN có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm
toán NHTW, NHNo, NHCT, NHNT và NHCSXH. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ
Báo cáo tài chính (BCTC), báo cáo kiểm toán (BCKT) cũng như các văn bản Luật,
Nghị định, Thông tư của nhà nước Việt Nam để phân tích thực trạng, ưu nhược điểm
của hoạt động KTNN trong việc kiểm toán các hoạt động đặc thù của kiểm toán
NHTW, NHNo, NHCT, NHNT và NHCSXH của KTNN.
Luận án cũng làm rõ những ưu, nhược điểm của hoạt động KTNN trong việc
kiểm toán NHTW, NHNo, NHCT, NHNT và NHCSXH. Tuy nhiên, hoạt động
KTNN đối với KTNH vẫn còn có một số tồn tại như các số liệu kiểm toán gồm các
BCTC là số liệu thứ cấp. Ngoài ra, công tác kiểm toán NHTW và các ngân hàng có
vốn nhà nước chi phối luôn phải tuân thủ theo các Luật, Nghị định và Thông tư,
nhưng trong thực tế vấn đề đồng bộ trong các văn bản này chưa cao dẫn đến các kết
luận của KTNN chưa thực sự thỏa đáng.
Từ kết quả nghiên cứu thu được, tác giả cũng trình bày định hướng và các giải
pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán NHTW và các ngân hàng có vốn nhà
nước chi phối, đối với cơ quan quản lý nhà nước, Chính phủ trong việc điều hành,
iv
quản lý các ngân hàng. Nghiên cứu cũng nêu ra các giải pháp nghiệp vụ theo hướng
chuyên sâu để nâng cao năng lực, trình độ của các Kiểm toán viên nhà nước
(KTVNN) trong hoạt động kiểm toán tại NHTW và các ngân hàng có vốn nhà nước
chi phối tại Việt Nam ngày một tốt hơn nhằm ổn định HTTC quốc gia.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
TÓM TẮT ................................................................................................................... iii
MỤC LỤC.....................................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ................................................................xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................................................... xii
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................................1
2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VÀ XÁC
ĐỊNH KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU..................................................................3
2.1. Các nghiên cứu ngoài nước..............................................................................3
2.2. Các nghiên cứu trong nước ..............................................................................6
2.3. Khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu .......................................................10
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...............................................................................12
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU..................................................................................12
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................12
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................14
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................15
8. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................17
9. KẾT CẤU NGHIÊN CỨU.................................................................................18
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG CỦA KIỂM TOÁN
NHÀ NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ............................19
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG CỦA KIỂM
TOÁN NHÀ NƯỚC....................................................................................................19
1.1.1. Kiểm toán nhà nước .......................................................................................19
1.1.1.1. Khái niệm kiểm toán.................................................................................19
1.1.1.2. Hoạt động kiểm toán nhà nước .................................................................21
1.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước .........................................21
1.1.1.4. Vai trò của Kiểm toán nhà nước đối với ổn định hệ thống tài chính ..........21
1.1.2. Ngân hàng và hoạt động kiểm toán ngân hàng của Kiểm toán nhà nước......22
vi
1.2. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA HỆ THỐNG TÀI
CHÍNH ........................................................................................................................35
1.2.1 Hệ thống tài chính ..........................................................................................35
1.2.1.1 Khái niệm .................................................................................................35
1.2.1.2 Các khâu trong hệ thống tài chính.............................................................36
1.2.1.3 Vai trò của hệ thống tài chính ...................................................................38
1.2.1.4 Chức năng của hệ thống tài chính .............................................................39
1.2.1.5 Phân loại hệ thống tài chính ......................................................................40
1.2.2 Ổn định hệ thống tài chính .............................................................................40
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG KTNH CỦA KTNN VÀ TÍNH ỔN
ĐỊNH CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC GIA ..................................................44
1.4. KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG KTNH CỦA KTNN TẠI CÁC NƯỚC VÀ
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM.......................................................................................45
1.4.1. Kinh nghiệm kiểm toán trong khu vực công của kiểm toán nhà nước ở các
nước................................................................................................................45
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Malaysia........................................................................45
1.4.1.2. Kinh nghiệm của Sierra Leone..................................................................46
1.4.1.3. Kinh nghiệm từ Kenya..............................................................................47
1.4.1.4. Kinh nghiệm từ Hoa Kỳ............................................................................48
1.4.2. Bài học cho Việt Nam trong quản lý và điều hành hoạt động kiểm toán nhà
nước tại các khu vực công..............................................................................48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................50
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG CỦA
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM....................................................................51
2.1. GIỚI THIỆU VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ HỆ THỐNG
TÀI CHÍNH VIỆT NAM ............................................................................................51
2.1.1. Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt Nam.......................................................51
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................51
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán nhà nước Việt Nam....52
2.1.1.3. Hoạt động kiểm toán ngân hàng của Kiểm toán nhà nước Việt Nam.........54
2.1.2. Hệ thống tài chính Việt Nam .........................................................................56
vii
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM.....................................................................................................58
2.2.1 Kiểm toán ngân hàng trung ương (phụ lục C) ...............................................58
2.2.1.1. Phương pháp đánh giá...............................................................................58
2.2.1.2. Đánh giá kết quả đạt được.........................................................................60
2.2.2 Kiểm toán ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.........68
2.2.2.1 Phương pháp đánh giá...............................................................................68
2.2.2.2 Đánh giá kết quả đạt được (phụ lục D)........................................................68
2.2.3 Kiểm toán ngân hàng công thương Việt Nam................................................72
2.2.3.1 Phương pháp đánh giá...............................................................................72
2.2.3.1 Kết quả đạt được (phụ lục E) ....................................................................72
2.2.4 Kiểm toán ngân hàng ngoại thương Việt Nam ..............................................78
2.2.4.1 Phương pháp đánh giá...............................................................................78
2.2.4.2 Kết quả đạt được.......................................................................................78
2.2.5 Kiểm toán ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam........................................83
2.2.5.1 Phương pháp đánh giá...............................................................................84
2.2.5.2 Đánh giá kết quả đạt được (phụ lục G)......................................................84
2.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHUYÊN GIA............................................................89
2.3.1. Phương pháp khảo sát ....................................................................................89
2.3.2. Đối tượng khảo sát .........................................................................................89
2.3.3. Kết quả khảo sát .............................................................................................90
2.4. ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ KIỂM TOÁN CÁC NGÂN HÀNG GÓP PHẦN
ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH .........................................................................93
2.4.1 Đối với ngân hàng trung ương .......................................................................93
2.4.2 Đối với các ngân hàng có vốn nhà nước ........................................................96
2.4.2.1 Đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ..............96
2.4.2.2 Đối với ngân hàng công thương Việt Nam ..................................................103
2.4.2.3 Đối với ngân hàng ngoại thương Việt Nam.................................................107
2.3.3. Đối với ngân hàng chính sách xã hội ...........................................................109
2.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CÁC NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC.......................................................112
2.5.1. Kết quả đạt được ..........................................................................................112
viii
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế ....................................................113
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................118
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG........................................119
HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC GÓP
PHẦN ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM.......................................119
3.1. ĐỊNH HƯỚNG KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM...................................................................................................119
3.1.1. Định hướng chung giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn 2030 .............................119
3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng kiểm toán tại ngân hàng của kiểm toán nhà
nước Việt Nam ..........................................................................................................120
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
NGÂN HÀNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH HỆ
THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM ...........................................................................121
3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán...................................121
3.2.1.1 Nhóm giải pháp nghiệp vụ ...........................................................................121
3.2.1.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ ..............................................................................127
3.2.2. Kiến nghị......................................................................................................127
KẾT LUẬN CHUNG................................................................................................134
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................i
PHỤ LỤC.................................................................................................................. viii
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
TỪ VIẾT TẮT CỤM TỪ TIẾNG VIỆT
BCTC Báo cáo tài chính
BCKT Báo cáo kiểm toán
BTC Bộ Tài chính
CN Chi nhánh
CSH Chủ sở hữu
DTBB Dự trữ bắt buộc
DTNH Dự trữ ngoại hối
GTCG Giấy tờ có giá
GTGT Giá trị gia tăng
HTTC Hệ thống tài chính
QPPL Quy phạm pháp luật
ISQC Chuẩn mực kiểm toán quốc tế về chất lượng
ISA Chuẩn mực kế toán quốc tế
ISSAI Các tiêu chuẩn quốc tế của các tổ chức kiểm toán tối
cao
KBNN Kho bạc nhà nước
KTNN Kiểm toán nhà nước
KTNH Kiểm toán ngân hàng
KTV Kiểm toán viên
KTVNN Kiểm toán viên nhà nước
KSCLKT Kiểm soát chất lượng kiểm toán
KSNB Kiểm soát nội bộ
NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
NSNN Ngân sách nhà nước
TCTD Tổ chức tín dụng
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
x
TSCĐ Tài sản cố định
TSĐB Tài sản đảm bảo
VAMC Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt
Nam
VDB Ngân hàng phát triển Việt Nam
VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
CHỮ VIẾT
TẮT
TÊN ĐẦY ĐỦ
BẰNG TIẾNG VIỆT
TÊN ĐẦY ĐỦ BẰNG
TIẾNG ANH
NHNo Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam
Bank for Agriculture and
Rural Development
ASOSAI Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối
cao châu Á
Asian Organization of
Supreme Audit Institutions
BIDV Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bank for Investement and
Development of Viet Nam
CIC Trung tâm Thông tin tín dụng Credit Information Center
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross domestic product
INTOSAI Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm
toán tối cao
International Organization of
Supreme Audit Institutions
FSI Bộ chỉ số lành mạnh tài chính Financial Soundness
Indicators
IMF Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế International Monetary Fund
NAPAS Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc
gia Việt Nam National Payment Services
NHCT Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Công thương Việt Nam
Industrial and commercial
Bank of Viet Nam
NHNT Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại thương Việt nam
Bank for Foreign Trade of
Viet Nam
xii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Top 10 NHTM Việt Nam uy tín năm 2018...........................................55
Biểu đồ 2.2 : Vị trí công tác hiện tại của các chuyên gia tham gia khảo sát .............89
Biểu đồ 2.3 : Thời gian tham gia công tác kiểm toán................................................89
Biểu đồ 2.4 : Vị trí khi tham gia công tác kiểm toán.................................................89
Biểu đồ 2.5 : Tỷ lệ Nam/Nữ.......................................................................................89
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu của luận án...............................................................8
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trên thế giới, ở một số nước phát triển như Canada, Mỹ…các cuộc kiểm toán
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhằm mục tiêu chủ yếu là đưa ra các cảnh báo và
khuyến nghị cho Ủy ban Tài chính quốc gia trong vấn đề quản lý rủi ro và hiệu quả
của hệ thống ngân hàng. Các hoạt động được thực hiện bởi các KTV độc lập thường
được coi là cần thiết cho hoạt động của thị trường tài chính và vốn dựa trên vai trò
của KTV để đưa ra ý kiến về thông tin kế toán, góp phần tạo ra môi trường kinh
doanh đặc trưng bởi sự tin cậy và tín nhiệm cao hơn (Newman, Patterson và Smith,
2005; Ojo, 2008). Do đó, KTV đóng vai trò trung gian cho thông tin tài chính trong
việc hỗ trợ cho các cơ quan giám sát, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, từ đó giúp
xây dựng nhận thức về độ tin cậy và sự vững chắc của HTTC.
Trong những năm gần đây, việc mở rộng hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng đã hàm chứa nhiều rủi ro. Do đó, việc thiết lập và vận hành hiệu quả một hệ
thống ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro là một nhiệm vụ quan trọng đối với ngành
kiểm toán góp phần vào ổn định HTTC quốc gia. Theo KTNN (2019), trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng, đối tượng kiểm toán của KTNN gồm các tổ chức tài chính tín
dụng có quy mô, số lượng giao dịch và mức độ tiềm ẩn các rủi ro lớn, có ảnh hưởng
đến nền kinh tế nói chung và HTTC nói riêng. Trong giai đoạn 2010-2018, trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng tổng kiến nghị xử lý của KTNN đạt trên 2.177 tỷ đồng, tăng
thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên 1.770 tỷ đồng, giảm chi thường xuyên trên 32
tỷ đồng; kiến nghị sửa đổi 72 văn bản; kiến nghị chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan điều
tra 05 vụ việc. Cuộc kiểm toán trong giai đoạn 2010 – 2015 về tái cơ cấu lại hệ thống
tổ chức tín dụng (TCTD), KTNN đã phát hiện và đưa ra các ý kiến đánh giá, kiến
nghị về chính sách tiền tệ mang tầm vĩ mô đối với HTTC Việt Nam như: Thực chất
nợ xấu, các vấn đề còn tồn tại của nhóm 03 ngân hàng 0 đồng, đánh giá tỷ lệ an toàn
vốn của toàn hệ thống các TCTD, tình trạng sở hữu chéo, tình trạng tài chính của một
số TCTD thua lỗ, mất vốn để lại hậu quả nghiêm trọng.
Trong giai đoạn 1994-2018 đã có 2.624 cuộc KTNN được thực hiện, trong đó