Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kiểm toán
PREMIUM
Số trang
116
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1531

Kiểm toán

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Giáo trình

TÀI LIỆU HỌC TẬP

Dành cho bậc Cao đẳng

Biên soạn: Ths. Văn Thị Hồng Nhung

TPHCM – 2016

Lưu hành nội bộ

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC

KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

Giáo trình Kiểm toán Tổ bộ môn Kế toán

MỤC LỤC

BÀI 1 : TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN ..................................................................4

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN......................................................4

1.1.1 Trên thế giới .......................................................................................................4

1.1.2 Ở việt nam..........................................................................................................6

1.2 ĐỊNH NGHĨA, VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN....................................................7

1.2.1 Định nghĩa:.........................................................................................................7

1.2.2 Vai trò của kiểm toán .........................................................................................8

1.3 PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN..................................................................................9

1.3.1 Phân loại theo chủ thể kiểm toán .......................................................................9

1.3.2 Phân loại theo mục đích kiểm toán: ...................................................................9

1.3.3 .Phân loại theo tính chất pháp lý kiểm toán:....................................................10

1.3.4 Mối liên hệ giữa kế toán và kiểm toán.............................................................10

1.3.5 Phân biệt kế toán và kiểm toán ........................................................................10

1.4 MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG KIỂM TOÁN .................................................11

1.4.1 Cơ sở dẫn liệu: .................................................................................................11

1.4.2 Rủi ro kiểm toán...............................................................................................12

1.4.3 Khái niệm gian lận, sai sót trong kiểm toán:....................................................12

1.4.4 Tính trọng yếu trong kiểm toán: ......................................................................14

1.5 KIỂM TOÁN VIÊN, DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC NGHỀ NGHIỆP

KIỂM TOÁN ............................................................................................................15

1.5.1 Kiểm toán viên:................................................................................................15

1.5.2 Công ty kiểm toán:...........................................................................................16

1.5.3 Tổ chức nghề nghiệp:.......................................................................................17

1.6 CHU TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.................17

1.6.1 Kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm các chu trình cơ bản sau:.....................17

1.6.2 Mối quan hệ giữa các chu trình đƣợc thể hiện qua sơ đồ: ...............................18

Câu hỏi trắc nghiệm: .................................................................................................19

Câu hỏi ôn tập: ..........................................................................................................26

BÀI 2 : HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ............................................................33

2.1 ĐỊNH NGHĨA VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ...................33

2.1.1 Định nghĩa........................................................................................................33

Giáo trình Kiểm toán Tổ bộ môn Kế toán

2

2.1.2 Sự cần thiết của kiểm soát nội bộ: ...................................................................34

2.2 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ..................37

2.2.1 Môi trƣờng kiểm soát.......................................................................................37

2.2.2 Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị:...............................................................39

2.2.3 Các hoạt động kiểm soát. .................................................................................40

2.2.4 Hệ thống thông tin............................................................................................43

2.2.5 Giám sát các kiểm soát.....................................................................................44

2.3 NHỮNG HẠN CHẾ TIỀM TÀNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ....

...................................................................................................................................44

2.4 TRÌNH TỰ TIẾP CẬN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ............................45

2.4.1 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ................................................................45

2.4.2 Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát...............................................................45

2.4.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát..............................................46

2.4.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thay đổi những thử nghiệm cơ bản đã dự kiến

...................................................................................................................................46

Câu hỏi trắc nghiệm: .................................................................................................47

Câu hỏi ôn tập: ..........................................................................................................53

Bài tập tình huống:....................................................................................................53

BÀI 3: BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN.....................................................................55

3.1 KHÁI NIỆM, CÁC YÊU CẦU BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN: ......................55

3.1.1 Khái niệm bằng chứng .....................................................................................55

3.1.2 Các yêu cầu đối với bằng chứng ......................................................................55

3.2 CÁC PHƢƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG.......................................58

3.2.1 Phƣơng pháp kiểm tra vật chất.........................................................................58

3.2.2 Phƣơng pháp kiểm tra xác nhận.......................................................................59

3.2.3 Phƣơng pháp kiểm tra tài liệu: .........................................................................60

3.2.4 Phƣơng pháp kiểm tra quan sát........................................................................61

3.2.5 Phƣơng pháp kiểm tra phỏng vấn ....................................................................61

3.2.6 Phƣơng pháp kiểm tra số học...........................................................................62

3.2.7 Phƣơng pháp kiểm tra so sánh .........................................................................63

3.3 MỘT SỐ BẰNG CHỨNG ĐẶC BIỆT...............................................................63

3.3.1 Tƣ liệu của chuyên gia: ....................................................................................63

Giáo trình Kiểm toán Tổ bộ môn Kế toán

3

3.3.2 Giải trình của giám đốc ....................................................................................64

3.3.3 Tƣ liệu của kiểm toán viên nội bộ....................................................................65

3.3.4 Tƣ liệu của các kiểm toán viên khác:...............................................................66

3.3.5 Bằng chứng của các bên liên quan...................................................................67

3.4 PHƢƠNG PHÁP LỰA CHỌN PHẦN TỬ THỬ NGHIỆM..............................68

3.4.1 Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%).........................................................................68

3.4.2 Lựa chọn các phần tử đặc biệt..........................................................................68

3.4.3 Lấy mẫu kiểm toán...........................................................................................69

3.5 HỒ SƠ KIỂM TOÁN: ........................................................................................74

3.5.1 Khái niệm:........................................................................................................74

3.5.2 Phân loại hồ sơ kiểm toán: ...............................................................................74

3.5.3 Các thành phần của hồ sơ kiểm toán năm........................................................76

3.5.4 Các biểu cơ sở ..................................................................................................78

3.5.5 Yêu cầu của hồ sơ kiểm toán ...........................................................................78

3.5.6 Tính bí mật, an toàn, lƣu giữ và sở hữu hồ sơ kiểm toán.................................79

Câu hỏi trắc nghiệm: .................................................................................................79

Câu hỏi ôn tập ...........................................................................................................82

Bài tập tình huống:....................................................................................................84

BÀI 4 : CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN VÀ HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN .................87

4.1 CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN ..................................................................................87

4.4.1 Giai đoạn tiền kế hoạch:...................................................................................87

4.1.2 Tìm hiểu về khách hàng ...................................................................................90

4.1.3 Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro........................................................91

4.1.4 Xây dựng kế hoạch và chƣơng trình kiểm toán ...............................................94

4.2 HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN...........................................................................95

4.2.1 Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán:. .....................................................................95

4.2.2 Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính...........................................................98

4.2.3 Các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán ..................................................102

Câu hỏi trắc nghiệm: ...............................................................................................103

Câu hỏi ôn tập: ........................................................................................................109

Bài tập tình huống:..................................................................................................109

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................115

Giáo trình Kiểm toán Tổ bộ môn Kế toán

4

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN

Mục tiêu:

Sau khi học xong phần này học sinh có thể

 Hiểu đƣợc quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán.

 Trình bày đƣợc định nghĩa, vai trò kiểm toán trong nền kinh tế

 Phân biệt đƣợc các lọai kiểm toán theo tiêu thức phân loại.

 Trình bày đƣợc một số khái niệm liên quan đến kiểm toán

 Giải thích đƣợc các đặc điểm khác biệt giữa kế toán và kiểm toán.

Bài học:

1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1.1.1 Trên thế giới

Kiểm toán là một hoạt động đã có từ rất lâu đời kể từ thời mà các thông tin

đƣợc phê chuẩn bằng cách đọc lên trong một buổi họp công khai, vì thế từ gốc của

thuật ngữ kiểm toán (audit) theo tiếng La Tinh là “auditus” có nghĩa là “nghe”.

Từ thời trung cổ, kiểm toán đã đƣợc thực hiện để kiểm tra về tính chính xác

của thông tin tài chính, trong giai đoạn này chủ yếu là sự phát triển của kiểm toán

tuân thủ do các kiểm toán viên của nhà nƣớc và kiểm toán viên nội bộ thực hiện.

Sau này, với sự ra đời của thị trƣờng chứng khoán và công ty cổ phần, cũng nhƣ do

sự mở rộng quy mô của các doanh nghiệp, nên dần dần đã dẫn đến sự tách rời giữa

quyền sở hữu của các cổ đông và chức năng điều hành của các nhà quản lý. Từ đó

đã xuất hiện nhu cầu kiểm tra của các chủ sở hữu để chống lại sự gian lận của các

nhà quản lý lẫn những ngƣời làm công, vì thế kiểm toán độc lập đã đƣợc ra đời vào

thế kỷ 18 để đáp ứng cho nhu cầu này.

Đến đầu thế kỷ 20, nền kinh tế thế giới phát triển ngày càng mạnh mẽ với sự

xuất hiện của hàng triệu nhà đầu tƣ chứng khoán. Vì thế, trong khi mục đích của

kiểm toán của nhà nƣớc và kiểm toán nội bộ không có sự thay đổi đáng kể, kiểm

toán độc lập báo cáo tài chính từ mục đích phát hiện sai phạm đã chuyển sang mục

đích mới là nhận xét về mức độ trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính, và

lúc này kết quả kiểm toán chủ yếu phục vụ cho các bên thứ ba để giúp họ đánh giá

về độ tin cậy của báo cáo tài chính.

Để đạt đƣợc mục đích trên, thông qua quá trình nghiên cứu và hoạt động thực

tiễn, dần dần những tổ chƣc nghề nghiệp, các tổ chức kiểm toán độc lập và kiểm

Giáo trình Kiểm toán Tổ bộ môn Kế toán

5

toán viên đã hình thành nên những phƣơng thức kiểm tra mới. Đó là việc xây dựng

và phát triển của kỹ thuật lấy mẫu, vấn đề đánh giá hệ thống nội bộ và hình thành

các kỹ thuật kiểm toán bằng máy tính. Chúng ta có thể hình dung khái quát các vấn

đề này nhƣ sau:

- Kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán đƣợc chấp nhận áp dụng vào đầu thế kỷ 20, khi

mà quy mô của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng. Kỹ thuật này giúp cho kiểm

toán viên lựa chọn và kiểm tra một số nghiệp vụ thay vì phải kiểm tra toàn bộ, nhờ

đó tiết kiệm đƣợc thời gian và công sức, thế nhƣng họ phải bảo đảm hợp lý là không

để xảy ra các sai lệch vƣợt quá mức trọng yếu, hay nói cách khác rủi ro nằm trong

mức chấp nhận đƣợc.

- Việc đánh giá về hệ thông kiểm soát nội bộ của đơn vị bắt đầu đƣợc quan

tâm từ quá trình tích lũy kinh nghiệm khi áp dụng kỹ thuật lấy mẫu của các kiểm

toán viên. Kiểm soát nội bộ là hệ thống tự kiểm soát của đơn vị nhằm giúp họ bảo

vệ tài sản, ghi chép kế toán đúng đắn…

- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một điều quan trọng để sử dụng tốt

kỹ thuật lấy mẫu. Nhờ sự đánh giá này, kiểm toán viên sẽ xác định phạm vi và

phƣơng hƣớng của những thủ tục kiểm toán. Trong những hoạt động có kiểm soát

nội bộ vững mạnh thì độ tin cậy của thông tin sẽ cao, vì thế chuẩn mực kiểm toán

cho phép kiểm toán viên đƣợc giảm bớt việc kiểm tra chi tiết những khoản mục hay

những nghiệp vụ có liên quan; còn ngƣợc lại khi kiểm soát nội bộ yếu kém, kiểm

toán viên cần phải gia tăng việc kiểm tra chi tiết.

- Do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nên số lƣợng đơn vị ứng dụng

công nghệ thông tin trong quản lý ngày càng nhiều. Chính vì thế, kiểm toán viên

phải tiếp cận và tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong môi trƣờng xử lý số

liệu bằng phƣơng pháp điện tử, và họ phải nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật để kiểm

soát trong môi trƣờng này.

Những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, vai trò của kiểm toán ngày càng tăng

lên do tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, nhất là thị trƣờng vốn. Sự phát

triển lực lƣơng của các nhà đầu tƣ quốc tế ra khỏi biên giới của các quốc gia lam

tăng nhu cầu bảo đảm độ tin cậy của báo cáo tài chính và các thông tin khác. Yêu

cầu này thúc đẩy việc mở rộng và nâng cao hơn nữa của chất lƣơng kiểm toán.

Giáo trình Kiểm toán Tổ bộ môn Kế toán

6

Chính vì thế đã hình thành một số xu hƣớng nổi bật trong lĩnh vực kiểm toán vào

những năm gần đây là:

- Tăng cƣờng tính độc lập của kiểm toán viên thông qua việc hạn chế khả

năng một tổ chức kiểm toán cung cấp cùng lúc nhiều dịch vụ cho một khách hàng.

- Nâng cao trách nhiệm và khả năng của kiểm toán viên trong việc phát hiện

các hành vi gian lận gây ảnh hƣởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.

- Mở rộng các kỹ thuật tiếp cận kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro. Kiểm

toán viên không thể chỉ quan tâm đến rủi ro tài chính mà còn phải tìm hiểu rủi ro

kinh doang của khách hàng để hoạch định kế hoạch và chƣơng trình kiểm toán.

- Mở rộng các dịch vụ kiểm tra ra ngoài hoạt động kiểm toán báo cáo tài

chính truyền thống để phục vụ nhu cầu bảo đảm độ tin cậy của các thông tin khác

nhau trong giao dịch kinh tế.

1.1.2 Ở Việt Nam

Hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tuy đã có một lịch sử lâu dài, thế nhƣng

đến trƣớc thập niên 90, hoạt động này chủ yếu là do nhà nƣớc tiến hành thông qua

các công tác kiểm tra kiểm toán. Phải đến cuối những năm 1980, khi Việt Nam từng

bƣớc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt

là từ khi có Luật Đầu Tƣ nƣớc ngoài, chính sự xuất hiện của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

đã tạo nên nhu cầu về loại hình kiểm toán độc lập để kiểm toán các báo cáo tài

chính.

Để phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, vào đầu thập niên 90, hoạt

động kiểm toán độc lập tại việt nam đã bƣớc đầu hình thành với sự ra đời của công

ty kiểm toán việt nam (VACO) vào tháng 5/1991. Sau đó nhiều công ty kiểm toán

khác của việt nam lần lƣợt đƣợc thành lập, cùng với sự có mặt của các công ty kiểm

toán quốc tế và công ty kiểm toán liên doanh. Khách hàng của các công ty kiểm

toán cũng gia tăng nhanh chóng và mở ra nhiều loại hình doanh nghiệp, nhƣ các

doanh nghiệp nhà nƣớc, các công ty cổ phần có yết giá ở thị trƣờng chứng khoán,

các ngân hàng thƣơng mại…

Việt Nam cũng đã từng bƣớc thể chế hóa hoạt động kiểm toán. Khởi đầu là

vào tháng 01/1994, chính phủ ban hành quy chế kiểm toán độc lập theo nghị định

07/CP ngày 19/01/1994 và đƣợc hƣớng dẫn thực hiện với thông tƣ 22/TC/CĐKT

ngày 19/03/1994 của Bộ Tài Chính. Thứ đến vào tháng 07/1994, cơ quan kiểm toán

Giáo trình Kiểm toán Tổ bộ môn Kế toán

7

nhà nƣớc trực thuộc Chính Phủ đƣợc thành lập và hoạt động theo điều lệ tổ chức và

hoạt động của kiểm toán nhà nƣớc. Tháng 10/1997, Bộ Tài Chính đã ban hành Quy

Chế kiểm toán nội bộ áp dụng tại các doanh nghiệp Nhà nƣớc theo quyết định 832

TC/QĐ/CĐKT. Gần đây, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày

30/03/2004 về kiểm toán độc lập để thay thế cho Nghị định 07/CP; sau đó Bộ Tài

Chính đã ban hành thông tƣ 64/2004/TT-TC ngày 29/06/2004 để hƣớng dẫn thi

hành nghi định 105/2004/NĐ-CP và thay thế vào Thông tƣ 22/TC/CĐKT. Tuy

nhiên, cùng với xu thế phát triển nhanh rộng của dịch vụ kiểm toán độc lập ở nƣớc

ta hiện nay, các văn bản hƣớng dẫn trƣớc đó bộc lộ một số hạn chế cần sửa đổi, bổ

sung và phát triển thành luật để đáp ứng đƣợc yêu cầu. Và do đó Luật kiểm toán độc

lập ra đời ngày 29/3/2011 đã đáp ứng yêu cầu tất yếu này trong tiến trình hội nhập

và toàn cầu hóa.

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho sự phát triển nghề nghiệp, Hội Kế toán Việt

Nam (nay là Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, viết tắt là VAA) đã đƣợc thành

lập vào năm 1994. Đến tháng 5/1998, VAA đƣợc kết nạp là thành viên chính thức

thứ 7 của AFA (Liên đoàn Kế toán ASEAN) và là thành viên thứ 130 của IFAC

(Liên đoàn Kế toán Quốc tế). Ngoài ra, cơ quan kiểm toán nhà nƣớc việt nam cũng

đã là thành viên của INTOSAI (Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao).

Đến tháng 4/2005, Hội kiểm toán viên hành nghề việt nam (VACPA) đã đƣợc thành

lập với tƣ cách một tổ chức nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề. VACPA là

một thành viên của VAA.

Tóm lại, trong những năm vừa qua, hệ thống kiểm toán việt nam đã hình thành

và phát triển cả về lƣợng và chất. Quá trình phát triển đó đã đặt nền tảng ban đầu

cho những bƣớc phát triển trong tƣơng lai cho ngành nghề này ở Việt Nam.

1.2. ĐỊNH NGHĨA, VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN

1.2.1 Định nghĩa:

Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá các bằng chứng về những thông

tin đƣợc kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông

tin đó với các chuẩn mực đã đƣợc thiết lập. Quá trình kiểm toán phải đƣợc thực

hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập.

Các thuật ngữ trong định nghĩa nêu trên đƣợc hiểu nhƣ sau:

Giáo trình Kiểm toán Tổ bộ môn Kế toán

8

- Thông tin: Đây chính là đối tƣợng của cuộc kiểm toán. Ví dụ nhƣ báo cáo

tài chính, báo cáo thuế, báo cáo thu, chi ngân sách ….

- Bằng chứng: Là các tài liệu, thông tin mà kiểm toán viên thu thập đƣợc. Ví

dụ về bằng chứng nhƣ: thƣ xác nhận của khách hàng, chứng từ kế toán, sổ sách….

- Chuẩn mực: Là các nguyên tắc, qui định, thủ tục đối với quá trình xử lý và

cung cấp thông tin (đối tƣợng kiểm toán). Ví dụ khi thông tin cần kiểm toán là báo

cáo tài chính, chuẩn mực trong trƣờng hợp này là Luật Kế toán, chế độ Kế toán mà

doanh nghiệp áp dụng và các chuẩn mực kế toán.

1.2.2 Vai trò của kiểm toán

- Trong cơ chế thị trƣờng có nhiều ngƣời quan tâm tới tình hình tài chính và

sự phản ánh của nó trong tài liệu kế toán và báo cáo tài chính. Kiểm toán có một vai

trò quan trọng mang lại niềm tin cho những ngƣời quan tâm, cụ thể nhƣ:

 Các cơ quan nhà nƣớc: Cần thông tin trung thực để điều tiết vĩ mô nền

kinh tế bằng hệ thống pháp luật.

 Các đơn vị kiểm toán: Giúp đơn vị có thể đánh giá chính xác thực trạng

tài chính, thẩm định đúng kết quả kinh doanh để có biện pháp phù hợp nhằm đạt kết

quả cao.

 Các nhà đầu tƣ: Các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc cần thông tin tin

cậy để điều hành vốn đầu tƣ, họ cần sự xác nhận trung thực của kiểm toán mới yên

tâm tin tƣởng khi bỏ vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp.

 Ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Căn cứ vào kết quả chính xác của

kiểm toán để xem xét cho các doanh nghiệp vay khi cần thiết và khả năng thu hồi

nợ.

 Ngƣời lao động: Một hệ thống kiểm toán hoàn chỉnh mang lại cho ngƣời

lao động thông tin tin cậy về kết quả kinh doanh, lợi nhuận, chính sách tiền lƣơng,

bảo hiểm…

 Những khách hàng và nhà cung cấp: Hiểu rõ thực trạng kinh doanh, tình

hình tài chính của đơn vị đƣợc kiểm toán nhƣ: Số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm hàng

hoá, cơ cấu tài sản, khả năng thanh toán.

- Kiểm toán góp phần hƣớng dẫn nghiệp vụ và củng cố ổn định hoạt động tài

chính kế toán nói riêng và hoạt động các đơn vị kiểm toán nói chung. Khi phát hiện

sai sót, kiểm toán viên chỉ dẫn và đề nghị doanh nghiệp sửa chữa, tƣ vấn giúp doanh

Giáo trình Kiểm toán Tổ bộ môn Kế toán

9

nghiệp ổn định và kinh doanh hiệu quả. Đồng thời kiểm toán cũng thúc đẩy phát

triển kinh tế, lành mạnh hoá nền kinh tế quốc gia, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn

lực tài chính.

- Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả quản lý: Kiểm toán có chức năng tƣ

vấn các doanh nghiệp, đơn vị đƣợc kiểm toán nhằm kinh doanh hiệu quả nhằm hạn

chế rủi ro. Trong điều kiện hiện nay, hệ thống pháp lý chƣa hoàn chỉnh, kinh

nghiệm và chuyên gia quản lý giỏi theo cơ chế thị trƣờng chƣa nhiều các doanh

nghiệp đứng trƣớc một cơ chế thị trƣờng đầy phức tạp và cạnh tranh gay gắt về lợi

nhuận. Trong điều kiện đó, để ổn định, kinh doanh hiệu quả, phát triển đúng

hƣớng… chỉ có thể tiến hành trên cơ sở sử dụng đồng bộ và hiệu quả các công cụ

quản lý, đặc biệt là kiểm toán.

1.3. PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN

1.3.1 Phân loại theo chủ thể kiểm toán

- Kiểm toán nội bộ : Là một công việc đánh giá độc lập do chính đơn vị tự

thiết lập để kiểm tra và đánh giá các họat động trong đơn vị đó. Kiểm toán nội bộ

thƣờng đƣợc các công ty thuê mƣớn để kiểm toán theo yêu cầu của Ban quản trị

hoặc là chính nhân viên của công ty, vì vậy, để hoạt động một cách hiệu quả, kiểm

toán viên nội bộ phải độc lập với các bộ phận chức năng trực tiếp.

- Kiểm toán nhà nƣớc : Do các kiểm toán viên nhà nƣớc thực hiện, phạm vi

kiểm toán là các doanh nghiệp nhà nƣớc, các bộ, ngành. Chịu sự chi phối của Luật

Kiểm toán Nhà nƣớc và chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân.

- Kiểm toán độc lập : Là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên và

doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán

và báo cáo tài chính của các đơn vị đƣợc kiểm toán khi có yêu cầu của các đơn vị

này.

1.3.2 Phân loại theo mục đích kiểm toán:

- Kiểm toán hoạt động (Operation Audit) là loại kiểm toán nhằm xem xét và

đánh giá về tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động đƣợc kiểm

toán.

- Kiểm toán tuân thủ (Compliance) là loại kiểm toán nhằm xem xét đơn vị

đƣợc kiểm toán có tuân thủ theo đúng các quy định mà các cơ quan có thẩm quyền

Giáo trình Kiểm toán Tổ bộ môn Kế toán

10

cấp trên hoặc cơ quan chức năng của nhà nƣớc hoặc cơ quan chuyên môn đề ra hay

không.

- Kiểm toán Báo cáo tài chính (Audit of Financial Stetemants) là loại kiểm

toán nhằm kiểm tra và xác nhận về tính trung thực, hợp lý của các Báo cáo tài chính

đƣợc kiểm toán.

1.3.3 Phân loại theo tính chất pháp lý kiểm toán:

- Kiểm toán bắt buộc: Còn gọi là kiểm toán theo luật định, đối tƣợng kiểm

toán tùy theo yêu cầu của pháp luật.

- Kiểm toán không bắt buộc: Khi cuộc kiểm toán không theo yêu cầu của

pháp luật mà xuất phát từ yêu cầu của một hay nhiều bên có nghĩa vụ và quyền lợi

liên quan. Ví dụ chủ doanh nghiệp yêu cầu kiểm toán Báo cáo Tài chính của Doanh

nghiệp, hay cổ đông yêu cầu kiểm toán.

1.3.4 Mối liên hệ giữa kế toán và kiểm toán.

- Thông tin kế toán là đối tƣợng của kiểm toán:

- Kiểm toán và kế toán có mối liên hệ nghề nghiệp.

- Trình độ kế toán và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán là các yêu

cầu bắt buộc đối với một kiểm toán viên.

- Nghề kiểm toán cũng đƣợc xếp trong thang bậc nghề nghiệp kế toán nhƣng

ở một vị trí cao hơn.

- Kế toán viên trong doanh nghiệp là ngƣời cộng tác chính của cuộc kiểm

toán.

- Kế toán viên là ngƣời cung cấp tài liệu kế toán và giải trình số liệu, phƣơng

pháp, qui trình kế toán trong các cuộc kiểm toán.

1.3.5 Phân biệt kế toán và kiểm toán

Kế toán và kiểm toán đƣợc phân biệt rõ qua các đặc điểm sau:

- Quá trình thực hiện:

 Kế toán thu thập và xử lý các dữ liệu để có những thông tin kinh tế.

 Kiểm toán thu thập các bằng chứng để chứng thực tính đáng tin cậy của

các thông tin kinh tế.

- Chuẩn mực áp dụng :

 Kế toán dựa trên các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) hoặc báo cáo tài

chính quốc tế (IAS): giá gốc (1973-2001), (IFRS): giá trị hợp lý ( 2001- nay)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!