Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp 2005
PREMIUM
Số trang
112
Kích thước
3.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1012

Kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp 2005

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÝ ĐĂNG THƯ

KIỂM SOÁT GIAO DỊCH TƯ LỢI

CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG TY

THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2005

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành Luật Kinh tế Mã số: 60.38.50

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN HƯNG

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011

2

LỜI CAM ĐOAN

Bằng văn bản này, tác giả cam đoan rằng các nội dung được trình bày trong

luận văn “Kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản lý công ty theo Luật Doanh

nghiệp 2005” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của chính tác giả dưới sự

hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Lê Văn Hưng. Mọi kết quả nghiên cứu của các

công trình khoa học khác được sử dụng trong luận văn này đều được giữ nguyên ý

tưởng và được trích dẫn phù hợp theo quy định.

TP. Hồ Chí Minh, ngày ... tháng…năm 2011

Người cam đoan

Lý Đăng Thư

3

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CỤM TỪ VIẾT TẮT

Ban Kiểm soát : BKS

Đại hội đồng cổ đông : ĐHĐCĐ

Giám đốc : GĐ

Hội đồng quản trị : HĐQT

Hội đồng thành viên : HĐTV

Luật Doanh nghiệp : LDN

Nhà xuất bản : NXB

Trách nhiệm hữu hạn : TNHH

Ủy ban chứng khoán : UBCK

4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT GIAO DỊCH TƯ LỢI

CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG TY

1.1 Khái quát về người quản lý công ty 11

1.1.1 Khái niệm người quản lý công ty 11

1.1.2 Đặc điểm của người quản lý công ty 12

1.1.3 Nghĩa vụ của người quản lý công ty 23

1.1.4 Trách nhiệm của người quản lý công ty 25

1.2 Một số lý luận chung về kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản lý công ty 28

1.2.1 Khái niệm về kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản lý công ty 28

1.2.2 Sự cần thiết phải kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản lý công ty 32

1.2.3 Những yêu cầu có tính nguyên tắc của điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động

kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản lý công ty 35

1.2.4 Thẩm quyền kiểm soát đối với giao dịch tư lợi của người quản lý công ty 38

1.2.5 Các phương thức kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản lý công ty 40

CHƯƠNG 2

ĐIỀU CHỈNH KIỂM SOÁT GIAO DỊCH TƯ LỢI

CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG TY TRONG KHUÔN KHỔ

LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

2.1 Nội dung và cơ chế kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản lý công ty theo

Luật Doanh nghiệp 2005 43

2.1.1 Quy định về xác định giao dịch tư lợi 43

2.1.2 Thể thức và công cụ kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản lý công ty 45

2.1.2.1 Công khai và minh bạch hóa các lợi ích, giao dịch 45

2.1.2.2 Biểu quyết thông qua các giao dịch tư lợi 51

2.1.2.3 Những quy định đảm bảo quyền kiểm soát 54

2.1.2.4 Những ràng buộc đối với người quản lý công ty 66

2.1.2.5 Thu thập, cập nhật và lưu giữ các tài liệu của công ty 73

2.1.2.6 Xử lý vi phạm trong hoạt động kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản

lý công ty 80

2.2 Thực trạng kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản lý công ty tại Việt Nam

hiện nay 81

2.2.1 Thực tiễn kiểm soát các giao dịch tư lợi của người quản lý công ty 81

2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên 85

5

2.2.2.1 Ý thức của chính chủ sở hữu, người quản lý công ty 85

2.2.2.2 Chính sách dành cho người quản lý chưa phù hợp 87

2.2.2.3 Cơ chế kiểm soát giao dịch tư lợi của các công ty còn nhiều yếu kém 87

2.2.2.4 Quy định của pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi còn nhiều hạn chế 92

2.3 Một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát giao dịch tư lợi

của người quản lý công ty 94

2.3.1 Sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp 2005 và ban hành Nghị định hướng dẫn

Luật về hoạt động kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản lý công ty 94

2.3.2 Xây dựng đồng bộ và nghiêm khắc các chế tài đối với hành vi tư lợi của người

quản lý công ty ở tất cả các thành phần kinh tế 102

2.3.3 Pháp luật nên quy định thống nhất các giao dịch phải thanh toán thông qua

ngân hàng 103

2.3.4 Củng cố hoạt động kiểm toán và các hoạt động định giá 103

2.3.5 Công ty cần tích cực khai thác tốt vai trò của Bản điều lệ và xây dựng có hiệu

quả hệ thống giám sát chứng từ, bảo mật thông tin 104

6

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Xét trong điều kiện thực tiễn và khoa học pháp lý Việt Nam hiện nay, việc

nghiên cứu đề tài này là cần thiết bởi những lý do sau:

Khi những người sở hữu (hay “người chủ”) của một công ty không tự mình

tiến hành hoạt động điều hành công ty mà lại giao phó trách nhiệm này cho

người quản lý thì sẽ có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và việc quản lý công ty.

Người quản lý do người sở hữu công ty chỉ định sẽ có quyền quản lý và kiểm

soát các hoạt động hàng ngày đối với tài sản và các nguồn lực của công ty. Tuy

nhiên, họ không chịu rủi ro tài chính lớn nếu công ty thua lỗ, cũng như không có

lợi ích cuối cùng khi công ty có lãi: những rủi ro và lợi ích này thuộc về những

người chủ công ty với tư cách là nhà đầu tư. Một nguy cơ có thể nảy sinh là

người quản lý có thể điều hành công ty vì lợi ích riêng của họ chứ không phải vì

quyền lợi của các nhà đầu tư. Trong quá trình hoạt động, các công ty thiết lập

giao dịch khác nhau với các chủ thể và trong các giao dịch đó có thể có những

giao dịch chứa đựng khả năng xung đột về quyền lợi có nguy cơ xâm hại đến lợi

ích của công ty và các nhà đầu tư mà trong khoa học pháp lý gọi là giao dịch tư

lợi. Trong đó, nguy cơ người quản lý công ty lạm dụng quyền lực và vị thế của

mình để thực hiện các giao dịch tư lợi nhằm mục đích phục vụ lợi ích bản thân

hoặc tổ chức, cá nhân khác là rất lớn. Hơn nữa, việc các cổ đông/thành viên có

phần vốn góp lớn nắm quyền kiểm soát công ty luôn có khả năng thông đồng,

gây ảnh hưởng đến người quản lý để “chèn ép” làm thiệt hại đến lợi ích của cổ

đông/thành viên thiểu số. Do đó, việc kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản

lý công ty không những cần thiết cho cơ chế bảo vệ quyền lợi của công ty, các

nhà đầu tư mà còn góp phần bảo vệ sự công bằng giữa các nhà đầu tư. Pháp luật

của các quốc gia như Singapore, Malaysia, Philippin, Pháp, Mỹ, Thụy Điển

cũng quy định kiểm soát đối với các loại giao dịch này. Ở Việt Nam, không chỉ

riêng Luật Doanh nghiệp 2005 mà pháp luật chứng khoán cũng có quy định việc

kiểm soát các giao dịch đối với người quản lý (khoản 4 phần IV thông tư số 38

hướng dẫn việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và công văn số

582/UBCK-TT của UBCK nhà nước cũng quy định việc các cổ đông nôi bộ khi

thực hiện các giao dịch cổ phiếu với những người có liên quan phải công bố

thông tin), điều đó khẳng định nhận thức về tầm quan trọng trong việc bảo vệ

môi trường kinh doanh, quyền lợi của các nhà đầu tư cũng như trách nhiệm của

nhà nước trong việc duy trì sự phát triển công ty trở thành tất yếu. Tuy vậy,

7

thực tế việc kiểm soát các giao dịch tư lợi của người quản lý công ty vẫn còn

nhiều yếu kém và khoảng trống pháp luật. Trong thời gian qua số lượng người

quản lý công ty tham gia các giao dịch tư lợi ngày càng đông, số vụ xảy ra ngày

càng nhiều, càng hình thức giao kết trục lợi ngày càng phức tạp, đa dạng. Nếu

không kịp thời quan tâm và đưa ra các giải pháp thích hợp sẽ làm “chùn bước”

các nhà đầu tư khi quyết định tham gia kinh doanh. Đặc biệt, Luật Doanh nghiệp

2005 đưa ra khung pháp lý cho mô hình quản trị các công ty qua đó xây dựng

cơ chế kiểm soát các giao dịch tư lợi của người quản lý công ty nhưng vẫn chưa

giải quyết triệt để sự lạm quyền của người quản lý có khả năng tham gia ký kết

các giao dịch, mua bán thông tin chuyển giao lợi ích cho các đối thủ cạnh tranh.

Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống và sâu sắc về kiểm soát giao dịch tư

lợi của người quản lý công ty là nhu cầu cần thiết để bảo vệ quyền lợi của nhà

đầu tư tạo động lực cho các công ty phát triển nhất là trong bối cảnh hội nhập

kinh tế và mang tính toàn cầu hiện nay. Hơn nữa, khi nghiên cứu đề tài này phải

vận dụng kiến thức pháp luật kinh tế, quản trị công ty hoàn toàn phù hợp với

chuyên ngành luật kinh tế.

Xuất phát từ các nguyên nhân trên, tác giả chọn đề tài này với mong muốn

đóng góp cho sự tiến bộ của pháp luật kinh doanh nói chung và Luật Doanh

nghiệp nói riêng.

8

2. Tình hình nghiên cứu

Đến nay, qua khảo sát, độc giả đã biết đến một số công trình nghiên cứu, sách

chuyên khảo liên quan đến kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản lý công ty

ở cấp độ khác nhau như:

- Giáo trình Luật kinh tế (tái bản lần thứ nhất ) của tác giả PGS.TS Phạm Duy

Nghĩa do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2009.

- Hai sách chuyên khảo: (1)Chuyên khảo Luật kinh tế (2004), Nhà xuất bản Đại

học quốc gia Hà Nội của tác giả PGS, TS. Phạm Duy Nghĩa và (2) Công ty: vốn,

quản lý và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005 của hai tác giả Nguyễn Ngọc

Bích, Nguyễn Đình Cung do Nhà xuất bản Tri thức xuất bản năm 2009.

- Bài viết của TS. Lê Đình Vinh trên Tạp chí Luật học năm 2004 “Kiểm soát

giao dịch tư lợi trong công ty theo Luật Doanh nghiệp”.

- Một số bài viết trên Tạp chí Khoa học Pháp lý của TS. Bùi Xuân Hải vào

các năm 2006, 2007, 2009 như “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp

luật công ty Việt Nam, Pháp luật Doanh nghiệp và đầu tư với vấn đề hội nhập,

Bảo vệ cổ đông: mấy vấn đề lý luận và thực tiễn trong Luật Doanh nghiệp

2005”

- Luận văn nghiên cứu về nghĩa vụ của người quản lý, mô hình quản trị công ty

hoặc cơ chế bảo vệ quyền lợi của cổ đông như “Thẩm quyền và trách nhiệm của

người quản lý công ty cổ phần đại chúng” của Lưu Thị Hương, 1999 hoặc “Hoàn

thiện chế độ pháp lý về công ty cổ phần trong điều kiện kinh tế thị trường Việt

Nam” của Bành Văn Tuấn; “Chế độ pháp lý về quản trị công ty theo Luật doanh

nghiệp” của Châu Quốc An; “Luật doanh nghiệp 2005 - những điểm tiến bộ và

hạn chế” của Lưu Thị Bích Hạnh; “Người quản lý công ty – Những vấn đề lý

luận và thực tiễn trong pháp luật Việt Nam” của Huỳnh Đỗ Phương Anh.

Các công trình nghiên cứu và sách chuyên khảo trên đã đề cập đến mức độ

khác nhau về nghĩa vụ, trách nhiệm của người quản lý công ty, những lý luận

chung về khả năng người quản lý tư lợi từ các giao dịch của công ty và cơ chế

giám sát các hoạt động quản lý trong công ty. Đây là những nguồn tài liệu tham

khảo có giá trị cho tác giả nghiên cứu đề tài “Kiểm soát giao dịch tư lợi của

người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp 2005”. Tuy nhiên, các công trình

này có đề cập đến vấn đề kiểm soát giao dịch tư lợi nhưng chưa đi sâu nghiên

cứu một cách toàn diện và có hệ thống về kiểm soát giao dịch tư lợi của người

quản lý công ty và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam hiện nay.

3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

9

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về

kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản lý công ty, tìm hiểu thực trạng pháp

luật và thực tiễn kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản lý công ty. Trên cơ sở

đó, lý giải nhu cầu và tìm ra phương hướng cũng như phương hướng hoàn thiện.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu lý thuyết thuộc khoa học pháp lý và quản lý về kiểm soát giao

dịch tư lợi của người quản lý công ty.

- Tìm hiểu những quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán,

Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Đánh giá những thành công và hạn chế của việc điều chỉnh pháp luật về

kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản lý công ty trước nhu cầu khách quan

của thực tiễn.

- Nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về quy định pháp luật có liên quan

đến nghĩa vụ của người quản lý khi xác lập giao dịch liên quan đến quyền lợi

công ty và cách thức kiểm soát giao dịch đó, tiếp thu có chọn lọc những kinh

nghiệm phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

- Đưa ra những kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế kiểm soát

giao dịch tư lợi của người quản lý công ty.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế kiểm soát giao dịch tư lợi của

người quản lý công ty; các quy định của pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi

của người quản lý công ty; thực tiễn áp dụng các quy định về kiểm soát giao

dịch tư lợi của người quản lý công ty theo pháp luật Việt Nam.

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu lý thuyết chế độ pháp lý về kiểm soát giao dịch

tư lợi của người quản lý công ty, nội dung quy định pháp luật và thực tiễn áp

dụng theo Luật Doanh nghiệp 2005. Về mặt thực tiễn pháp lý, có hai tầng kiểm

soát đối với hoạt động của công ty: kiểm soát nội bộ (kiểm soát của chủ sở hữu,

người quản lý công ty đối với toàn bộ hoạt động công ty trong quyền hạn của

mình) và kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động của công ty. Nội dung của

đề tài này chỉ nghiên cứu kiểm soát nội bộ đối với giao dịch tư lợi của người

quản lý công ty.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp triết học duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với các

phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp dựa trên các văn bản pháp

10

luật của nhà nước, các tài liệu tổng kết thực tiễn và các tài liệu khoa học pháp lý

để giải quyết nội dung của đề tài.

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Về giá trị lý luận, đề tài nghiên cứu có hệ thống các quy định của pháp luật

về kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản lý công ty sẽ xây dựng cho người

nghiên cứu cũng như các độc giả nhận ra tầm quan trọng của việc kiểm soát các

giao dịch tư lợi của người quản lý, tác động của vị thế người quản lý đến lợi ích

của công ty như thế nào; nhận thức được Luật Doanh nghiệp là công cụ đắc lực

để vận hành, phát triển và bảo vệ sự bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh.

Về giá trị thực tiễn, công ty không chỉ là sản phẩm của pháp luật mà còn là

thành quả của con người, do đó, việc duy trì và phát triển thành quả này không

phải chỉ dựa vào sức mạnh của pháp luật và còn phải huy động cả tinh thần trách

nhiệm của xã hội, cách thức vận dụng sáng tạo và khoa học các quy định của

Luật Doanh nghiệp phù hợp hoàn cảnh cụ thể của công ty trong từng lĩnh vực.

Vì vậy, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá

nhân có quan tâm đến việc vận dụng kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản

lý công ty phù hợp với điều kiện thực tế của công ty mình.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm 2 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kiểm soát giao dịch tư lợi của người

quản lý công ty.

Chương 2: Điều chỉnh kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản lý công ty

trong khuôn khổ Luật Doanh nghiệp 2005 và phương hướng hoàn thiện.

11

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT GIAO DỊCH TƯ LỢI

CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG TY

1.1 Khái quát về người quản lý công ty

1.1.1 Khái niệm người quản lý công ty

Công ty là một thực thể pháp lý có tư cách pháp nhân chỉ có thể hoạt động thông

qua những con người cụ thể, đó là những người quản lý công ty1

. Xét về mặt xã hội,

công ty góp phần tạo ra nguồn sống cho bao người lao động, nơi gửi gắm tích lũy cả

đời của các nhà đầu tư. Vì thế, hoạt động của người quản lý công ty không đơn giản

chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến vấn đề tăng

trưởng kinh tế và đảm bảo ổn định xã hội. Công ty cũng như con thuyền cần có một

thuyền trưởng và một thủy thủ đoàn giỏi cộng với những biện pháp tin cậy và

những cách đo lường để tính ra chặng đường con thuyền phải vượt qua. Xuất phát

từ nhu cầu của các quan hệ kinh tế này, pháp luật công ty của các quốc gia cần thiết

phải điều chỉnh hoạt động của người quản lý công ty, đó là một trong những nội

dung của pháp luật về quản trị công ty đã được giới nghiên cứu hết sức quan tâm.

Người quản lý công ty còn có tên gọi là người quản trị, quản trị viên hay nhà quản

trị

2

, tức là những người tổ chức doanh nghiệp một cách có hiệu quả vì lợi ích của cổ

đông và xã hội, được xem như một trong những thiết chế quản trị công ty phản ánh

mối quan hệ giữa chủ sở hữu với bộ máy điều hành trong doanh nghiệp. Vấn đề này

đã được các học giả người Mỹ từ những năm 1920 nghiên cứu làm rõ sự phân chia

giữa quyền sở hữu và quyền quản lý trong các doanh nghiệp hiện đại, họ cho rằng

mối quan hệ giữa chủ sở hữu công ty với người quản lý là mối quan hệ đại diện,

nghĩa là người quản lý công ty được xem như những người nhận ủy thác trông coi

tài sản và khai thác tài sản của chủ sở hữu để sinh lợi3

. Như vậy, người quản lý công

ty trong mối quan hệ với chủ sở hữu có tư cách là một “quản gia” còn trong quan hệ

với công ty thì người quản lý là người “lèo lái” để cho con thuyền công ty đến bến

an toàn trước muôn vàn xung lực mà không va vấp những quy định của pháp luật

hay các quy chế trong nội bộ công ty.

1 Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam”, Tạp chí

Khoa học Pháp lý (04), tr.41.

2

Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), tr. 374.

3 Bùi Xuân Hải (2009), “Bảo vệ cổ đông, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn trong Luật Doanh nghiệp 2005”,

Tạp chí Khoa học Pháp lý (01), tr. 24.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!