Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

KIỂM ĐỊNH VÀ KHẮC PHỤC CÁC HIỆN TƯỢNG TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tiểu luận nhóm Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Quang Cường
MỤC LỤC
Phần I : CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................2
1, Vấn đề nghiên cứu ..............................................................................................2
2, Lý do chọn đề tài..................................................................................................2
3, Nguồn gốc mô hình từ lý thuyết 3
4, Lý thuyết đưa biến độc lập vào mô hình.............................................................. 4
Phần II : THIẾT LẬP, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH................................. 7
1, Xây dựng mô hình ...............................................................................................7
2, Mô tả số liệu........................................................................................................7
Phần III : KIỂM ĐỊNH VÀ KHẮC PHỤC CÁC
HIỆN TƯỢNG TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY.............................................................11
1, Ma trận tương quan............................................................................................11
2, Kiểm định sự tồn tại của đa cộng tuyến..............................................................11
3, Kiểm định phương sai sai số thay đổi.................................................................12
4, Kiểm định Tự tương quan..................................................................................13
5, Kiểm định các biến có ảnh hưởng đến mô hình không.......................................14
Phần IV : KẾT LUẬN MÔ HÌNH, NÊU Ý NGHĨA
VÀ HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH......................................................................................16
1, Hồi quy lại mô hình sau khi đã loại bỏ biến và khắc phục....................................16
2, Ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình........................................................16
3, Kết luận ...............................................................................................................17
Phần V: Ý KIẾN CỦA NHÓM............................................................................................18
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................21
PHỤ LỤC .........................................................................................................................22
Nhóm sinh viên lớp Đại Học Kế Toán K08A Trang - 1 -
Tiểu luận nhóm Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Quang Cường
Phần І : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1, Vấn đề nghiên cứu: Thử nghiệm xây dựng mô hình kinh tế lượng để phân tích những tác
động, ảnh hưởng của tổng giá trị nhập khẩu, xuất khẩu, dân số, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tỉ lệ
lạm phát đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
2, Lý do chọn đề tài :
Đứng trước xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, hầu hết các nước đều xác
lập cho mình những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Những mục tiêu phát triển đều dựa
vào khả năng khai thác các nguồn lực trong nước và nước ngoài và phải tạo ra được sự tiến bộ
toàn diện cả về kinh tế và xã hội nhưng coi sự tăng trưởng kinh tế là tiền đề cần thiết cho phát
triển. Vậy có thể nói tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các nước
trên thế giới, là thước đo chủ yếu sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn các quốc gia. Điều này có ý
nghĩa rất quan trọng trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước phát
triển, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Vậy thế nào là tăng trưởng kinh tế?
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý thuyết về phát triển kinh tế.
Đây là một khái niệm tiền đề, là nền tảng của nhiều mối quan hệ góp phần tạo nên các mối quan
hệ đa chiều của xã hội. Các mối quan hệ đó có thể bao gồm về mối quan hệ giữa tăng trưởng và
công bằng xã hội, tăng trưởng kinh tế và văn hóa, tăng trưởng kinh tế và môi trường, tăng
trưởng kinh tế và tham nhũng…Do đó, việc nắm rõ các khái niệm cũng như các lý luận và lý
thuyết về tăng trưởng sẽ góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống hơn về mối quan hệ của
tăng trưởng với các khái niệm và phạm trù khác, để từ đó góp phần hài hòa khái niệm này với
các khái niệm và phạm trù khác. Mặt khác, việc hiểu rõ về khái niệm và các lý luận về nó cũng
góp phần vào việc định hướng xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo các
đặc trưng cơ bản của nền kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh quy mô tăng lên hay giảm đi
của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của thời kỳ này so với thời kỳ trước đó.
Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng qui mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng. Qui mô
tăng trưởng phản ánh sự gia tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử
dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế
giữa năm hay các thời kỳ. Để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng hai chỉ số chủ
yếu: phần tăng, giảm quy mô của nền kinh tế (tính theo GDP), hoặc tốc độ tăng trưởng kinh tế
(tính theo GDP).
Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó là điều kiện
cần thiết đầu tiên để khắc phục tình trạng đối nghèo, lạc hậu; để cải thiện và nâng cao chất
lượng cuộc sống cho dân cư như tăng tuổi thọ, giảm suy dinh dưỡng, giảm bệnh tật, phát triển
giáo dục, văn hóa, thể thao, v.v…
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất để tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp và nâng
cao mức sống của nhân dân. Đó còn là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng của mỗi
quốc gia, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội.
Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên
quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đang phát triển.
Tăng trưởng kinh tế sé dẫn đến sự mở cửa nền kinh tế tăng trưởng thế giới, sự phân công
Nhóm sinh viên lớp Đại Học Kế Toán K08A Trang - 2 -
Tiểu luận nhóm Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Quang Cường
lao động và vận động của các yếu tố sản xuất mang tính chất toàn cầu, chính điều này đã góp
phần thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực, cơ cấu kinh tế ngày càng tiến bộ theo hướng hiện đại.
Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế được xem như là vấn đề hấp dẫn nhất trong nghiên cứu
kinh tế. Đó chính là tiêu điểm để phản ánh sự thay đổi bộ mặt nền kinh tế của một quốc gia.
Ngày nay, tăng trưởng kinh tế được gắn với chất lượng tăng trưởng. Mặt số lượng của
tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở qui mô, tốc độ của tăng trưởng. Còn mặt chất lượng của
tăng trưởng kinh tế là tính qui định vốn có của nó, là sự thống nhất hữu cơ làm cho hiện tượng
tăng trưởng kinh tế khác với các hiện tượng khác. Chất lượng tăng trưởng được qui định bởi các
yếu tố cấu thành và phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành nên tăng trưởng kinh tế.
Như đã biết, từ sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, tăng
trưởng đạt mức cao hàng đầu. Nước ta hiện nay có tốc độ tăng trưởng kinh tế được đánh giá là
cao nhất trong khu vực.
Việt Nam đang tiến lên quá trình hội nhập khu vực,hội nhập quốc tế điều đó tạo nên sự
thuận lợi về quan hệ quốc tế,học tập phát triển và lưu thông buôn bán hàng hóa dễ dàng hơn thời
kỳ đầu vừa giành thắng lợi xây dựng tổ quốc.
Tuy nhiên, liệu sự tăng trưởng vượt bậc ấy của nền kinh tế Việt Nam có thật sự bền
vững, lâu dài và có thể tạo ra sức bật đưa nước ta phát triển khi mà hiện nay Việt Nam vẫn đang
ở trong những nước kém phát triển theo tiêu chuẩn của Liên hợp quốc.
Nhập thấy sự quan trọng của chỉ tiêu GDP đối với sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc
gia, đồng thời với mục đích tìm hiểu sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế đến chỉ tiêu
quan trọng này. Hiểu rõ được những đặc điểm, tính chất và xu hướng phát triển kinh tế của đất
nước để từ đó đưa ra những định hướng góp phần phát triển đất nước.
Với những lý do trên chúng em quyết định chọn đề tài này
3, Nguồn gốc của mô hình từ lý thuyết:
Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt
của Gross Domestic Product).GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là
một năm).
Như vậy, GDP đánh giá kết quả của những hoạt động kinh tế xảy ra bên trong của lãnh
thổ của đất nước. Những hoạt động này do công ty, doanh nghiệp của công dân nước đó hay
công dân nước ngoài sản xuất ra tại nước đó, nhưng lại không bao gồm kết quả hoạt động của
công dân nước sở tại tiến hành ở nước ngoài.
Ngoài GNP, GDP cũng là một trong những thước đo tốt về thành tựu kinh tế của một đất
nước, người ta dùng chỉ tiêu này để so sánh qui mô sản xuất của các nước khác nhau trên thế
giới. GDP được sử dụng để phân tích những biến đổi về sản lượng của đất nước trong thời gian
khác nhau. Ngoài ra, GDP còn được sử dụng để phân tích sự thay đổi mức sống của dân cư, cụ
thể qua GDP bình quân đầu người.
Nhóm sinh viên lớp Đại Học Kế Toán K08A Trang - 3 -