Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi thành phố Cần Thơ hiện nay.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HỘP .....................................................................iv
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KHUÔN MẪU SỬ DỤNG
THỜI GIAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ............................................................9
1.1. Tổng quan nghiên cứu ..................................................................................9
1.2. Khoảng trống và những gợi mở cho nghiên cứu của Luận án ....................24
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU VỀ KHUÔN MẪU SỬ DỤNG THỜI GIAN CỦA NGƯỜI
CAO TUỔI .........................................................................................................29
2.1. Cơ sở lý luận ...............................................................................................29
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................48
2.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................58
Chương 3: THỰC TRẠNG KHUÔN MẪU SỬ DỤNG THỜI GIAN CỦA
NGƯỜI CAO TUỔI THÀNH PHỐ CẦN THƠ .............................................66
3.1. Cách thức sử dụng thời gian của người cao tuổi (60-75 tuổi) ở thành phố
Cần Thơ ...............................................................................................................66
3.2. Nhận diện khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi (60-75 tuổi) ở
thành phố Cần Thơ ..............................................................................................69
Chương 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHUÔN MẪU SỬ DỤNG
THỜI GIAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ
KIẾN NGHỊ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................................111
4.1. Nhóm các yếu tố cá nhân và xã hội ảnh hưởng đến khuôn mẫu sử dụng thời
gian của người cao tuổi .....................................................................................111
4.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn mẫu sử dụng thời gian của người
cao tuổi ở thành phố Cần Thơ ...........................................................................142
4.3. Kiến nghị hàm ý chính sách ......................................................................156
ii
KẾT LUẬN ......................................................................................................164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................167
DANH MỤC BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................. ……..185
PHỤ LỤC .........................................................................................................187
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những thông tin, số liệu và kết quả phân tích của Luận
án là do tác giả thực hiện một cách độc lập. Tất cả thông tin, số liệu trong Luận
án đều đảm bảo tính khách quan, khoa học, logic và các trích dẫn được đảm bảo
theo đúng quy định. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thông tin trong
Luận án.
Tác giả
PHAN THUẬN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT
CLB
: Bảo hiểm y tế
: Câu lạc bộ
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
KMSDTG : Khuôn mẫu sử dụng thời gian
NCT : Người cao tuổi
60+ : 60 tuổi trở lên
65+ : 65 tuổi trở lên
70+ : 70 tuổi trở lên
80+ : 80 tuổi trở lên
TPCT : Thành phố Cần Thơ
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HỘP
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. 1: Hoạt động được phân bổ thời gian của người cao tuổi từ các nghiên cứu 18
Bảng 2.1: Nội dung và cách đo lường khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi
...............................................................................................................................31
Bảng 2. 2: Các yếu tố chi phối đến khuôn mẫu sử dụng thời gian .........................33
Bảng 2. 3: Mô hình các biến số độc lập ảnh hưởng đến khuôn mẫu sửdụng thời gian
của người cao tuổi .....................................................................................56
Bảng 2. 4: Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu ..........................................................57
Bảng 2. 5: Chỉ số già hóa dân số của các tỉnh/thành phố ở ĐBSCL, giai đoạn 2009-
2019 (%) ...................................................................................................62
Bảng 2. 6: Tỷ số giới tính dân số cao tuổi ở thành phố Cần Thơ ...........................64
Bảng 3. 1: Mô tả thống kê thời gian trung bình cho từng hoạt động của ngườicao
tuổi ở thành phố Cần Thơ .........................................................................67
Bảng 3. 2: Thời gian trung bình của mỗi người caotuổi dành cho hoạt động chăm
sóc bản thân (phút/ngày) ...........................................................................69
Bảng 3. 3: Mối quan hệ giữa thời gian ngủ với sự hài lòng cuộc sống của người cao tuổi
...............................................................................................................................71
Bảng 3. 4: Thời gian chăm sóc bản thân của người cao tuổi theo khu vực sống, tuổi
và sức khỏe (phút/ngày) ............................................................................73
Bảng 3.5: Thời gian trung bình của mỗi người cao tuổi có tham gia hoạt động làm
việc nhà (phút/ngày) ..................................................................................78
Bảng 3. 6: Mối quan hệ giữa sử dụng thời gian cho hoạt động làm việc nhà vớisự
hài lòng cuộc của người cao tuổi theo giới tính, tuổi, mức sống, thu xếp
cuộc sống
...............................................................................................................................80
Bảng 3. 7: Thời gian làm việc nhà của người cao tuổi theo giới tính, ....................83
Bảng 3. 8: Tham gia hoạt động tạo ra thu nhập vào ngày hôm qua theo lương hưu,
mức sống, sức khỏe, trình độ, khu vực của người cao tuổi (%) .................84
Bảng 3.9: Tỷ lệ người cao tuổi tham gia các hoạt động tạo ra thu nhập (%) ..........88
Bảng 3. 10: Thời trung bình của hoạt động tạo ra thu nhập (phút/ngày) .................90
Bảng 3. 11: Mối quan hệ giữa sử dụng thời gian cho hoạt động tạo ra thu nhập vớisự
hài lòng cuộc của người cao tuổi theo giới tính, tuổi, mức sống, nguồn nhu
nhập
...............................................................................................................................93
Bảng 3. 12: Thời gian tạo ra thu nhập của người cao tuổi theo giới tính vàtuổi
(phút/ngày) ................................................................................................97
Bảng 3. 13: Thời gian tạo ra thu nhập của người cao tuổi theo giới tính vàtuổi
(phút/ngày) ................................................................................................98
Bảng 3. 14: Tham gia hoạt động tạo ra thu nhập vào ngày hôm qua theo lương hưu,
mức sống, sức khỏe, trình độ, khu vực của người cao tuổi (%) .................99
Bảng 3. 17: Thời trung bình của người cao tuổi có phân bổ vào các hoạt động thư
giãn (phút/ngày) ......................................................................................102
Bảng 3. 16: Tham gia hoạt động thư giãn chủ động vào ngày hôm qua theo lương
hưu, mức sống, sức khỏe, trình độ, khu vực của người cao tuổi (%) ........105
Bảng 3. 17: Tham gia hoạt động thư giãn thụ động vào ngày hôm qua theo lương
hưu, mức sống, sức khỏe, trình độ, khu vực của người cao tuổi (%) ........106
Bảng 3. 20: Mối quan hệ tuyến tính giữa các khuôn mẫu sử dụng thời gian củangười
cao tuổi ...................................................................................................108
Bảng 4. 1: Tương quan giữa khuôn mẫu sử dụng thời gian với giới tính (phút/ngày)
.............................................................................................................................111
Bảng 4. 2: Tương quan giữa các khuôn mẫu sử dụng thời gian với nhómtuổi
(Phút/ngày) .............................................................................................116
Bảng 4. 3: Tương quan giữa khuôn mẫu sử dụng thời gian với trình độ họcvấn
(phút/ngày) ..............................................................................................117
Bảng 4. 4: Tương quan giữa khuôn mẫu sử dụng thời gian với tình trạng sứckhỏe
của người cao tuổi (Phút/ngày) ................................................................121
Bảng 4. 5: Công việc trước 60 tuổi và hiện tại của người cao tuổi thành phố CầnThơ
(%) .........................................................................................................123
Bảng 4. 6: Nguồn thu nhập của người cao tuổi thành phố Cần Thơ .....................129
Bảng 4. 7: Tương quan giữa khuôn mẫu sử dụng thời gian với nguồn thu nhập
(lương hưu) của người cao tuổi (phút/ngày) .............................................131
Bảng 4. 8: Tương quan giữa khuôn mẫu sử dụng thời gian với tình trạng sứckhỏe
của người cao tuổi (Phút/ngày) ................................................................136
Bảng 4. 9: Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn
mẫu sử dụng thời gian chăm sóc bản thân của người cao tuổi vào những
ngày trong tuần (hôm qua) ......................................................................144
Bảng 4. 10: Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn
mẫu sử dụng thời gian chăm sóc bản thân của người cao tuổi vào ngày cuối
tuần
.............................................................................................................................145
Bảng 4. 11: Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn
mẫu sử dụng thời gian làm việc nhà của người cao tuổi vào nhữngngày
trong tuần (hôm qua) ...............................................................................147
Bảng 4. 12: Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn
mẫu sử dụng thời gian làm việc nhà của người cao tuổi vào ngày cuối
tuần
.............................................................................................................................149
Bảng 4. 13: Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn
mẫu sử dụng thời gian tạo ra thu nhập của người cao tuổi vào những ngày
trong tuần (hôm qua) ...............................................................................150
Bảng 4. 14: Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn
mẫu sử dụng thời gian tạo thu nhập của người cao tuổi vào ngày cuối
tuần152
Bảng 4. 15: Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn
mẫu sử dụng thời gian thư giãn của người cao tuổi vào những ngày trong
tuần (hôm qua) ........................................................................................153
Bảng 4. 16: Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn
mẫu sử dụng thời gian thư giãn của người cao tuổi vào những ngày cuối
155
DANH SÁCH CÁC BIỂU
Biểu 2. 1: Tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên và chỉ số già hóa của quận, huyện thuộc
thành phố (%) ...........................................................................................63
Biểu 3. 1: Cơ cấu thời gian dành cho các hoạt động của người cao tuổi ở thành phố
Cần Thơ (%) .............................................................................................68
Biểu 3.2: Hoạt động chăm sóc bản thân của người cao tuổi (%) ............................74
Biểu 4. 1: Tương quan giữa khuôn mẫu sử dụng thời gian chăm sóc bản thânvới
tình trạng việc làm của người cao tuổi (phút/ngày) ...................................124
Biểu 4. 2: Tương quan giữa khuôn mẫu sử dụng thời gian với mức sống của người
cao tuổi (phút/ngày) .................................................................................134
DANH SÁCH CÁC HỘP
Hộp 3. 1: Sử dụng thời gian cho chăm sóc bản thân của một số trường hợp ..........75
Hộp 3. 2: Sử dụng thời gian cho làm việc nhà của một số trường hợp ...................85
Hộp 3. 3: Sử dụng thời gian cho tạo ra thu nhập của một số trường hợp .............100
Hộp 3. 4: Sử dụng thời gian cho thư giãn của một số trường hợp ........................107
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu
Khuôn mẫu sử dụng thời gian (KMSDTG) là một trong những chủ đề
nghiên cứu của xã hội học, song chủ đề này chưa được khai thác một cách hợp lý
[138]. Trong xu hướng xã hội chuyển đổi nhanh, nghiên cứu KMSDTG của các
nhóm xã hội càng được quan tâm hơn, đặc biệt là nhóm người cao tuổi (NCT),
bởi vì họ là nhóm xã hội có lối sống đặc thù [36] và bộ phận cấu thành của xã
hội. Trong bối cảnh già hóa dân số, vấn đề xã hội của NCT nói chung,
KMSDTG nói riêng cần được tìm hiểu nhiều hơn. Do đó, nghiên cứu “KMSDTG
của NCT ở TPCT” được triển khai thực hiện là do một số vấn đề đặt ra như sau:
Thứ nhất, xuất phát từ mối quan hệ giữa khuôn mẫu sử dụng thời gian
với chất lượng cuộc sống là cơ sở để xây dựng chính sách chăm sóc cho NCT.
Phân tích thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển cá nhân và xã hội.
Bởi lẽ, thời gian ảnh hưởng đến sự hạnh phúc, quan điểm của cá nhân về thời
gian có ảnh hưởng đến sự hạnh phúc và bình thản tâm hồn [179]. Đồng thời,
nghiên cứu sử dụng thời gian là thông tin hữu ít để thiết kế các chính sách kinh
tế và xã hội một cách toàn diện và cân bằng [103, tr.4]. Các nghiên cứu trước
đây chỉ rõ, NCT càng sử dụng thời gian cho những hoạt động thư giãn và tham
gia xã hội thì càng cải thiện sự hài lòng của họ [83], [103], [125], [146], bởi vì
hoạt động thư giãn chủ động bao gồm thể chất, nhận thức và hoạt động xã hội
không chỉ giúp cho sức khỏe tốt và thỏa mãn cuộc sống hơn [79],[156] mà còn
làm cho sức khỏe tâm thần tốt hơn, minh mẫn hơn và dẻo dai hơn để chống lại
những stress của cuộc sống hiện đại [152], góp phần nâng cao chất lượng sống
của người già [127]. Vì thế, thu nhập dữ liệu quỹ thời gian cung cấp tài liệu quan
trọng để nghiên cứu liên quan tính lâu dài của chất lượng cuộc sống như phân bổ
thời gian giữa công việc và giải trí [94]. Có thể nói, nghiên cứu KMSDTG của
NCT để có cơ sở xây dựng chính sách chăm sóc NCT, đặc biệt trong bối cảnh
già hóa thì vấn đề đảm bảo chất lượng cuộc sống của nhóm xã hội cao tuổi luôn
là mối quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.
Thứ hai, xuất phát từ những thách thức đối với công tác chăm sóc NCT
trong bối cảnh già hóa dân số ở thành phố Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ
(TPCT) cũng đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số [58] và xu hướng
này đã tác động khá mạnh mẽ đến công tác chăm sóc NCT. Bởi lẽ, trong bối
cảnh này, NCT đối diện với nhiều thách thức của cuộc sống như thu nhập và bấp
bênh [1],[67]; sức khỏe hạn chế [15], [37]; xu hướng sống đơn thân và nguy cơ
tổn thương cao [33],[57-58], [124]. Mặc dù Đảng và Nhà nước, có nhiều chủ
trương, chính sách xã hội và chính quyền địa phương cũng có nhiều hoạt động
cụ thể chính sách chăm sóc đối với NCT trong thời gian qua; song mức hỗ trợ
của nhà nước vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống của họ. Các hoạt động giúp
NCT nâng cao đời sống tinh thần còn thiếu vắng như các địa điểm tập thể dục,
vui chơi giải trí cho NCT. Đặc biệt, chiều cạnh sử dụng thời gian của NCT vẫn
chưa được chú ý trong công tác chăm sóc NCT. Trong khi đó, các nghiên cứu đã
chỉ ra rằng, sự cân bằng thời gian là giúp cho NCT có thể sống tốt hơn. Do đó,
nghiên cứu cách thức sử dụng thời gian của NCT sẽ đề xuất nhiều giải pháp và
các dịch vụ xã hội nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của
NCT.
Thứ ba, xuất phát từ sự thiếu vắng trong nghiên cứu về KMSDTG của
NCT. Qua rà soát tài liệu nghiên cứu cho thấy, nghiên cứu NCT ở Việt Nam
được nhiều tác giả quan tâm trong những hai thập niên gần đây. Sau đó chủ đề
này dường như bị “giảm nhiệt” và trong những năm gần đây có xu hướng thu
hút nhiều nhà khoa học quan tâm hơn. Trong số đó có những nghiên cứu đã có
đề cập đến cách thức sử dụng thời gian của NCT [14], [23], [36], [42], [519],
[56-58]. Mặc dù vậy, vấn đề này chỉ đề cập đến một phần trong nghiên cứu đời
sống của NCT, chưa có một nghiên cứu độc lập. Các nghiên cứu về NCT trước
năm 2011 chưa gắn với bối cảnh già hóa dân số bởi vì giai đoạn trước đó tỷ
trọng cũng như số lượng NCT không đáng kể. Các nghiên cứu chưa làm rõ
khung lý thuyết về KMSDTG của NCT; đặc biệt nghiên cứu này ở TPCT gắn
với bối cảnh già hóa dân số chưa được quan tâm một cách thỏa đáng.
Như vậy, TPCT đã bước vào quá trình già hóa dân số, song các nghiên cứu
liên quan đến già hóa dân số, đời sống NCT, đặc biệt là nghiên cứu cách thức sử
dụng thời gian của NCT còn “bỏ ngõ”. Cho nên, thực hiện nghiên cứu
“KMSDTG của NCT ở TPCT” một mặt góp phần lắp đầy “khoảng trống” trong
nghiên cứu về lĩnh vực NCT cả thực tiễn lẫn lý luận. Mặt khác, cung cấp bằng
chứng thực tiễn để xây dựng chương trình hỗ trợ, dịch vụ xã hội cho NCT ở Việt
Nam nói chung, TPCT nói riêng. Nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa về thực
tiễn mà còn đóng góp tích cực vào hệ thống lý thuyết xã hội học trong lĩnh vực
nghiên cứu về NCT.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn mẫu
sử dụng thời gian của NCT ở thành phố Cần Thơ, luận án đề xuất các kiến nghị
hàm ý chính sách giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT ở TPCT trong
thời gian tới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Làm rõ những nền tảng lý luận trong nghiên cứu, bao gồm các khái
niệm công cụ và một số lý thuyết được vận dụng trong nghiên cứu.
(2)Tổng hợp tư liệu, khảo sát xã hội học để nhận diện thực trạng và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến KMSDTG của NCT;
(3) Đề xuất kiến nghị hàm ý chính sách góp phần giúp cho NCT sử dụng
thời gian một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: khuôn mẫu sử dụng thời gian của NCT
3.2. Khách thể nghiên cứu: Người cao tuổi (từ 60-75 tuổi) ở các quận,
huyện trên địa bàn TPCT; Cán bộ phụ trách về các vấn đề có liên quan đến đời
sống NCT.
3.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung phân tích KMSDTG của NCT vào
các hoạt động như: (1) hoạt động chăm sóc bản thân, (2) hoạt động làm việc nhà,
(3) hoạt động tạo ra thu nhập và (4)hoạt động thư giãn.
- Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành triển khai ở một số
quận/huyện: Ninh Kiều, Phong Điền, Cái Răng, Bình Thủy, Vĩnh Thạnh, Thới
Lai. Sự lựa chọn các địa phương này đảm bảo mang tính đại diện đặc trưng kinh
tế - xã hội của TPCT.
- Thời gian nghiên cứu: 24 tháng (2020-2021).
4. Câu hỏi, giả thuyết và khung phân tích nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi (60-75 tuổi) ở TPCT
gồm những khuôn mẫu nào và thời gian dành cho các khuôn mẫu đó như thế
nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khuôn mẫu này của NCT (60-75 tuổi) ở
TPCT?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
4.2.1. Giả thuyết nghiên cứu
(1) Người cao tuổi (60-75 tuổi) ở TPCT có 4 khuôn mẫu sử dụng thời gian:
(1) Chăm sóc bản thân, (2) làm việc nhà, (3) tạo ra thu nhập và (4) thư giãn.
Trong đó, phần lớn dành nhiều thời gian trong một ngày cho hoạt động chăm sóc
bản thân, quỹ thời gian còn lại phân bổ cho các hoạt động làm việc nhà, tạo thu
nhập và thư giãn. Thời gian này tùy thuộc vào lịch hoạt động ngày trong tuần và
cuối tuần của NCT.
(2) Ngoài các đặc trưng nhân khẩu học như tuổi, giới tính, trình độ học
vấn, thì tình trạng sắp xếp nơi ở, nguồn thu nhập, mức sống, nhu cầu giao lưu,
tình trạng việc làm và môi trường sống (khu vực, có khu vui chơi giải trí) có ảnh
hưởng đến KMSDTG của NCT ở TPCT. Các yếu tố này chi phối khác nhau tùy
thuộc vào từng hoạt động cụ thể mà NCT tham gia. Cụ thể:
+ Yếu tố tình trạng việc làm, tuổi và sức khỏe có tác động mạnh nhất đến
KMSDTG chăm sóc bản thân vào ngày hôm qua và cuối tuần;
+ Yếu tố giới và sắp xếp nơi ở (ở chung với con cái) có tác động mạnh
nhất đối với KMSDTG làm việc nhà vào ngày hôm qua và cuối tuần;
+ Yếu tố tình trạng việc làm và mức sống, sức khỏe có tác động mạnh nhất