Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng Trọng tài đầu tư quốc tế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG KIM CHINH
KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG
TÀI TRỢ CỦA BÊN THỨ BA TRONG TỐ TỤNG
TRỌNG TÀI ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG
TÀI TRỢ CỦA BÊN THỨ BA TRONG TỐ TỤNG
TRỌNG TÀI ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380108
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Trần Thị Thùy Dương
Học viên : Đặng Kim Chinh
Lớp : 19CHQT_K32_NC, Khóa 32
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của
bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế” là công trình nghiên cứu của cá
nhân và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các nội dung
nêu trong luận văn đảm bảo tính trung thực, chính xác, tin cậy.
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ, hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị
Thùy Dương. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tác giả
Đặng Kim Chinh
DANH MỤC VIẾT TẮT
ALF
Association of Litigation
Funders of England and Wales
Hiệp hội các nhà tài trợ kiện
tụng của Anh và xứ Wales
Công ước
ICSID
Convention on the Settlement of
Investment Disputes between
States and Nationals of Other
States
Công ước về Giải quyết Tranh
chấp Đầu tư giữa các Quốc gia
và các Công dân quốc gia khác
Công ước
New York
1958
Convention on the Recognition
and Enforcement of Foreign
Arbitral Awards (New York,
1958)
Công ước về Công nhận và Thi
hành các Quyết định trọng tài
nước ngoài, 1958
EVIPA
Investment
Protection Agreement
between the European Union
and the Socialist Republic of
Vietnam
Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa
Liên minh châu Âu và Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
ICSID
International Centre for
Settlement of Investment
Disputes
Trung tâm Giải quyết Tranh
chấp Đầu tư Quốc tế
IIA
international investment
agreement
các hiệp định quốc tế về đầu tư
ISDS
investor-state dispute
settlement
giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu
tư và nhà nước / giải quyết tranh
chấp đầu tư quốc tế
TPF third-party funding tài trợ của bên thứ ba
UNCITRAL
United Nations Commission
on International Trade Law
Ủy ban Pháp luật Thương mại
Quốc tế Liên Hợp Quốc
UNCTAD
United Nations Conference on
Trade and Development
Hội nghị Thương mại và Phát
triển Liên Hợp Quốc
WG III
United Nations Commission
on International Trade Law -
Working Group III
Nhóm làm việc số III của
UNCITRAL
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI TRỢ CỦA BÊN THỨ BA
TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI ĐẦU TƯ QUỐC TẾ.......................................9
1.1. Nguồn gốc thuật ngữ “tài trợ của bên thứ ba” trong giải quyết tranh
chấp ......................................................................................................................11
1.2. Một số khái niệm “tài trợ của bên thứ ba” trong giải quyết tranh chấp ...
..............................................................................................................................13
1.2.1. Định nghĩa tài trợ của bên thứ ba của một số học giả.............................13
1.2.2. Định nghĩa tài trợ của bên thứ ba của một số hiệp hội............................17
1.2.3. Định nghĩa tài trợ của bên thứ ba trong các quy tắc trọng tài ................18
1.2.4. Định nghĩa tài trợ của bên thứ ba trong pháp luật một số quốc gia........20
1.2.5. Định nghĩa tài trợ của bên thứ ba trong các hiệp định quốc tế về đầu tư
............................................................................................................................23
1.3. Đề xuất khái niệm “tài trợ của bên thứ ba” trong tố tụng trọng tài đầu
tư quốc tế .............................................................................................................25
1.4. Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển của tài trợ của bên thứ ba trong
tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế.........................................................................28
1.4.1. Ưu, nhược điểm của tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư
quốc tế.................................................................................................................29
1.4.2. Xu hướng phát triển của tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài
đầu tư quốc tế .....................................................................................................32
Kết luận chương 1 ...................................................................................................35
CHƯƠNG 2. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI TRỢ CỦA BÊN THỨ BA
ĐỐI VỚI TỐ TỤNG TRỌNG TÀI ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VÀ KHUNG PHÁP
LÝ ĐIỀU CHỈNH....................................................................................................36
2.1. Những ảnh hưởng của tài trợ của bên thứ ba đối với tố tụng trọng tài
đầu tư quốc tế......................................................................................................36
2.1.1. Tài trợ của bên thứ ba và xung đột lợi ích đối với trọng tài viên ............36
2.1.2. Ảnh hưởng của tài trợ của bên thứ ba đến quyết định phân bổ chi phí và
bảo đảm chi phí ..................................................................................................37
2.1.3. Ảnh hưởng của tài trợ của bên thứ ba đối với bảo mật và đặc quyền pháp
lý .........................................................................................................................40
2.1.4. Kiểm soát của nhà tài trợ bên thứ ba đối với tố tụng trọng tài và tác động
tiêu cực đến việc giải quyết tranh chấp một cách thân thiện .............................41
2.2. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba trong tố
tụng trọng tài đầu tư quốc tế .............................................................................43
2.2.1. Không có quy định trực tiếp điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba
trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế ................................................................43
2.2.2. Cấm tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế..........46
2.2.3. Nhóm quy định trực tiếp điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba
trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế ................................................................47
2.2.4. Xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ ba
trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế ................................................................56
2.3. Khung pháp lý “nghiêm khắc với tài trợ của bên thứ ba” trong tố tụng
trọng tài đầu tư quốc tế dành cho Việt Nam và giải pháp xây dựng .............58
2.3.1. Khung pháp lý “nghiêm khắc với tài trợ của bên thứ ba” trong tố tụng
trọng tài đầu tư quốc tế dành cho Việt Nam ......................................................59
2.3.2. Giải pháp xây dựng khung pháp lý “nghiêm khắc với tài trợ của bên thứ
ba” trong tố tụng trọng tài đầu tư quốc tế dành cho Việt Nam .........................61
Kết luận chương 2 ...................................................................................................63
KẾT LUẬN..............................................................................................................64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu tư quốc tế có vai trò quan trọng, đóng góp đáng kể đối với sự phát triển
kinh tế của Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa. Tính đến nay, Việt Nam đã gia
nhập và tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do1 và bảo hộ đầu tư.2 Tuy
nhiên, song hành cùng với sự phát triển của đầu tư quốc tế tại Việt Nam sẽ là sự gia
tăng các vụ kiện tranh chấp đầu tư quốc tế.
Trong các vụ kiện tranh chấp đầu tư quốc tế, tài trợ của bên thứ ba (thirdparty funding) có thể hiểu là bất kỳ nguồn tài trợ nào của thể nhân hoặc pháp nhân
không phải là một bên tranh chấp nhưng có ký kết thỏa thuận với một bên tranh
chấp để thanh toán một phần hoặc toàn bộ chi phí tố tụng nhằm đổi lại một khoản
thù lao phụ thuộc vào kết quả tranh chấp, hoặc bất kỳ nguồn kinh phí nào của thể
nhân hoặc pháp nhân không phải là một bên tranh chấp dưới hình thức trợ cấp hoặc
viện trợ không hoàn lại.3
Sự gia tăng các vụ kiện tranh chấp đầu tư quốc tế kéo theo hiện tượng gia
tăng đáng kể tài trợ của bên thứ ba đối với các vụ kiện đầu tư quốc tế về cả số lượng
nhà tài trợ bên thứ ba (third-party funder) và số vụ kiện được tài trợ.4 Tuy nhiên,
trong nhiều trường hợp, tài trợ của bên thứ ba đối với các vụ kiện đầu tư quốc tế vẫn
chưa được kiểm soát, điều chỉnh ở cấp hiệp định, pháp luật đầu tư quốc gia cũng
như theo các quy tắc trọng tài đầu tư quốc tế hiện hành. Do đó, tài trợ của bên thứ
ba trong tranh chấp đầu tư quốc tế ngày càng thu hút sự chú ý, quan tâm của các
quốc gia, các nhà đầu tư, các nhà tài tài trợ bên thứ ba, các tổ chức trọng tài quốc tế,
các luật sư và các học giả.5
Quá trình phát triển lịch sử của hệ thống giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
được thiết lập bởi các hiệp định quốc tế về đầu tư cho thấy: Trong các phương thức
giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế hiện nay, trọng tài đầu tư quốc tế đã nổi lên
1 15 FTA có hiệu lực và 2 FTA đang đàm phán (theo http://trungtamwto.vn/fta truy cập 20/8/2022).
2 Đinh Ánh Tuyết (2020), “Hỗ trợ cải thiện công tác phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế”,
Báo cáo nghiên cứu nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp tại Việt Nam, UNDP UK 2019-2020, tr.5.
3 Điểm (i), điều 3.28, chương 3, phần B của EVIPA.
4 UNCITRAL - Working Group III (ISDS Reform) (2019), A/CN.9/WG.III/WP.157 - Possible reform of
investor-State dispute settlement (ISDS) Third-party funding, United Nations, para.3.
5 Brooke Guven and Lise Johnson (2019), The Policy Implications of Third-Party Funding in Investor-State
Dispute Settlement, Columbia Center on Sustainable Investment (CCSI), pp.1.