Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khủng hoảng tài chính toàn cầu - một giải pháp ứng phó của hệ thống ngân hàng Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
641.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1941

Khủng hoảng tài chính toàn cầu - một giải pháp ứng phó của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nguyễn Thị Hồng Yến và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 26 - 32

26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU - MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Nguyễn Thị Hồng Yến*

, Trần Phạm Văn Cương

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong nền kinh tế hiện nay, một trong những nguyên nhân chính gây ra những cuộc khủng hoảng

kinh tế là do sự yếu kém của hệ thống ngân hàng. Khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu diễn ra,

dường như nó chỉ là một đốm lửa trên đỉnh núi. Nhưng trong thế giới kết nối mà chúng ta đang

sống, đốm lửa nhỏ ấy đã mở đầu cho một đám cháy lớn. Cơn chấn động trên Phố Wall nơi ngọn

lửa đã bùng cháy và tiếp tục lan xa đã tác động đến tất cả những ai có liên quan đến tài chính. Mối

quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng - khách hàng - nền kinh tế, đòi hỏi các ngân hàng phải chủ động

trong mọi tình huống, dự báo, dự đoán được khả năng xảy ra và định lượng rủi ro. Từ đó có biện

pháp phòng ngừa hạn chế thấp nhất tác động của rủi ro.

Từ khóa: Khủng hoảng tài chính, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp ngăn chặn.

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH LÀ GÌ?

Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một

hay một số nhân tố của nền kinh tế trong

việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài

chính của mình. Dấu hiệu của Khủng hoảng

tài chính là:

Các NHTM không hoàn trả được các khoản

tiền gửi của người gửi tiền.

Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng

được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy

đủ các khoản vay cho ngân hàng. Chính phủ

từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.

NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG

HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU

Các khoản cho vay mua nhà dưới chuẩn

Bắt nguồn từ thị trường địa ốc Mỹ, cuộc

khủng hoảng “nợ dưới chuẩn” (subprime) đã

lan rộng như một virus máy tính, làm chao

đảo thị trường tiền tệ và chứng khoán quốc tế.

Ngân hàng trung ương các cường quốc đã

phải lập tức đưa ra những biện pháp cấp cứu,

nhiều tập đoàn ngân hàng, quỹ đầu tư, cơ

quan tài trợ bất động sản chịu lỗ nặng khiến

nhiều lãnh đạo bị mất chức và hàng loạt nhân

viên bị sa thải. Nhiều kinh tế gia đã tiên đoán

là kinh tế Mỹ sẽ bước vào giai đoạn suy thoái,

gây ảnh hưởng lớn cho toàn thế giới! Để tìm

hiểu, chúng ta hãy tìm về cội nguồn của vấn

đề. Vậy thế nào là cho vay dưới chuẩn?

Vay trả góp nhà theo hình thức cổ điển

Tel: 0912662033 , Email: [email protected]

Ngân hàng buộc người vay phải có ít nhất 10%

- nghĩa là chỉ cho vay tối đa 90% trị giá căn

nhà. Số tiền trả góp hàng tháng thì không nên

vượt quá mức an toàn là một phần ba mức thu

nhập trước khi tính thuế. Các ngân hàng Mỹ

thường dùng một công thức gọi là “tỷ lệ

28:36” dựa vào mức thu nhập hàng tháng -

28% là tỷ lệ trước (front ratio) và 36% là tỷ lệ

sau (back ratio). Ngân hàng thường chỉ cho

vay nếu số tiền trả góp hằng tháng (kể cả thuế

và tiền bảo hiểm ngôi nhà) không vượt quá

28% (tỷ lệ trước) thu nhập hằng tháng. Cộng

thêm các khoản nợ khác (như tiền trả nợ thẻ tín

dụng, mua xe, nợ trả học phí cho con cái...) thì

tất cả không được quá 36% (tỷ lệ sau) của số

thu nhập hằng tháng. Một người lãnh lương

5.000 USD mỗi tháng thì tốt nhất là có thể dành

ra 1.400 USD (5.000 x 28%) để trả nợ mua

nhà. Không kể thuế và tiền bảo hiểm nhà cửa,

nếu dùng số tiền này để trả đều mỗi tháng thì

người ấy có thể vay trả góp theo hình thức

chiết khấu (amortization) trong 30 năm với lãi

suất 7,25%, một món nợ là 205.000 USD. Vì

cần ứng ra 10% nên người ấy có thể mua một

ngôi nhà trị giá 228.000 USD (205.000/90%)

và cần đặt cọc 23.000 USD. Ngoài ra, khi xét

đơn vay nợ thì các ngân hàng Mỹ lại còn căn

cứ vào “điểm tín dụng” (credit score) của

người đi vay. Đây là thang điểm do Công ty

Fair Isaac Corp. thiết lập, gọi tắt là điểm số

FICO, từ 300 - 900 điểm. Điểm tín dụng này

được thiết lập cho mỗi cá nhân dựa trên năm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!