Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khủng hoảng nợ công ở liên minh Châu Âu (EU): tác động và bài học đối với Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
10
Kích thước
461.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1098

Khủng hoảng nợ công ở liên minh Châu Âu (EU): tác động và bài học đối với Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nghiên cứu Quốc tế số 2 (93) Các vấn đề Quốc tế

6/2013 99 1 100 6/2013

KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở LIÊN MINH

CHÂU ÂU (EU): TÁC ĐỘNG VÀ BÀI HỌC

ĐỐI VỚI VIỆT NAM

PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn*

Tóm tắt

Cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay ở châu Âu bắt nguồn từ Hy

Lạp vào tháng 11/2009 và sau đó tràn qua Ai-len (tháng 9/2010), Bồ

Đào Nha (tháng 1/2012), Tây Ban Nha (tháng 6/2012), I-ta-li-a (tháng

11/2012) và gần đây nhất là Síp. Cuộc khủng hoảng này không chỉ tác

động đến châu Âu mà còn đến nền kinh tế của toàn thế giới, trong đó có

Việt Nam. Bài viết này phân tích những nguyên nhân và tác động của

cuộc khủng hoảng kinh tế, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam nhằm tránh

rơi vào khủng hoảng nợ công và đảm bảo phát triển bền vững

Khủng hoảng nợ công ở EU

Nợ công và khủng hoảng nợ công

Nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp và hầu hết những

cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng nợ công là khoản nợ mà Chính phủ

của một quốc gia phải chịu trách nhiệm trước việc chi trả khoản

* Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Học viện Ngoại giao. Bài viết thể hiện

quan điểm cá nhân của tác giả.

nợ đó.

1 Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (WB), nợ công được

hiểu là nghĩa vụ nợ của 4 nhóm chủ thể bao gồm: (i) Nợ của Chính phủ

trung ương; (ii) Nợ của các cấp chính quyền địa phương; (iii) Nợ của

Ngân hàng trung ương; (iv) Nợ của các tổ chức độc lập, các doanh

nghiệp nhà nước mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc hoặc Chính

phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ.

2

Do vấn đề nợ công rất phổ biến và các quốc gia rất dễ vào lâm vào

khủng hoảng nợ nhất là từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20 đến nay nên thế giới đã

đề ra hàng loạt chỉ tiêu nhằm giám sát và cảnh báo các nước đang và sắp rơi

vào khủng hoảng hoảng nợ.

3 Tuy nhiên, người ta thường sử dụng chỉ tiêu nợ

công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP) để xác định tình trạng nợ công

của một quốc gia. Chỉ số này phản ánh quy mô nợ công so với thu nhập của

toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.

Theo công trình nghiên cứu năm 2010 của Cơ quan nghiên cứu

kinh tế quốc gia Mỹ (NBER), được khảo sát trên 44 quốc gia, cho ra kết

quả thì khi tỷ lệ nợ công/GDP vượt ngưỡng 90% thì nó tác động xấu đến

tăng trưởng kinh tế và làm giảm đi 4% trong tăng trưởng kinh tế của

1 Khu vực công theo định nghĩa như trong Hệ thống Tài khoản Quốc gia (SNA) của

Liên Hiệp Quốc gồm khu vực dịch vụ nhà nước (chính phủ) và các doanh nghiệp nhà

nước. Chính vì vậy, thuật ngữ nợ công thường được sử dụng cùng nghĩa với các thuật

ngữ như nợ Nhà nước hay nợ Chính phủ (United Nations, System of National Accounts

2008, para. 22.15, http://unstats.un.org/unsd/nationalaccount/docs/SNA2008.pdf: “the

public sector includes general government and public corperations”. Tuy nhiên, nợ công

có điểm khác với nợ quốc gia ở chỗ nợ quốc gia là toàn bộ khoản nợ phải trả của một

quốc gia, bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước và nợ của tư nhân (doanh nghiệp, tổ

chức, cá nhân), tức là nợ công chỉ là một bộ phận của nợ quốc gia.

2 Cách định nghĩa này cũng tương tự quan niệm của Hệ thống quản lý nợ và phân tích

tài chính của Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD).

3 Các chỉ tiêu giám sát về nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm: (i) Nợ công so

với tổng sản phẩm quốc dân (GDP); (ii) Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP; (iii) Nợ

quốc gia so với GDP; (iv) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch

xuất khẩu; (v) Nợ công so với thu ngân sách nhà nước; (vi) Nghĩa vụ trả nợ công so với

thu ngân sách nhà nước; (vii) Nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu ngân sách nhà nước; (viii)

Hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ…

, 6/2013: 99-118.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!