Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khung Gabor
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
VŨ THỊ THU HÀ
KHUNG GABOR
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC
Thái Nguyên - Năm 2012
1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
VŨ THỊ THU HÀ
KHUNG GABOR
Chuyên ngành: TOÁN ỨNG DỤNG
Mã số : 60.46.01.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN QUỲNH NGA
Thái Nguyên - Năm 2012
2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
Mục lục
LỜI CẢM ƠN 1
MỞ ĐẦU 2
1 Các khái niệm và kiến thức chuẩn bị 4
1.1 Phép biến đổi Fourier . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.2 Phép biến đổi Fourier thời gian ngắn . . . . . . . . . . . . . 5
1.3 Khung trong không gian Hilbert . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.4 Định lý Balian-Low . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
2 Khung Gabor trong L
2
(R) 16
2.1 Khung Gabor . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2.2 Điều kiện cần . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.3 Điều kiện đủ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
2.4 Không gian Wiener . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
2.5 Các hệ dời chỗ bất biến tổng quát . . . . . . . . . . . . . . 36
2.6 Các biểu diễn của toán tử khung Gabor . . . . . . . . . . . 44
2.7 Các đối ngẫu của khung Gabor . . . . . . . . . . . . . . . . 49
2.8 Biến đổi Zak . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57
2.9 Khung Gabor chặt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình, nghiêm khắc
của TS Nguyễn Quỳnh Nga. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
đến cô giáo.
Tôi cũng xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo
trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên cũng như các thầy cô
giáo tham gia giảng dạy khóa học cao học 2010 - 2012, những người đã
đem hết tâm huyết và sự nhiệt tình để giảng dạy và trang bị cho chúng
tôi nhiều kiến thức cơ sở.
Tôi xin cảm ơn tập thể giáo viên trường Đại học Hải Phòng nơi tôi
công tác đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học
cũng như quá trình làm luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn
gia đình, bạn bè, những người luôn động viên chia sẻ, giúp tôi trong quá
trình học tập và làm luận văn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012.
Tác giả
Vũ Thị Thu Hà
4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong khi nghiên cứu các không gian véctơ, một trong những khái niệm
quan trọng nhất là khái niệm cơ sở, nhờ đó mỗi véctơ trong không gian
có thể viết như tổ hợp tuyến tính của các phần tử trong cơ sở. Tuy nhiên,
điều kiện để trở thành cơ sở là khá chặt: không có sự phụ thuộc tuyến tính
giữa các phần tử trong cơ sở. Điều này làm cho khó tìm hoặc thậm chí là
không tìm được các cơ sở thỏa mãn một số điều kiện bổ sung. Đây là lý do
để chúng ta đi tìm một công cụ khác linh hoạt hơn và khung chính là một
công cụ như vậy. Khung cho một không gian Hilbert cho phép ta biểu diễn
mỗi phần tử trong không gian như một tổ hợp tuyến tính của các phần tử
trong khung nhưng không đòi hỏi tính độc lập tuyến tính giữa các phần
tử khung.
Khung được giới thiệu vào năm 1952 bởi Duffin và Schaeffer [3] trong
khi nghiên cứu chuỗi Fourier không điều hòa. Cộng đồng toán học đã không
nhận ra tầm quan trọng của các khái niệm này, phải mất gần 30 năm trước
khi công trình tiếp theo xuất hiện. Vào năm 1980, Young đã viết cuốn sách
có những kết quả cơ bản về khung, lại trong ngữ cảnh của chuỗi Fourier
không điều hòa. Năm 1986, khi bài báo của Daubechies, Grossmann và
Meyer [2] ra đời, lý thuyết khung mới bắt đầu được quan tâm rộng rãi.
Khung có nhiều ứng dụng trong xử lý tín hiệu, lý thuyết mật mã, nén dữ
liệu [4]. . .
Lý thuyết toán học của giải tích Gabor trong L
2
(R) dựa trên hai lớp
toán tử trên L
2
(R) là:
5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Phép tịnh tiến với a ∈ R, Ta : L
2
(R) → L
2
(R), (Taf) (x) = f (x − a),
Phép biến điệu với b ∈ R, Eb
: L
2
(R) → L
2
(R), (Ebf) (x) = e
2πibxf (x).
Giải tích Gabor nhằm biểu diễn các hàm f ∈ L
2
(R) như một chồng
chất của các tịnh tiến và biến điệu của một hàm cố định g ∈ L
2
(R). Bài
báo năm 1986 của Daubechies, Grossmann và Meyer lần đầu tiên đã kết
hợp giải tích Gabor với lý thuyết khung. Các tác giả đã xây dựng khung
trong L
2
(R) có dạng {EmbTnag}m,n∈Z
. Từ sau bài báo đó có rất nhiều
công trình nghiên cứu ra đời.
Với mong muốn hiểu biết nhiều hơn về lý thuyết khung nói chung và
khung Gabor nói riêng, tôi quyết định chọn " Khung Gabor " làm đề
tài luận văn cao học.
6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Chương 1
Các khái niệm và kiến thức chuẩn
bị
1.1 Phép biến đổi Fourier
Cho f ∈ L
1
(R), biến đổi Fourier ˆf được định nghĩa bởi
ˆf (γ) := Z
∞
−∞
f (x) e
−2πixγdx, γ ∈ R
Ta cũng thường ký hiệu biến đổi Fourier của f là Ff.
Nếu
L
1 ∩ L
2
(R) được trang bị chuẩn L
2
(R), biến đổi Fourier là một
phép đẳng cự từ
L
1 ∩ L
2
(R) đến L
2
(R). Nếu f ∈ L
2
(R) và {fk}
∞
k=1 là
một dãy của các hàm trong
L
1 ∩ L
2
(R) và hội tụ đến f trong không
gian L
2
, thì dãy n
ˆfk
o∞
k=1
cũng hội tụ trong L
2
(R), với một giới hạn độc
lập với lựa chọn của {fk}
∞
k=1. Định nghĩa
ˆf := lim
k→∞
ˆfk
Ta có thể mở rộng biến đổi Fourier thành một ánh xạ unita từ L
2
(R)
lên L
2
(R). Ta sẽ dùng ký hiệu tương tự để ký hiệu mở rộng này. Đặc biệt
ta có đẳng thức Plancherel
D
ˆf, gˆ
E
= hf, gi, ∀f, g ∈ L
2
(R), và
ˆf
= kfk . (1.1)
Nếu f ∈ L
1
(R), thì ˆf liên tục. Nếu hàm f cũng như ˆf thuộc vào L
1
(R),
công thức nghịch đảo mô tả cách có được hàm f từ các giá trị ˆf (γ) :
7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu