Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khu vực mậu dịch tự do  ASEAN (AFTA),   thách thức đối với DNN&V của Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
37
Kích thước
213.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1231

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), thách thức đối với DNN&V của Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

PHẦN MỞ ĐẦU

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế

vận hành theo cơ chế thị trường. Trong nhiều năm qua, Nhà nước Việt

Nam đã liên tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và chính sách để hỗ trợ và

tạo đà cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Nhằm tổ chức trao đổi

về khuôn khổ pháp luật và chính sách hiện hành, phát hiện những điểm

chưa hợp lý và kiến giải những biện pháp hoàn thiện.

Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nội dung chủ yếu trong

đường lối xây dựng và phát triển kinh tế, góp phần phát huy mọi khả năng

của các tầng lớp nhân dân, của cả dân tộc trong công cuộc chấn hưng đất

nước. Qua thực tiễn của trên mười năm đổi mới vừa qua, có thể nêu lên

một số vấn đề cơ bản trong việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở

Việt Nam, trước hết ta cần phải hiểu thế nào là các doanh nghiệp nhỏ và

vừa?

PHẦN I: ĐỊNH NGHĨA KHU VỰC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA :

Việc đưa ra tiêu chí xác định DNN&V mới chỉ có tính ước lệ. Bản

thân các tiêu chí đó chưa đủ để xác định khu vực DNN&V ở Việt Nam

hiện nay gồm những doanh nghiệp nào. Có nhiều quan điểm rất khác nhau

về các đối tượng, các chủ thể kinh doanh được coi là DNN&V. Thí dụ, có ý

kiến cho rằng các hộ sản xuất nông nghiệp cũng cần được coi là doanh

nghiệp, và do thoả mãn các tiêu chí về DNN&V như qui định nên cũng

được coi là DNN&V.

Khuôn khổ pháp luật kinh doanh ở nước ta hiện nay được coi là vừa

chưa đầy đủ lại vừa chưa rõ ràng.Đây là một thực tế khách quan, chưa thể

khắc phục được ngay.Theo pháp luật hiện hành thì nhiều chủ thể tuy có tiến

hành hoạt động sản xuất (có thể chỉ là để tự cung, tự cấp), hoặc thực hiện

cả việc kinh doanh ( nghĩa là có mua và bán) nhưng vẫn chưa được coi là

doanh nghiệp. Thông thường, trong các văn bản quy phạm pháp luật, thuật

ngữ doanh nghiệp được dùng chỉ các chủ thể sản xuất kinh doanh có đăng

ký. Như vậy, khi các văn bản quy phạm pháp luật dùng thuật ngữ doanh

nghiệp là để chỉ doanh nghiệp có tư cách pháp lý tức là được thành lập hợp

pháp và có đăng ký với cơ quan Nhà nước theo quy định. Vì vậy, khi bàn

1

về định nghĩa DNN&V đề nghị lấy hành động có đăng ký kinh doanh làm

tiêu chuẩn xác định.

Theo tiêu chuẩn này, khu vực DNN&V ở Việt Nam được hiểu là

gồm các chủ thể sản xuất kinh doanh được thành lập và đăng ký hoạt động

theo các quy định của pháp luật, có quy mô về vốn và số lao động phù hợp

với quy định của Chính phủ;theo đó, khu vực này được tạo thành bởi:

- Các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô vừa và nhỏ được thành lập

và đăng ký theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước.

- Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh

nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ được thành lập và đăng ký hoạt động

theo Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân.

- Các hợp tác xã có quy mô vừa và nhỏ thành lập và đăng ký hoạt

động theo quy định của Luật hợp tác xã.

- Các hộ tư nhân và nhóm sản xuất dưới vốn pháp định đăng ký

theo Nghị đính số 66/HĐBT.

2

PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC DNN&V

Như đã báo cáo ở phần trên, việc thống kê về số lượng và từ đó về

cơ cấu theo ngành đối với khu vực DNN&V ở Việt Nam hiện nay gặp

nhiều khó khăn, khó có thể đảm bảo độ chính xác cao. Thêm nữa, các số

liệu này còn phụ thuộc vào quan niệm phân loại DNN&V và do vậy độ

chệnh lệch là rất lớn.

Nếu hiểu DNN&V như đã trình bày trong phần định nghĩa thì bức

tranh toàn cảnh về khu vực này ở Việt Nam sẽ khác nhiều so với nội dung

sẽ trình bày dưới đây (theo báo cáo của Bộ Công nghiệp), nếu tính riêng

các DNN&V được thành lập và đăng ký theo Luật doanh nghiệp Nhà nước,

Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân và luật hợp tác xã thì số lượng các

doanh nghiệp này khoảng 23000, nếu tính các hộ tư nhân và nhóm sản xuất

kinh doanh dưới vốn pháp định thì trên 530000 đơn vị,...Tuy nhiên, nếu

xuất phát từ những luận cứ sau:

-Chỉ những chủ thể sản xuất kinh doanh được thành lập và có

đăng ký hợp pháp theo quy định của pháp luật mới được coi là doanh

nghiệp.

-Các tổ chức tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp (hợp tác xã, tổ

sản xuất,...) là những đối tượng đã và đang được hưởng những ưu đãi đặc

biệt qua hệ thống chính sách về thuế, tín dụng, các chương trình nông

nghiệp và phát triển nông thôn,...nên những nội dung đề xuất và cơ chế,

giải pháp chung cho DNN&V trong báo cáo này không có ý nghĩa tác động

đáng kể.

-Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện cũng đang

được hưởng những ưu đãi riêng, có tương đối nhiều lợi thế hơn so với

doanh nghiệp trong nước thì số DNN&V được tính trong báo cáo này

khoảng 20000 đơn vị và như vậy thì cũng tương đối phù hợp với số liệu

của Bộ Công nghiệp.Từ đó,những vấn đề sẽ được trình bày trong báo cáo

này cũng chủ yếu chỉ liên quan đến ba thành phần: doanh nghiệp nhà nước,

doanh nghiệp được thành lập theo Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân

và Luật hợp tác xã, tổ sản xuất phi nông nghiệp.

-Theo tiêu chí về vốn nêu ở phần trên thì có 89,5% tổng số doanh

nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ. Theo quy mô lao động thì 96% tổng số

doanh nghiệp tại Việt Nam có số lao động dưới 200 người.

Như vậy, có thể nói tổng quát là khoảng 88-90% doanh nghiệp ở

Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ theo cả hai tiêu chí. Tỷ lệ này trong các

ngành và các thành phần kinh tế không giống nhau. Mặc dù số lượng

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!