Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khu kinh tế mở chu lai tỉnh quảng nam (2003 – 2018)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ QUỲNH GIANG
KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI
TỈNH QUẢNG NAM
(2003 – 2018)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Đà Nẵng - Năm 2021
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ QUỲNH GIANG
KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI
TỈNH QUẢNG NAM (2003 – 2018)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 822.90.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LƯU TRANG
Đà Nẵng - Năm 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
luận nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu
trách nhiệm về công trình khoa học này.
Tác giả
Nguyễn Thị Quỳnh Giang
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô của trường Đại học Đà Nẵng đã tận
tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi học
tập. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lưu Trang đã nhiệt tình hướng dẫn
để tôi hoàn thành luận văn này.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh, chị là cán bộ
của Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam đã hết lòng hỗ trợ, cung
cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Dù đã rất cố gắng nhưng trình độ bản thân còn hạn chế, trong luận văn của tôi
sẽ không tránh khỏi thiếu sót, kính mong quý Thầy, Cô giáo và quý bạn đọc đóng góp
ý kiến để nội dung nghiên cứu hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Quỳnh Giang
iii
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên đề tài: KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI TỈNH QUẢNG NAM (2003 -
2018)
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Quỳnh Giang
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lưu Trang
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng.
Tóm tắt: Những năm đầu tái lập tỉnh Quảng Nam là một tỉnh thuần nông. Tuy nhiên, sản xuất
nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, năng suất thấp, thu không bù đủ chi; do đó không có điều kiện để mở
rộng sản xuất, phát triển kinh tế. Trong khi đó, Quảng Nam lại có khá nhiều thuận lợi cho phát triển
công nghiệp, dịch vụ như nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam; hệ thống hạ tầng cơ bản đảm bảo gồm
cảng biển, đường bộ, đường không; có bờ biển dài, nhiều di sản văn hóa, phong cảnh đẹp. Phát huy
truyền thống, tư duy mở của người dân xứ Quảng, sau khi tái lập tỉnh với tinh thần lạc quan, cần cù,
vượt khó tỉnh Quảng Nam đã thuyết phục thành công Bộ Chính trị thống nhất chủ trương thành lập
KKTM Chu Lai trên vùng đất phía Đông của tỉnh, để rồi từ đó dần “hồi sinh” những đụn cát trắng
miên man, khô cằn bằng những nhà máy, công xưởng và các dự án tầm vóc.
KKTM Chu Lai là KKTM đầu tiên của Việt Nam được chính phủ thành lập với các cơ chế
chính sách hấp dẫn và thông thoáng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Qua nghiên cứu, khảo
sát từ nhiều nguồn tư liệu cho thấy, sau hơn 15 năm (2003 – 2018) đi vào hoạt động, ngoài sự nỗ lực
của cả hệ thống chính trị tỉnh Quảng Nam, sự đồng thuận của nhân dân, sự quan tâm đặc biệt của
Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và có cả tiếng nói khách quan của các nhà khoa học bước đầu
KKTM Chu Lai đã gặt hái nhiều thành công. Các dự án tại KKTM Chu Lai đã góp phần quan trọng
vào sự phát triển của tỉnh Quảng Nam. Năm 2018, KKTM Chu Lai thu nộp ngân sách đạt 16.000 tỷ
đồng, đóng góp bình quân 65% tổng thu ngân sách của tỉnh, góp phần tăng thu ngân sách cho tỉnh
Quảng Nam, đưa Quảng Nam trở thành địa phương có số thu cao, tự cân đối trên 50% tổng số nhu cầu
chi. Quan trọng hơn, KKTM Chu Lai đã tham gia giải quyết việc làm không những cho nhân dân vùng
dự án mà còn cả trong toàn tỉnh và khu vực với hơn 26.000 lao động thường xuyên, góp phần tạo sự
ổn định về mặt chính trị - xã hội. Vai trò của KKTM Chu Lai từng bước được khẳng định trong sự
phát triển chung không chỉ của tỉnh Quảng Nam, mà còn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.Với
mong muốn góp phần vào sự phát triển ấy, luận văn đã dựng lại lịch sử hình thành và phát triển của
KKTM Chu Lai tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó rút ra các kinh nghiệm trong quá trình hoạt động để
khắc phục được khó khăn, tồn tại đưa KKTM Chu Lai phát triển hơn nữa trong thời gian đến.
Từ khóa: Quảng Nam, kinh tế Quảng Nam, Khu kinh tế mở, Khu kinh tế mở Chu Lai, phát triển kinh
tế.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Lưu Trang
Người thực hiện đề tài
Nguyễn Thị Quỳnh Giang
iv
DISCUSSION INFORMATION PAGE
Title of subject: QUANG NAM OPEN ECONOMIC ZONE QUANG NAM
PROVINCE (2003 - 2018)
Industry: History of Vietnam
Full name of student: Nguyen Thi Quynh Giang
The scientific instructors: Assoc.Prof.Dr. Luu Trang
Training institution: University of Education - The University of Da Nang.
Summary: Quang Nam's early years of re-establishment was an agricultural province.
However, agricultural production is fragmented, small, productivity is low, revenue cannot cover
enough expenses; therefore, there are no conditions for production expansion and economic
development. Meanwhile, Quang Nam has many advantages for the development of industry and
services such as being located in the middle position of Vietnam; basic infrastructure system,
including seaports, roads, airways; has a long coastline, many cultural heritages and beautiful
landscapes. Promoting the tradition and open thinking of the people of Quang, after re-establishing the
province with optimism, diligence and overcoming difficulties, Quang Nam province has successfully
persuaded the Politburo to unify the policy of establishing Chu Lai OEZ on the eastern land of the
province, then gradually "revive" the barren, arid dunes with factories, factories and projects of
stature.
KKTM Chu Lai is the first OEZ of Viet Nam is an cover to set up with the main policy and
information to attract domestic and foreign investors. Through research, surveys from many sources
show that, after more than 15 years (2003 - 2018) in operation, in addition to the efforts of the entire
political system of Quang Nam province, the consensus of the people, the incident The special
attention of the Government, ministries, central branches and even the voice of customers of Chu Lai
OEZ first step has achieved many successes. Projects at Chu Lai OEZ have made an important
contribution to the development of Quang Nam province. In 2018, Chu Lai OEZ collected and paid
the budget 16,000 billion VND, contributed 65% of the total budget revenue of the province to the
army, contributed to increasing budget revenues for Quang Nam province, making Quang Nam a
locality with high revenues. , balance over 50% of total spending needs. More importantly, Chu Lai
OEZ has participated in creating jobs not only for the people in the project area but also in the whole
province and region with more than 26,000 regular employees, contributing to political stability -
society. The role of Chu Lai OEZ has gradually been affirmed in the general development not only of
Quang Nam province, but also of the central key economic region. With the desire to contribute to that
development, the thesis has re-built. history of formation and development of Chu Lai OEZ in Quang
Nam province. On that basis, we draw experiences in the course of operation in order to overcome the
difficulty of eating, and continue to help Chu Lai OE to develop more in the coming time.
Keywords: Quang Nam, Quang Nam economic, Open economic zone, Chu Lai open
economic zone, economic development.
Certified by instructor
Assoc. Dr. Luu Trang
The person implementing the topic
Nguyen Thi Quynh Giang
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ......................................................... iii
DISCUSSION INFORMATION PAGE.....................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ...........................................................................................ix
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề.....................................................................................................2
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài .........................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
5. Đóng góp của đề tài ............................................................................................4
6. Bố cục của luận văn............................................................................................4
CHƯƠNG 1. SỰ HÌNH THÀNH KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI...........................5
1.1. Một số lý luận về Khu kinh tế mở............................................................................5
1.1.1. Khái niệm về Khu kinh tế mở.......................................................................5
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Khu kinh tế mở.......................7
1.1.3. Mục đích xây dựng Khu kinh tế mở...........................................................13
1.1.4. Một số kinh nghiệm xây dựng Khu kinh tế mở ở các nước .......................15
1.2. Chủ trương, đường lối xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai....................................20
1.3. Sự ra đời Khu kinh tế mở Chu Lai .........................................................................23
1.3.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................23
1.3.2. Đời sống kinh tế - xã hội và truyền thống mở cửa phát triển kinh tế của
nhân dân Quảng Nam ....................................................................................................25
1.3.3. Khu kinh tế mở Chu Lai ra đời...................................................................29
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI
TỈNH QUẢNG NAM ..................................................................................................33
2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Khu kinh tế mở Chu Lai ..........................................33
2.1.1. Thiết lập bộ máy quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai....................................33
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................34
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai......36
2.2. Chính sách của Nhà nước đối với Khu kinh tế mở Chu Lai ..................................41
2.3. Hoạt động của Khu kinh tế mở Chu Lai.................................................................50
vi
2.3.1. Giai đoạn 2003 - 2013 ................................................................................50
2.3.2. Giai đoạn 2013 - 2018 ................................................................................54
Tiểu kết Chương 2 .........................................................................................................62
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ KHU KINH TẾ MỞ CHU
LAI TỈNH QUẢNG NAM ..........................................................................................63
3.1. Thành tựu và hạn chế của Khu kinh tế mở Chu Lai...............................................63
3.1.1. Thành tựu....................................................................................................63
3.1.2. Hạn chế .......................................................................................................67
3.2. Đặc điểm của Khu kinh tế mở Chu Lai ..................................................................71
3.3. Vai trò của Khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam ..........................................73
3.3.1. Vai trò của Khu kinh tế mở Chu Lai đối với huyện Núi Thành và tỉnh
Quảng Nam....................................................................................................................73
3.3.2. Vai trò của Khu kinh tế mở Chu Lai đối với sự phát triển vùng kinh tế
duyên hải Nam Trung Bộ ..............................................................................................76
3.4. Bài học kinh nghiệm của Khu kinh tế mở Chu Lai................................................79
Tiểu kết Chương 3 .........................................................................................................86
KẾT LUẬN ..................................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOT
BT
ICAO
Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
Xây dựng chuyển giao
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
IFC
FDI
Tổ chức tài chính quốc tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FP
FIAS
FTA
FTZ
KCN
Cảng tự do
Cơ quan tư vấn tài chính và đầu tư
Hiệp định thương mại tự do
Khu thương mại tự do
Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
KKT
KKTM
Khu kinh tế
Khu kinh tế mở
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
PPP Đầu tư theo hình thức đối tác công tư
QLNN
TN&MT
Quản lý nhà nước
Tài nguyên môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1.1.
Các khu chức năng của KKTM Chu Lai theo Quyết định
43/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
30
3.1. Tiến trình phát triển 15 năm của KKTM Chu Lai 65
ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ Tên sơ đồ Trang
2.1. Cơ cấu tổ chức ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai 34
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tại Đại hội lần thứ VI (12/1986), để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng
hoảng kinh tế - xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo và tổ chức thực hiện
công cuộc đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội ở nước ta. Kể từ đó, nền
kinh tế đất nước trải qua quá trình cải cách mạnh mẽ theo cơ chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ những năm đầu sau đổi mới, với mong muốn tạo
ra những khu vực có cơ sở hạ tầng tốt với thủ tục hành chính thuận lợi để thu hút đầu
tư nước ngoài, ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện các khu vực lãnh thổ theo mệnh lệnh
hành chính, có hoạt động kinh tế và quản lý nhà nước đặc thù. Đầu tiên là sự ra đời các
khu chế xuất (KCX) như Tân Thuận, Linh Trung ở thành phố Hồ Chí Minh vào năm
1991. Sau đó, Nghị định 192/1994/NĐ-CP ngày 28/12/1994 của Chính phủ về ban
hành Quy chế khu công nghiệp (KCN) đã tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời của hàng loạt
KCN trên cả nước. Năm 1998, mô hình khu kinh tế (KKT) cửa khẩu ra đời, năm 2003
mô hình Khu kinh tế mở (KKTM) được thành lập. Kể từ đó, hàng loạt KCN, KCX và
KKT đã được thành lập trên cả nước không những để thu hút đầu tư nước ngoài mà
còn được xem như là giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, đô thị, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế vùng.
Trong xu thế đó, ngày 10/7/1999, Bộ Chính trị ban hành Thông báo số 232-
TB/TW về việc chọn khu vực Chu Lai tỉnh Quảng Nam để xây dựng KKTM đầu tiên
của cả nước. Đến ngày 27/9/2002, Bộ Chính trị một lần nữa khẳng định chủ trương
xây dựng KKTM Chu Lai tại Thông báo số 79-TB/TW, ngày 10/7/1999. Để cụ thể hóa
chủ trương của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
108/2003/QĐ-TTg ngày 05/6/2003 về việc thành lập KKTM Chu Lai tỉnh Quảng Nam
và ban hành Quy chế hoạt động của KKTM Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. Đây là cơ sở
pháp lý đầu tiên để xây dựng KKTM Chu Lai. Theo Quy chế KKTM Chu Lai được
ban hành kèm theo Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg ngày 05/6/2003 của Thủ tướng
Chính phủ, việc thành lập KKTM đầu tiên của cả nước nhằm các mục tiêu:
(1) Áp dụng các thể chế, cơ chế chính sách mới, tạo môi trường đầu tư, kinh
doanh bình đẳng, phù hợp với thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ
chức kinh tế trong và ngoài nước, qua đó có thêm kinh nghiệm cho hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực;
(2) Áp dụng các mô hình, động lực mới cho phát triển kinh tế, khắc phục những
vướng mắc trong chính sách và cơ chế quản lý kinh tế hiện hành, trong khi chưa có
điều kiện thực hiện trên phạm vi cả nước;
2
(3) Phát triển sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh
tranh cao, đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng ra thị trường thế giới;
(4) Tạo việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
(5) Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị trong
giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Quảng Nam, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho toàn bộ khu vực
miền Trung, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực này với các vùng khác trong
cả nước.
Hơn mười lăm năm hình thành và phát triển, KKTM Chu Lai đã đạt được nhiều
thành tựu nổi bật, góp phần quan trọng tạo ra nhiều động lực mới thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Để
tìm hiểu toàn bộ quá trình thành lập, hoạt động, đặc điểm, đồng thời thấy được vai trò
và ý nghĩa của KKTM Chu Lai đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Nam tôi chọn đề
tài “Khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam (2003 - 2018)” để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Đã có nhiều tác giả thực hiện các đề tài nghiên cứu về các KKT, KCN ví dụ như:
Luận án tiến sĩ “Đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Án giai đoạn 2006-2020” của tác
giả Nguyễn Hữu Khiếu; Luận văn thạc sĩ “Cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút
đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Bình Định” của tác giả Phan Thị Quốc Hương;
Luận văn thạc sĩ “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu kinh tế Dung
Quất tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Nguyễn Thị Diễm Hương; Luận văn thạc sĩ “Giải
pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam” của tác giả
Nguyễn Thị Nhàn; Luận văn thạc sĩ “Các giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển
công nghiệp tỉnh Quảng Nam” của tác giả Trần Xuân Vinh.
Xung quanh đề tài về KKTM Chu Lai đã có nhiều tài liệu, bài nghiên cứu đăng
trên các tạp chí kinh tế như “ Khu kinh tế mở Chu Lai điểm sáng trong thu hút đầu
tư”, bài viết “Khu kinh tế mở Chu Lai và sự phát triển nông thôn: Phòng thí nghiệm
cho đổi mới thể chế và chính sách của một nền kế hoạch hóa tập trung” của tác giả Vũ
Thành Tự Anh. Bên cạnh các báo cáo, tạp chí một số đề tài nghiên cứu về luận văn
thạc sĩ cũng đề cập đến KKTM Chu Lai như: Luận văn “ thu hút vốn đầu tư để phát
triển khu kinh tế mở Chu Lai” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thảo, luận văn “ Quản
lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai” của tác giả Huỳnh
Minh Thảo, luận văn “ Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế mở Chu Lai giai
đoạn 2010 – 2020” của tác giả Trần Phan Anh Tuấn,.. Các công trình khoa học này
đã thể hiện rõ sự phát triển và những hạn chế của các KKT, KCX, nêu được vai trò của
các KKT, KCX đối với việc phát triển công nghiệp; đánh giá thực trạng và đề ra giải
pháp cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nguồn vốn đầu tư, hoàn thiện quản lý
nhà nước về thu hút dự án đầu tư và nhiều công trình nghiên cứu khác, đã góp phần
hình thành nên một dòng các nghiên cứu về KKT, cơ bản hình thành nên hệ thống khái
3
niệm, khái quát lịch sử phát triển KKT, xác định các đặc điểm của KKT, các mô hình
phát triển KKT (loại hình KKT), tổng kết được các yếu tố tác động đến sự hình thành
và phát triển KKT, đã phân tích và đưa ra được nhiều bài học về sự thành công cũng
như thất bại của các KKT trên phạm vi toàn thế giới cũng như ở từng khu vực. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu của các tác giả có phạm vi không gian nghiên cứu rất
rộng, mang tính khái quát cao hoặc chỉ nghiên cứu một số KKT có tính chất điển hình,
hoặc chỉ nghiên cứu về một số mặt phát triển của KKT như phân tích quá trình hình
thành, cơ chế phát triển và gợi ra nhiều phương hướng phát triển cũng như đã chỉ ra
những bài học thành công của các KKT mà chưa có công trình nào nghiên cứu về
KKT theo hướng lịch sử hình thành và phát triển.
KKTM Chu Lai tỉnh Quảng Nam là KKT ven biển đầu tiên của nước ta được
thành lập năm 2003. Đến nay, sau hơn mười lăm năm phát triển, KKTM Chu Lai đạt
được những kết quả đáng khích lệ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về KKTM Chu
Lai tỉnh Quảng Nam, tuy nhiên các công trình nghiên cứu theo hướng phát triển kinh
tế, thu hút đầu tư, chỉ tập trung nghiên cứu sâu một vấn đề như giải pháp thu hút đầu
tư, vấn đề quản lý KKT, giải pháp phát triển KKT,... mà chưa có công trình khoa học
nào nghiên cứu tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của KKTM Chu Lai
trong vòng 15 năm qua (2003-2018). Vì vậy, đề tài nghiên cứu của tôi mang tính mới,
thiết thực, đòi hỏi cấp thiết cần thực hiện.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
- Dựng lại lịch sử hình thành và phát triển của KKTM Chu Lai.
- Đánh giá những đóng góp của KKTM Chu Lai đối với tỉnh Quảng Nam nói
riêng và Việt Nam nói chung.
- Rút ra bài học kinh nghiệm.
3.2. Đối tượng
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là KKTM Chu Lai tỉnh Quảng Nam.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Từ khi thành lập KKTM Chu Lai (2003) đến năm 2018.
- Về không gian: KKTM Chu Lai tỉnh Quảng Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Để giải quyết tốt những yêu cầu đặt ra, tác giả vận dụng và dựa trên nền tảng
của phương pháp luận Sử học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Hai phương pháp nghiên cứu cơ bản là: Phương pháp lịch sử, phương pháp
lôgic. Ngoài ra, để giải quyết những luận điểm khoa học đặt ra, tác giả còn sử dụng các
phương pháp chuyên ngành và liên ngành khác nhau như: Phương pháp thống kê,
phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp phân tích tổng hợp, điều tra, khảo sát thực
tế, xử lý số liệu, so sánh để khái quát thành những luận điểm có căn cứ lý luận thực
tiễn.