Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NGÔ QUÂN LẬP
K h u ,
DI TÍCH QUỐC GIA
ĐẶC BIỆT
K hu
DI TÍCH
QUỐC GIA ĐẶC BIỆT
T âN TRÌRO
NGÔ QUÂN LẬP
K hu
DI TÍCH
QUỐC GIA ĐẶC BIỆT
TÂN TRÀO
(Xuất bản lần thứ ba có sửa chữa, bổ sung)
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - sự THẬT
HÀ NỘI - 2014
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Tân Trào - Thủ đô lâm thòi Khu giải phóng, Trung tâm
Thủ đô kháng chiến là một chứng tích lịch sử quan trọng của
dân tộc Việt Nam trong cuộc Cách mạng Tháng Tám và chín
nám trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi ghi
dấu những tháng ngày hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốíc hội, Mặt trận,
các bộ, ban, ngành Trung ương trong kháng chiến.
Tháng 5-1945, Tân Trào được chọn làm căn cứ địa cách
mạng, là nơi ở và làm việc của Bác, Trung ương Đảng và
Tổng bộ Việt Minh để chuẩn bị lãnh đạo cuộc Tổng khởi
nghĩa trong toàn quôh. Tại đây đã diễn ra những sự kiện lịch
sử trọng đại, có tính chất bưốc ngoặt của dân tộc. Từ ngày 13
đến ngày 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại
khu rừng Nà Nưa, Tân Trào. Ngày 16-8-1945, dưới bóng đa
Tân Trào, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh sô' 1
và chỉ huy đơn vỊ Giải phóng quân tiến về giải phóng Thủ đô
Hà Nội. Những địa danh trong Khu Di tích lịch sử Tân Trào
như lán Nà Nưa, đình Thanh La, đình Tân Trào, cây đa Tân
Trào, Đèo Chắn, sân bay Lũng Cò,... gắn liền vối những hoạt
động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ,
Quốc hội, Mặt trận, các bộ, ban. ngành góp phần to lớn vào
thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, Tân Trào
là nơi tập trung cao nhất trí tuệ, tinh thần quyết tâm, anh
dũng, quyết thắng giặc Pháp xâm lược, đồng thòi là minh
chứng cho tình quân - dân gắn bó, thủy chung của nhân dân
Việt Nam.
Vối những giá trị lịch sử lỏn lao, Khu Di tích lịch sử Tân
Trào đã được xếp hạng là Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân
Trào theo Quyết định sô' 548/QĐ-TTg ngày 10-5-2012 của Thủ
tướng Chính phủ. Đó là niềm vinh dự, tự hào lớn lao của nhân
dân Tuyên Quang nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.
Hưống tối kỷ niệm 69 năm ngày Cách mạng Tháng Tám
(19-8-1945 - 19-8-2014) và Quốc khánh 2-9, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản lần thứ "ba (có sửa
chữa, bổ sung) cuôn sách Khu Di tích quốc gia đặc biêt
Tân Trào của tác giả Ngô Quân Lập - nguyên Giám đô'c Ban
Quản lý Khu Du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào.
Vối những bài viết và ảnh tư liệu quý giá, cuô'n sách đã
tái hiện lại hình ảnh mảnh đất Tân Trào anh hùng trong giai
đoạn lịch sử oanh liệt của đất nước. Tân Trào mãi mãi là một
điểm sáng trong lịch sử dân tộc, là cái nôi nuôi dưỡng truyền
thông dân tộc, bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần cách mạng
cho các thế hệ người dân Việt Nam.
Xin trân trọng giới thiệu cuô'n sách vối bạn đọc.
Tháng 7 năm 2014
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - sự THẬT
LỜI NÓI ĐẦU
Khu căn cứ cách mạng Tân Trào do Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ xây dựng
đã trở thành địa danh nổi tiếng, là Thủ đô lâm thời
Khu giải phóng, Trung tâm Thủ đô kháng chiến. Nơi
đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử gắn với vận mệnh
của dân tộc: khởi nghĩa Thanh La, thành lập chính
quyển cấp châu đầu tiên trong cả nưốc; Hội nghị toàn
quốc của Đảng, quyết định khởi nghĩa giành chính
quyền; Quốc dân Đại hội họp tại đình Tân Trào, thành
lập uỷ ban lâm thời Khu giải phóng (tức Chính phủ
lâm thời); cây đa Tân Trào nơi xuất phát của đoàn
Quân giải phóng, tiến sang giải phóng Thái Nguyên và
tiến về Hà Nội.
Đầu năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung
ương Đảng, Chính phủ, Quôh hội, Mặt trận, các bộ,
ban, ngành lên Việt Bắc chọn Tân Trào làm trung
tâm để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vê những di tích tiêu
biểu trong Khu căn cứ cách mạng Tân Trào, tỉnh Tuyên
Quang, chúng tôi tổ chức sưu tầm tài liệu và biên soạn
cuốn Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào.
Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào gồm 183 di
tích gắn liền với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
các cơ quan Trung ương thòi tiền khởi nghĩa và trong
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Mặc dù đã có nhiều cô" gắng, song cuô"n sách khó
tránh khỏi thiếu sót, mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của bạn đọc để lần xuất bản sau cuô"n
sách được hoàn chỉnh hơn.
Nhân dịp cuốh sách ra mắt bạn đọc, xin chân thành
cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan lưu trữ,
đồng chí và đồng nghiệp; cảm ơn Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia - Sự thật đã nhiệt tình giúp đỡ cho việc
xuâ"t bản cuô"n sách này.
<UJ.
s
u
><•
cs
u
o
ạẹ
o
ta
o
co
bangI ẽ h I ng
DI TIÍCH QU<R: g ia ĐAC B ltT
S í/7 ^ n ìo
^yẽuifệtt *ĩfbn ^^liơ niỊ và ầui4ệii
ỉỉiỉiÁ Ỹ ù t/rjt ĩỉù a n y
KHÁI QUÁT VỀ KHU DI TÍCH
QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TÂN TRÀO
Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào nằm ở phía
đông nam của tỉnh Tuyên Quang bao gồm 11 xã: Tân
Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện
(Sơn Dương, Tuyên Quang); Kim Quan, Trung Sơn, Hùng
Lợi. Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa (Yên Sơn, Tuyên
Quang). Phía bắc giáp xã Linh Phú (Chiêm Hóa, Tuyên
Quang) và hai xã Nghĩa Tá, Bình Trung (Chợ Đồn, Bắc
Kạn); phía đông giáp các xã thuộc hai huyện Định Hóa,
Đại Từ (Thái Nguyên); phía nam giáp các xã Tú Thịnh,
Hợp Thành (Sơn Dương, Tuyên Quang); phía tây giáp các
xã Tân Tiến, Kiến Thiết, Tiến Bộ, Thái Bình (Yên Sơn,
Tuyên Quang). Đây là khu di tích đặc biệt quan trọng của
quốc gia, gắn liền với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận, các bộ,
ban, ngành Trung ương. Ghi dấu những sự kiện trọng đại
của đất nước trong thòi kỳ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa
giành chính quyền Tháng Tám năm 1945 và trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Tân Trào, thời liền khới nghĩa là tên gọi chung của
cả khu căn cứ cách mạng nằm ở phía đông bắc huyện
Sđn Dương, phía đông huyện Yên Sơn. Trung tâm khu
căn cứ cách mạng cách quốc lộ 37 và huyện lỵ Sơn
Dương 12 km vê phía tây nam. Đây là vùng đất rộng
lốn có nhiều núi đá vôi xen kẽ núi đất, sông, ngòi dày
đặc, đồi, núi trùng điệp, nhiều thung lũng nhỏ, có độ
cao trung bình từ 70 đến 700 m so vối mực nước biển và
thấp dần từ bắc xuống nam. Cư dân chủ yếu là đồng
bào các dân tộc: Tày, Dao, Nùng, Cao Lan, Sán Chỉ...
mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, sống quây
quần thành từng làng bản trong các thung lũng, ven
sông, suối, trên các triền đồi, phân bô" không đồng đểu
và thưa thớt. Đồng bào sinh sống chủ yếu bằng tự cung,
tự cấp, lương thực chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn... kết
hỢp vối chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, kinh tê nông nghiệp
còn lạc hậu, giao thông đi lại khó khăn.
Trưốc đây, vào khu căn cứ cách mạng Tân Trào
chỉ có một con đường độc đạo, từ huyện lỵ Sơn Dương
qua Tú Thịnh (Mỏ Giát) men theo chân núi, bò suôi,
phải qua đèo Chắn, độ dô"c lớn, hai bên là vách núi
cao. Từ trung tâm khu căn cứ cách mạng có hệ thông
giao thông là các đường mòn nối liền các làng bản với
nhau; theo các triền núi ngược phía bắc qua Bắc Kạn
lên Cao Bằng, sang Chiêm Hóa, Hàm Yên (Tuyên
Quang) vượt qua dãy núi Hồng tối huyện Đại Từ,
10
Định Hóa (Thái Nguyên); dọc theo chân núi Hồng, Tam
Đảo vê Lập Thạch (Vĩnh Phúc)... Đây chính là hệ thống
giao thông hên lạc của các đoàn quân cách mạng Nam
tiến và Bắc tiến trong thời kỳ tiền khởi nghĩa. Tuy hệ
thống giao thông khó khăn, song dễ cơ động "thuận đường
tiến, tiện đường thoái". Chính vì vậy Tân Trào được Bác
Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ chọn làm Thủ đô lâm
thời Khu giải phóng, Trung tâm Thủ đô kháng chiến.
Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào có tổng diện
tích tự nhiên là 530,9 km^ được phân chia thành hai
vùng rõ rệt. Phía đông nam gồm 5 xã: Tân Trào, Minh
Thanh, Trung Yên, Bình Yên,_ Lương Thiện. Đây là
vùng đồi núi đa dạng, núi đá xen kẽ núi đất, địa hình
chia cắt bởi nhiều sông, suối. Phía tây bắc khu căn cứ
gồm 6 xã: Trung Minh, Hùng Lợi, Trung Sơn, Kim
Quan, Công Đa, Đạo Viện có diện tích tự nhiên là
383,98 km^, là vùng núi đá vôi, thành cao, vách đứng,
độ cao trung bình từ 200 đến 700 m, có nhiều rừng cây
cổ thụ, các con suối nhỏ. Khu căn cứ có nhiều dãy núi
cao được che phủ bởi những rừng già rậm rạp. Sông Phó
Đáy chảy từ bắc xuống nam, cùng nhiều khe suối rất
thuận lợi cho việc thực hiện chiến tranh du kích, xây
dựng phát triển lực lượng, cất giấu vũ khí, lương thực,
thực phẩm... trong thời kỳ chuẩn bị đấu tranh giành
chính quyền và chiến tranh giải phóng, nhằm bảo toàn
lực lượng, đảm bảo cơ sở vật chất cho cuộc kháng chiến.
11
Trong những năm 1941-1943, Đội Cứu quốc quân II
từ khu căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai đã phát triển đến
Tuyên Quang, xây dựng phong trào Việt Minh, thành
lập đội du kích ở các huyện.
Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào là căn cứ địa
cằch mạng trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền
năm 1945, là địa bàn chiến lược quan trọng trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954).
Đầu năm 1944, khu căn cứ địa đã hình thành, nối
liền các tỉnh Việt Bắc. Phân khu Nguyễn Huệ (Phân
khu B) ra đời gồm các huyện: Sơn Dương, Yên Sơn,
Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang; Đại Từ, Định Hóa và
một phần huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên; Chợ Đồn
tỉnh Bắc Kạn, lấy Sơn Dương làm trung tâm. Đội Cứu
quốc quân III đưỢc thành lập tại Khuổi Kịch, xã Tân
Trào (ngày 25-02-1944) làm nòng cốt cho việc xây dựng,
phát triển lực lượng vũ trang trong toàn Phân khu.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy Phân khu Nguyễn
Huệ, Đội Cứu quốc quân III đẩy mạnh phong trào cách
mạng trong vùng căn cứ địa. Cuối năm 1944, phong
trào cách mạng phát triển khắp các vùng trong tỉnh
Tuyên Quang, các căn cứ địa được nối liền, cuộc đấu
tranh của quần chúng phát triển thành cao trào, chuẩn
bị khởi nghĩa giành chính quyền.
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương,
Trung ương Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước,
12
ra Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau uà hành động của
chúng ta. Tuy chưa nhận đưỢc chỉ thị. nhưng trước dâ'u
hiệu biến động chính trị, lãnh đạo Phân khu Nguyễn
Huệ đã phát động quần chúng nhân dân xã Thanh La,
huyện Sơn Dương đứng lên khởi nghĩa vũ trang giành
chính quyển ngày 10-3-1945. Nhân dân Thanh La cùng
lực lượng vũ trang cách mạng mau lẹ, khẩn trương tước
vũ khí của lính dõng; cuộc khởi nghĩa Thanh La nhanh
chóng giành thắng lợi.
Tháng 4-1945, cả vùng rộng lốn ở trung tâm chiến khu
đã có chính quyển cách mạng nhân dân lãnh đạo, trở
thành căn cứ địa vững chắc, đây là yếu tố quan trọng để
Bác Hồ quyết định ròi căn cứ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân
Trào (Tuyên Quang) tiếp tục chỉ đạo cách mạng Việt Nam.
Ngày 4-5-1945, Bác Hồ bắt đầu cuộc hành trình Pác
Bó - Tân Trào theo con đường Nam tiến mà Bác đã
vạch ra cho Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng
quân ngày trước. Trải qua 18 ngày đêm, trưa ngày 21-
5-1945 Bác đến Tân Trào, dừng chân nghỉ tại đình
Hồng Thái, sau đó vào làng Kim Long ở tại gia đình
ông Nguyễn Tiến Sự (Chủ nhiệm Việt Minh của làng
Kim Long). Được ít ngày sau, để đảm bảo bí mật và tiện
làm việc, Bác chuyển từ nhà ông Nguyễn Tiến Sự lên ở,
làm việc tại một căn lán nhỏ trên rừng Nà Nưa (lán Nà
Nưa), cách làng Kim Long hơn 500 mét.
13