Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Không gian văn hóa cồng chiêng của tộc người Êđê tại Đắk Lắk
PREMIUM
Số trang
95
Kích thước
3.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1298

Không gian văn hóa cồng chiêng của tộc người Êđê tại Đắk Lắk

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

KHÔNG GIAN VĂN HOÁ CỒNG CHIÊNG CỦA

TỘC NGƯỜI ÊĐÊ TẠI ĐĂK LĂK

<Mã số đề tài>

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 4/ Năm 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

KHÔNG GIAN VĂN HOÁ CỒNG CHIÊNG CỦA

TỘC NGƯỜI ÊĐÊ TẠI ĐĂK LĂK

Chủ nhiệm đề tài: VÕ THỊ THANH TÂM

Khoa XÃ HỘI HỌC - CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á

Người hướng dẫn:

ThS. ĐẶNG THỊ QUỐC ANH ĐÀO

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 4/Năm 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1. Thông tin chung:

- Tên đề tài: Không gian văn hoá cồng chiêng của tộc người Êđê tại Đăk Lăk

- Sinh viên thực hiện: Võ Thị Thanh Tâm

- Lớp: DH14DN01 Khoa:XHH-CTXH-ĐNA Năm thứ: 4 Số năm đào tạo:

4

- Người hướng dẫn: Đặng Thị Quốc Anh Đào

2. Mục tiêu đề tài:

- Tìm hiểu những nét đặc trưng, giá trị văn hóa cồng chiêng của tộc người Êđê tại

Đăk Lăk.

- Nhận diện những thuận lợi và khó khăn, hạn chế trong việc bảo tồn và phát huy

di sản không gian văn hóa cồng chiêng của tộc người Êđê tại tỉnh Đăk Lăk.

- Kiến nghị, đề xuất định hướng thiết thực cho mục tiêu bảo tồn, kế thừa và phát

huy được giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng – Kiệt tác truyền khẩu và Di sản

văn hóa phi vật thể của nhân loại.

3. Tính mới và sáng tạo của đề tài:

Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về không gian văn hoá cồng chiêng của các

tộc người ở Tây Nguyên nói chung, nhưng vẫn chưa có những công trình nghiên cứu

một cách cụ thể về không gian cồng chiêng của tộc người Êđê tại tỉnh Đăk Lăk. Và

đề tài đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu chủ thể trên. Ngoài ra, đề tài thực hiện nghiên

cứu về tác động của hoạt động du lịch đối với việc bảo tồn di sản phi vật thể của nhân

loại “không gian văn hoá cồng chiêng”. Từ đó dễ dàng nhận thấy một thực tế đang

diễn ra ở Tây Nguyên nói chung cũng như cộng đồng tộc người Êđê ở Đăk Lăk nói

riêng hiện nay là số lượng cồng chiêng đã bị suy giảm đáng kể, hồn thiêng của tiếng

cồng, tiếng chiêng cùng với những bản cồng chiêng đang dần mất đi theo năm tháng

và những nghệ nhân chỉnh cồng chiêng, chơi cồng chiêng cũng thưa vắng dần trong

các cộng đồng bản địa tộc người Êđê. Những năm gần đây, cồng chiêng Êđê có xu

hướng đời thường hóa, từ đời sống nghi lễ bước ra để chuyển thành sinh hoạt thường

ngày, tham gia vào hoạt động du lịch ở địa phương. Điều này đã có những tác động

không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng của tộc người Êđê.

4. Kết quả nghiên cứu:

Cồng chiêng đã gắn bó với cuộc sống của cộng đồng tộc người Êđê từ rất lâu,

nhưng nay đang đứng trước nguy cơ bị mai một rất cao do nhiều nguyên nhân khác.

Trước hết, đó là những nguyên nhân bắt nguồn từ những biến đổi hết sức lớn lao

trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân, cùng với những biến đổi của môi

trường tự nhiên và xã hội mà cư dân bản địa sinh sống, như những sự thay đổi trong

phương thức canh tác; sự thay đổi trong mối quan hệ giữa con người với môi trường

tự nhiên và thiên nhiên; sự bùng nổ công nghệ thông tin, v.v. Những sự biến đổi ấy

dẫn đến sự thờ ơ của một bộ phận dân cư, nhất là trong lớp trẻ đối với văn hóa cồng

chiêng. Tiếp đến, hiên nay rất nhiều người Êđê đi theo đạo Tin lành và họ không còn

cần đến cồng chiêng để kết nói với thần linh như trước đây nữa….

Từ những nguyên nhân kể trên, thực tế hiện nay là số cồng chiêng của tộc

người Êđê ở Đăk Lăk đã giảm đi đáng kể, đồng bào vì cái đói, cái nghèo đã không thể

giữ lại đồ vật quý bên mình. Để ngăn chặn việc chảy máu cồng chiêng, điều cần nhất

là phải xoá đói giảm nghèo để người dân không phải bán cồng chiêng để duy trì đời

sống. Hơn nữa, Nhà nước phải quan tâm và có những biện pháp để có thể duy trì các

sinh hoạt cồng chiêng trong các cộng đồng buôn làng tại Tây Nguyên nói chung cũng

như tỉnh Đăk Lăk nói riêng. Chúng ta cần có sự đầu tư xứng đáng cho các nghệ nhân

cồng chiêng để họ có điều kiện phát triển hơn các kĩ năng trình độ cảm thụ âm nhạc để

có thể có những tiếng chiêng có hồn như ông cha ta đã từng thể hiện trong các lễ hội

trước kia. Quan trọng nữa Nhà nước cần tổ chức việc truyền dạy cho lớp trẻ; quảng bá

tuyên truyền giá trị của cồng chiêng nhanh chóng để mọi người đều nhận thức được

giá trị dân tộc và có ý thức giữ gìn bảo tồn những nét văn hóa đó.

5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc

phòng và khả năng áp dụng của đề tài:

Với trách nhiệm của cơ quan nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, Sở văn hóa - thể thao và

du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Đăk Lăk dự kiến một số công việc cần phải thực hiện nhằm

giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng của cộng đồng tộc người Êđê.

Đó là: tiếp tục công việc sưu tầm, ghi chép những bài chiêng, những sinh hoạt văn

hóa, âm nhạc gắn với cồng chiêng, các tài liệu về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng

Êđê, để lưu giữ phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy gí trị tài sản văn

hóa vô cùng đặc sắc và quý giá của không gian văn hóa cồng chiêng Êđê. Để có thể

làm được điều đó, cần phải có một số giải pháp hỗ trợ sau:

- Cần có một chương trình nghiên cứu khoa học cho không gian văn hóa cồng chiêng

của tộc người Êđê và chia ra các nhóm việc như sưu tầm và nghiên cứu, bảo tồn và

phục hồi, truyền dạy và quảng bá, chặn đứng nạn “chảy máu’ cồng chiêng, tiến hành

bảo tồn tĩnh lẫn bảo tồn động đối với di sản này, tiến hành đào tạo đội ngũ cán bộ

nghiên cứu.

- Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, tập hợp các nguồn tài liệu đã được nghiên cứu, công

bố từ trước tới nay cả trong nước và ngoài nước liên quan đến cồng chiêng và văn

hóa cồng chiêng Êđê. Các nguồn tài liệu này hiện đang còn tản mạn, phân tán ở các

kho lưu trữ, thư viện, tủ sách tư nhân trong và ngoài nước.

- Phục hồi và giữ gìn các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội, tổ chức biểu diễn, giới thiệu

rộng rãi trong cộng đồng dân cư, trên các phương tiên thông tin đại chúng.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

một cách hệ thống và toàn diện ở 5 tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận.

- Phục hồi môi trường diễn xướng cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, trên

quan điểm kế thừa có chọn lọc, tạo điều kiện thuận lợi để các cộng đồng dân cư khôi

phục các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng , lễ hội gắn với cồng chiêng theo truyền thống

dân tộc của mỗi cộng đồng dân cư và có sự tham gia hướng dẫn, hợp tác chặt chẽ của

các cơ quan quản lí nhà nước về văn hóa, nghệ thuật.

- Từng bước xây dựng phòng lưu trữ di sản văn hóa cồng chiêng Êđê được đặt ở

trung tâm dữ liệu di sản văn hóa, viện văn hóa - thông tin và tại bảo tàng các tỉnh Kon

Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Tại đây sẽ cất giữ các tài liệu, hồ sơ,

băng ghi âm, ghi hình, ảnh tài liệu, ảnh hiện trạng…liên quan đến cồng chiêng và văn

hóa cồng chiêng Êđê.

- Tổ chức đội ngũ các nhà nghiên cứu có chuyên môn về âm nhạc truyền thống, về

văn hóa, lịch sử Tây Nguyên. Chú trọng đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, các nhà nghiên cứu là

người dân tộc thiểu số nhằm thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về âm nhạc

truyền thống, văn hóa lịch sử Tây nguyên. Các cộng đồng buôn làng mở các lớp

truyền dạy kinh nghiệm đánh chiêng, chỉnh chiêng cho thanh thiếu niên, tạo cơ hội

cho các nghệ nhân truyền nghề cho các thế hệ kế tiếp cả về phương pháp kiến thức và

kinh nghiệm.

- Thành lập các khóa hoặc bộ môn đào tạo các trường nghệ thuật của hai tỉnh Gia Lai

và Đăk Lăk. Trường đại học Tây Nguyên về cồng chiêng và không gian văn hóa cồng

chiêng của người Êđê. Tổ chức việc biên soạn để sớm có giáo trình về cồng chiêng và

không gian văn hóa cồng chiêng Êđê giảng dạy trong nhà trường. Bản chất của cồng

chiêng Êđê là sáng tạo của cộng đồng và cũng chính cộng đồng trao truyền nó. Vì

vậy, phát huy vai trò của cộng đồng phải là yêu cầu có tính nguyên tắc, đặt công việc

lên trên.

- Xử lí thỏa đáng, quan hệ giữa hai phạm trù “bảo tồn” và “ phát huy” hoạt động của

đời sống hàng ngày trong không gian văn hóa cồng chiêng Êđê. Muốn bảo vệ không

gian văn hóa cồng chiêng Êđê phải giữ gìn, khôi phục các sinh hoạt văn hóa, tín

ngưỡng liên quan đến văn hóa cồng chiêng, trong đó không nhất thiết phải kế thừa y

nguyên.

- Tăng cường công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin như đài phát thanh,

truyền hình, báo chí, ấn phẩm văn hóa, website… để mọi người hiểu được Đăk Lăk

hay nói rộng hơn là vùng đất Tây Nguyên đang lưu giữu một tài sản văn hóa phi vật

thể vô giá. Biên soạn và xuất bản các văn hóa phẩm về không gian văn hóa cồng

chiêng Tây Nguyên và của tộc người Êđê (tờ gấp, sách nghiên cứu, sách ảnh, đĩa CD,

VCD, DVD,…) để giới thiệu cho mọi người, nhất là khách du lịch trong và ngoài

nước hiểu và yêu quý giá trị mang tầm nhân loại của không gian văn hóa cồng chiêng

Tây Nguyên. Kêu gọi sự quan tâm nghiên cứu, giới thiệu, quảng bá, tranh thủ sự đầu

tư, sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài cả về kinh phí,

phương tiện, tư liệu,… để thực hiện các công việc trên.

6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ

tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả

nghiên cứu (nếu có):

HCM, Ngày 15 tháng 04 năm

2018

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

thực hiện đề tài

(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên

thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày tháng năm

Xác nhận của đơn vị

(ký tên và đóng dấu)

Người hướng dẫn

(ký, họ và tên)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN

CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Họ và tên: VÕ THỊ THANH TÂM

Sinh ngày: 20 tháng 02 năm 1996

Nơi sinh: Buôn Ma Thuột

Lớp: DH14DN01 Khóa: 2014

Khoa: XHH-CTXH-ĐNA

Địa chỉ liên hệ: 14/17 Đào Duy Anh, P.9, Q. Phú Nhuận

Điện thoại: 0969 81 08 89 Email: [email protected]

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang

học):

* Năm thứ 1:

Ngành học: Đông Nam Á học Khoa: XHH-CTXH-ĐNA

Kết quả xếp loại học tập: TB - Khá

Sơ lược thành tích: 6.44

* Năm thứ 2:

Ngành học: Đông Nam Á học Khoa: XHH-CTXH-ĐNA

Kết quả xếp loại học tập: TB - Khá

Sơ lược thành tích: 6.63

* Năm thứ 3:

Ngành học: Đông Nam Á học Khoa: XHH-CTXH-ĐNA

Kết quả xếp loại học tập: TB - Khá

Sơ lược thành tích: 6.76

Ảnh 4x6

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!