Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khóa Luận Tốt Nghiệp Quy Trình Kiểm Toán Các Khoản Ước Tính Kế Toán Tại Công Ty Kiểm Toán
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KẾ TOÁN
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN
IMMANUEL
SVTH : TRẦN THỊ ĐOAN TRÂM
MSSV : 0854042417
NGÀNH : KẾ TOÁN
GVHD : NGÔ NGỌC LINH
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
i
LỜI CẢM ƠN
Bốn năm tuy không phải là dài, nhưng là khỏang thời gian vô cùng ý nghĩa
riêng đối với bản thân em. Từ lúc bắt đầu bước chân vào giảng đường đại học cho
đến giây phút này, được sự chỉ bảo, truyền dạy nhiệt tình của quý thầy cô. Em đã
trưởng thành hơn rất nhiều, hơn cả là tiếp thu được những kiến thức quý báu. Nên
đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô .
Qua thời gian hơn hai tháng được thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán
Immanuel . Tuy chỉ trong thời gian ngắn, nhưng được sự chỉ bảo nhiệt tình của các
anh chị tại công ty, em đã có thêm nhiều kinh nghiệm, những kiến thức chuyên môn
thực tế quý giá. Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến các anh chị tại công ty TNHH
Kiểm toán Immanuel . Đặc biệt anh Bùi Minh Khoa, và anh Nguyễn Thanh Tùng là
những người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo những kinh nghiệm thực tế công việc
cho em trong suốt thời gian thực tập tại quý công ty.
Em xin cám ơn cô Ngô Ngọc Linh, người đã giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực hiện đề tại này.
Do đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài, những hạn chế về mặt thời gian và
đặc biệt là những hạn chế về mặt kiến thức bản thân nên đề tài sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong nhận được những lời góp ý quý báu của quý thầy cô,
cùng các anh chị trong công ty Kiểm toán để hoàn thiện đề tài hơn. Đó cũng là hành
trang quý giá giúp em vững bước hơn trong tương lai.
Trân trọng cám ơn và kính chào!
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Đoan Trâm
ii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ đầy đủ
BCKT Báo cáo kiểm toán
BCTC Báo cáo tài chính
CTKT Chương trình kiểm toán
DN Doanh nghiệp
KSNB Kiểm soát nội bộ
KTV Kiểm toán viên
ƯTKT Ước tính kế toán
TSCĐ Tài sản cố định
BCĐSPS Bảng cân đối số phát sinh
iii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 1
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .................................................................... 1
1.2 Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2
1.4.1 Nguồn số liệu sử dụng ............................................................................. 2
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3
1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
1.5.1 Giới hạn về thời gian .................................................................................. 3
1.5.2 Giới hạn về không gian .............................................................................. 3
1.5.3 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu .......................................................... 3
1.6 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp ................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
TRONG KIỂM TOÁN BCTC ..................................................................................... 4
2.1 Tổng quan về các ước tính kế toán ................................................................. 4
2.1.1 Khái niệm về các ước tính kế toán .......................................................... 4
2.1.2 Phân loại .................................................................................................. 4
2.1.3 Tính chất của các ước tính kế toán .......................................................... 4
2.1.4 Phân tích nội dung cơ bản, phương pháp ghi nhận, hoạch toán các
ƯTKT được nghiên cứu trong đề .................................................................... 5
2.1.5 Rủi ro tiềm tàng đối với các ƯTKT ...................................................... 10
2.1.6 Trọng yếu và các ƯTKT ....................................................................... 11
2.2 Quy trình kiểm toán các ƯTKT trong kiểm toán BCTC .............................. 11
2.2.1 Mục tiêu kiểm toán ................................................................................ 11
2.2.2 Tìm hiểu và đánh giá sơ bộ rủi ro hệ thống kiểm soát nội bộ ............... 12
2.2.3 Quy trình áp dụng kiểm toán các ƯTKT .............................................. 12
CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL ...................................................... 19
3.1 Giới thiệu về công ty kiểm toán IMMANUEL ............................................ 19
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ......................................................... 19
iv
3.1.2 Các hoạt động chính của công ty .......................................................... 20
3.2 Khái quát về chương trình kiểm toán chung cho các khoản ước tính kế toán
của công ty ......................................................................................................... 22
3.2.1 Khái quát về chương trình kiểm toán mẫu của VACPA ...................... 22
3.2.2 Chương trình kiểm toán mẫu các khoản ước tính kế toán ................... 23
3.3 Quy trình kiểm toán các khoản ƯTKT trong thực tế kiểm toán BCTC tại
công ty khách hàng của Immanuel .................................................................... 25
3.3.1 Chương trình kiểm toán thực tế cho các khoản ƯTKT tại khách hàng
của Immanuel ................................................................................................ 25
Chương trình kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi ...................... 26
Chương trình kiểm toán chi phí phải trả ............................................ 30
Chương trình kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ ................................ 33
Chương trình kiểm toán chi phí trích trước ......................................... 37
Chương trình kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho ................. 44
3.3.2 Bảng khảo sát việc thực hiện CTKT các khoản ƯTKT trong một số
HĐKT của công ty Kiểm toán Immanuel. ..................................................... 48
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 53
4.1 Nhận xét ....................................................................................................... 53
4.1.1 Nhận xét chung ..................................................................................... 53
4.1.2. Nhận xét về quy trình kiểm toán các khoản ƯTKT tại công ty TNHH
Kiểm toán Immanuel ...................................................................................... 54
4.2 Một vài kiến nghị nhằm hoàn thiên quy trình kiểm toán các khoản ƯTKT tại
công ty Kiểm toán Immanuel ............................................................................. 58
4.2.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch ............................................................... 58
4.2.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán ................................................... 60
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 64
Phụ lục 1 ........................................................................................................................ 66
Phụ lục 2 ........................................................................................................................ 69
Phụ lục 3 ........................................................................................................................ 73
Phụ lục 4 ........................................................................................................................ 76
Phụ lục 5 ........................................................................................................................ 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 81
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường ngày một mở cửa, vấn đề minh bạch tài chính
lại càng được quan tâm và chú trọng hơn nữa. Để nắm bắt được tình hình tài chính,
kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp (DN) nào đó, thì báo cáo tài chính (BCTC) có
lẽ là chiếc cầu nối tốt nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo được điều này, đòi hỏi BCTC cần
phải phản ánh khách quan, trung thực, mô tả chính xác nhất tình hình kinh doanh của
DN. Nhưng không phải bất cứ chỉ tiêu nào trên BCTC cũng được đo lường chính xác
như các chỉ tiêu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng... Bên cạnh đó, còn có những chỉ tiêu mà
giá trị của chúng không thể đo lường được một cách chính xác như dự phòng giảm giá
đầu tư, giảm giá hàng tồn kho...Hầu như các chỉ tiêu này đều được lập trên các cơ sở
mang nặng tính chủ quan. Đây chính là khe hở, tạo cơ hội cho việc gian lận. Ví dụ như
chi phí sản xuất có thể không được phân bổ đủ vào thành phẩm mà treo tại chi phí sản
phẩm dở dang, dẫn đến giá vốn giảm và lợi nhuận tăng lên... Vì vậy mà tính tin cậy của
các khoản ước tính kế toán (ƯTKT) luôn là vấn đề được người sử dụng BCTC đặc biệt
quan tâm.
Mặt dù đã có những quy định khá cụ thể từ bộ tài chính về việc trích lập dự phòng.
Cũng như các chuẩn mực kế toán kiểm toán liên quan đến vấn đề này. Nhưng do tính
chất của các ƯTKT, nên hầu như chúng vẫn mang nặng tính chủ quan của người lập
nhằm che đậy các yếu kém về tình hình tài chính của công ty. Đây thật sự là một rào
cản khó khăn cho các kiểm toán viên (KTV) trong quá trình thực hiện công việc của
mình.
1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khái niệm “ước tính kế toán” thường đề cập tới các khoản mục trên BCTC mà giá
trị của chúng được ước tính chứ không thể đo lường một cách chính xác bằng các công
thức toán học”.
(Trần Đức Nam, “Đôi điều về các ƯTKT trong BCTC”, “Kế Toán Doanh Nghiệp
online, truy cập tại địa chỉ http://www.ketoandoanhnghiep.com/ke-toan-tong-hop/111-
doi-dieu-ve-cac-uoc-tinh-ke-toan-trong-bao-cao-tai-chinh.html vào ngày 10/3/2012).
Chính vì không thể đo lường được một cách cụ thể, nên KTV chủ yếu dựa vào các
“ xét đoán nghề nghiệp”. Vì vậy mà mức độ tin cậy các ƯTKT là một vấn đề rất được
người sử dụng BCTC đặc biệt quan tâm. Vì trên thực tế tồn tại một quan điểm cho rằng
việc cho phép người lập BCTC sử dụng các xét đoán chủ quan khi lập báo cáo sẽ làm
giảm độ tin cậy của thông tin tài chính. Tuy nhiên, ta không thể loại bỏ việc sử dụng các
ƯTKT, vì những lợi ích nhất định mà chúng mang lại. Hãy thử hình dung, nếu các
doanh nghiệp (DN) không được tự xác định tỷ lệ khấu hao cho tài sản của mình, thay
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 2
vào đó ta phải xây dựng một chuẩn mực thật chi tiết, điều này sẽ rất khó cho các DN
trong việc áp dụng. Kinh doanh luôn tiềm ẩn yếu tố bất định, vì vậy đòi hỏi sự linh hoạt
của những nhà quản trị. Một chế độ kế toán quá cứng nhắc và máy móc, sẽ làm hạn chế
đi sự linh hoạt cần thiết này.
Bên cạnh đó, việc cho phép DN sử dụng các xét đóan chủ quan trong lập BCTC
cũng mang lại nhiều lợi ích. Hiện nay, tình trạng thông tin bất cân xứng giữa nhà đầu tư
và các DN khiến cho rủi ro thông tin lại càng tăng lên. Và việc cho phép các nhà quản
lý sử dụng những xét đoán nghề nghiệp một cách linh hoạt, sẽ giúp BCTC cung cấp
những thông tin cần thiết về triển vọng phát triển để các nhà đầu tư có thể đánh giá
chính xác hơn giá trị của DN.
Cuối cùng, ngay cả khi có thể xây dựng một chế độ kế toán chi tiết đến mức không
còn có chỗ cho xét đoán chủ quan nữa, thì điều đó cũng không bảo đảm sẽ không có kẻ
hở để “lách luật”. ( Nguyễn Trần Nam,1998)
Tóm lại, việc cho phép DN sử dụng các xét đoán chủ quan trong việc lập BCTC
không phải là một giải pháp hoàn hảo để nâng cao chất lượng thông tin tài chính. Chắc
chắn sẽ vẫn còn đó những lo ngại về độ tin cậy của thông tin được đưa ra. Tuy nhiên,
chúng ta có thể thấy rằng việc loại bỏ hoàn toàn yếu tố xét đoán chủ quan của DN trong
lập BCTC sẽ không giải quyết được vấn dề.
Giải pháp khả thi hơn là chúng ta cần phải nâng cao vai trò, cũng như chất lượng
của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ...Đây chính là lý do mà em thực hiện đề tài:
“Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán trong kiểm toán BCTC tại công ty
TNHH Kiểm toán Immanuel”.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu và tìm hiểu các chuẩn mực, chế độ, cùng như những quy định pháp
luật liên quan đến CTKT các ƯTKT trên BCTC.
- Tìm hiểu quy trình kiểm toán các ƯTKT tại công ty TNHH Kiểm toán
Immanuel.
- So sánh CTKT các ƯTKT thực tế và CTKT theo quy định của bộ tài chính
- Đánh giá CTKT cũng như các thủ tục kiểm toán được áp dụng thực tế tại
Immanuel có phù hợp với thực tế của từng đơn vị được kiểm toán hay không. Từ đó đưa
ra kết luận và những kiến nghị thích hợp nhằm hoàn thiện chương trình kiểm toán các
khoản ƯTKT tại Immanuel.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 3
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Nguồn số liệu sử dụng
a) Dữ liệu thứ cấp: Lý thuyết kiểm toán các ƯTKT
- Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), chế độ kế toán (theo quyết định
15 và Thông tư 244/2009 của Bộ Tài Chính) và các thông tư liên quan về các ƯTKT
- Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) về CTKT các ƯTKT
- CTKT các ƯTKT tại công ty TNHH Kiểm toán Immanuel
b) Dữ liệu sơ cấp: Số liệu từ một số khách hàng của công ty TNHH Kiểm
toán Immanuel.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
a) Giai đoạn 1: Tìm hiểu, nghiên cứu và thu thập các tài liệu về cơ sở lý
thuyết liên quan chương trình kiểm toán các khoản ƯTKT.
b) Giai đoạn 2: Tìm hiểu chương trình kiểm toán các khoản ƯTKT tại các
khách hàng của Immanuel. Từ đó đưa ra nhận xét và kiến nghị để góp phần hoàn thiện hơn.
1.5 GIỚI HẠN VỀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1 Giới hạn về thời gian
Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài trong tám tuần. Số liệu thu thập từ thực
tế đi kiểm toán cho niên độ kết thúc ngày 31/12/2011 và hồ sơ kiểm toán năm 2011 cho
các khách hàng cuả công ty TNHH Kiểm toán Immanuel.
1.5.2 Giới hạn về không gian
Đề tài được thực hiện khi đi thực tế kiểm toán tại các khách hàng được kiểm toán
và tại công ty TNHH Kiểm toán Immanuel. Số liệu bài viết được tổng hợp từ các cuộc
kiểm toán BCTC tại các khách hàng của công ty TNHH Kiểm toán Immanuel.
1.5.3 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian nghiên cứu và đặc thù ngành nghề kinh doanh của công
ty được kiểm toán nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sâu quy trình kiểm toán một số
ước tính cơ bản : Chi phí phải trả, chi phí trả trước, chi phí khấu hao,dự phòng nợ phải
thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC tại các khách
hàng .