Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu đang bị lỗi
File tài liệu này hiện đang bị hỏng, chúng tôi đang cố gắng khắc phục.
Khóa luận tốt nghiệp phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại agribank chi nhánh yên mỹ hưng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Hưng Yên, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Lưu Thị Hồng Nhung
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA....................1
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại.................................................................................................................1
1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại...................................1
1.1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.....................................6
1.2 Cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa......13
1.2.1 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa.............................................13
1.2.2 Đặc điểm trong cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa................................................................................................18
1.3 Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa……...…………..21
1.3.1 Một số vấn đề cơ bản về phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
.............................................................................................................................21
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ
và vừa..................................................................................................................24
1.3.3 Định hướng chung cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa...............28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI DNN&V TẠI
AGRIBANK- CHI NHÁNH YÊN MỸ.....................................................................29
2.1 Giới thiệu về AGIBANK – Chi nhánh Yên Mỹ........................................29
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển......................................................29
2.1.2 Tình hình cơ cấu tổ chức và nhân sự..................................................30
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của AGIBANK- chi nhánh Yên Mỹ
trong giai đoạn 2015-2017...................................................................................31
2.2 Thực trạng phát triển cho vay đối với DNN&V tại AGRIBANK chi nhánh
Yên Mỹ....................................................................................................................41
2.2.1 Thực trạng chính sách cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank
Việt Nam..............................................................................................................41
2.2.2 Thực trạng dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank chi
nhánh Yên Mỹ……………………………………………………. ……………46
2.3 Đánh giá hoạt động cho vay đối với DNN&V tại Agribank chi nhánh Yên
Mỹ...........................................................................................................................53
2.3.1 Những thành công…………………………………………………....53
2.3.2 Những hạn chế....................................................................................54
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế........................................55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI DNN&V TẠI
AGRIBANK CHI NHÁNH YÊN MỸ......................................................................60
3.1.Định hướng chung.....................................................................................60
3.1.1 Định hướng phát triển DNN&V của Nhà nước..................................60
3.1.2 Định hướng hoạt động kinh doanh của AGRIBANK chi nhánh Yên
Mỹ trong thời gian tới..........................................................................................61
3.1.3 Định hướng hoạt động tín dụng của AGRIBANK chi nhánh Yên Mỹ
đối với DNN&V..................................................................................................62
3.2 Một số giải pháp phát triển cho vay đối với DNN&V tại AGRIBANK chi
nhánh Yên Mỹ.........................................................................................................63
3.2.1 Nhóm giải pháp Marketing.................................................................63
3.2.2 Nhóm giải pháp triển khai chính sách khách hàng………….………..64
3.2.3 Mạnh dạn triển khai chính sách cho vay không có tài sản bảo đảm....66
3.2.4 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng..............67
3.2.5 Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay.......................67
3.2.6 Chú trọng công tác đào tạo tại chỗ, sắp xếp nhân sự hợp lý...............68
3.2.7 Chú trọng công tác quản trị rủi ro………………………………….....69
3.2.8 Giải pháp hỗ trợ……………….. ………………………………….....71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................73
KẾT LUẬN................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................75
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
CN Chi nhánh
DN Doanh nghiệp
DNN&V Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DPRR Dự phòng rủi ro
DSCV Doanh số cho vay
DSTN Doanh số thu nợ
ĐCTC Định chế tài sản
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NQH Nợ quá hạn
NNH Nợ ngắn hạn
NTDH Nợ trung dài hạn
TCKT Tổ chức kinh tế
TCTD Tổ chức tín dụng
TSĐB Tài sản đảm bảo
SXKD Sản xuất kinh doanh
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Chỉ tiêu phân loại DNN&V theo World Bank.............................................14
Bảng 1. 2 Tiêu chí phân loại DNN&V của Việt Nam...................................................15
Bảng 2.1: Công tác huy động vốn tại AGIBANK Yên Mỹ giai đoạn 2015-2017........32
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay tại AGIBNK chi nhánh Yên Mỹ giai đoạn 2015-2017........38
Bảng 2.3: Phân loại nợ của AGIBANK chi nhánh Yên Mỹ giai đoạn 2015-2017.......39
Bảng 2.4: Số lượng DNN&V có quan hệ tín dụng tại AGRIBANK chi nhánh Yên Mỹ
.....................................................................................................................................46
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ đối với DNN&V tại AGRIBANK Yên Mỹ.......................48
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay DNN&V tại AGRIBANK chi nhánh Yên Mỹ.....................49
Bảng 2.7: Tỷ lẹ NQH và Nợ xấu DNN&V so với toàn chi nhánh...............................49
Bảng 2.8: Phân loại nợ cho vay DNN&V tại AGRIBANK Yên Mỹ giai đoạn 2015-
2017.............................................................................................................................54
Bảng 2.9: Lợi nhuận ròng từ DNN&V tại AGRIBANK Yên Mỹ 2015-2017..............51
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của AGRIBANK Yên Mỹ qua các năm trong
giai đoạn 2015-2017....................................................................................................33
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng.......................................................34
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn...........................................................36
Biểu đồ 2.4: Quy mô cho vay AGRIBANK chi nhánh Yên Mỹ 2015-2017................37
Biểu đồ 2.5: Tổng tài sản và lợi nhuận trước thuế AGRIBANK Yên Mỹ....................41
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng số lượng khách hàng cho vay tại AGRIBANK Yên Mỹ giai đoạn
2015-2017....................................................................................................................47
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ mức sinh lời qua các năm 2015-2017 tại AGRIBANK Yên Mỹ....52
Sơ đồ 1: Sơ đồ các phòng ban AGRIBANK Yên Mỹ..................................................30
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Ở Việt Nam cũng như các nước trên toàn thế giới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa
đang ngày càng khẳng định vai trò của mình với nền kinh tế - xã hội. Theo thống kê
của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến ngày 31-12- 2018,
Việt Nam có hơn 800.000 doanh nghiệp. Trong tổng số doanh nghiệp đó, có gần 97%
quy mô nhỏ và vừa. Các DNN&V sử dụng 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40%
GDP cả nước. Nếu tính cả 133.000 hợp tác xã, trang trại và khoảng 3 triệu hộ kinh
doanh cá thể thì khu vực này đóng góp tới 60% vào cơ cấu GDP. Không chỉ đóng góp
đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước, DNN&V còn tạo ra hơn một triệu việc
làm mới mỗi năm cho số lao động phần lớn chưa qua đào tạo, góp phần xóa đói giảm
nghèo, tăng cường an sinh xã hội.
Trong điều kiện hiện nay, do năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp chưa cao, vốn tự có của doanh nghiệp còn hạn chế nhiều nên vốn vay
ngân hàng là nguồn vốn quan trọng để tăng cường đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất
kinh doanh. Các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc cần
giải quyết, đặc biệt là các DNN&V. Điểm đặc trưng DNN&V là đa phần đều có số
vốn nhỏ, quy mô sản xuất kinh doanh khiêm tốn và thường xuyên ở trong tình trạng
thiếu vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều DNN&V mới thành lập, cơ
sở vật chất còn thiếu thốn, tình hình tài chính chưa ổn định, chưa có đủ uy tín, không
có đủ tài sản thế chấp, nên việc tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài là rất khó khăn. Vì
thế các DNN&V lựa chọn giải pháp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Quan hệ
tín dụng này phát sinh đem lại lợi ích cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Về phía
DNN&V, họ có được nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh kịp thời và đầy đủ. Còn
về phía ngân hàng thương mại, ngân hàng có thể tăng cường tín dụng, đa dạng hóa
danh mục cho vay, phân tán và giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh… đem
lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hơn thế nữa, nó còn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế,
phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước ta.
Tín dụng ngân hàng đối với các DNN&V của NHTM có hiệu quả hay không sẽ
ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của các DNN&V, đến bản thân các NHTM và xa
hơn là sự phát triển của nền kinh tế của đất nước.
Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với
DNN&V cũng như qua khảo sát thực tế về tình hình hoạt động tín dụng của
AGRIBANK trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong đó có chi nhánh Yên Mỹ chiếm thị
phần đứng thứ hai trong toàn tỉnh về lĩnh vực huy động vốn, hoạt động tín dụng… so
với các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác tại tỉnh Hưng Yên. Trong
thời gian làm việc tại AGRIBANK chi nhánh Yên Mỹ em đã lựa chọn đề tài cho luận
văn tốt nghiệp của mình là: “PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH YÊN MỸ HƯNG YÊN II” .
2. Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống những vấn đề cơ bản về cho vay DNN&V của ngân hàng thương mại;
làm rõ luận cứ phát triển cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cho vay DNN&V tại AGRIBANK chi
nhánh Yên Mỹ Hưng Yên II
- Đề xuất giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp NVV tại tại AGRIBANK
chi nhánh Yên Mỹ Hưng Yên II
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
- Phạm vi nghiên cứu: Phát triển cho vay DNN&V tại Agribank,chi nhánh Yên
Mỹ Hưng yên II các năm 2015, năm 2016 và năm 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp sau đây được áp dụng để thực hiện đề tài:
-Duy vật biện chứng
-Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được bố cục
thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển cho vay của ngân hàng thương mại đối với
doanh nghiệp Nhỏ và Vừa