Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế quận i tp hcm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề tốt nghiệp
TÊN ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN
I, TP.HCM
LỜI MỞ ĐẦU
Thuế luôn là là vấn đề quan trọng nhạy cảm của mọi quốc gia cũng như mọi
thời kì. Thứ nhất, nhạy cảm bởi vì đây là kênh lớn nhất lấy tiền ra khỏi xã
hội của CP mà người bị lấy chính là nhân dân (trực tiếp hoặc gián tiếp). Do
đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ. Thứ hai, không phải ngẫu nhiên
mà nó trở nên quan trọng, không những là một công cụ tài khóa hiệu quả
thường xuyên được CP sử dụng để kiềm chế lạm phát mà còn là nguồn sống
của cả 1 bộ máy điều hành đất nước. Ngoài ra, khi nhìn vào số tiền và tốc độ
tăng trưởng thuế hàng năm các chuyên gia cũng có thể dự đoán được tình
trạng kinh tế của mỗi vùng. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các hoạt
động đa dạng của các thành phần trong nền kinh tế thị trường còn đang non
trẻ nên trong quá trình làm luật và áp dụng luật còn rất nhiều vấn đề xảy ra.
Mà điển hình nhất là công tác kiểm tra cũng như thanh tra thuế. Đây là một
trong những vấn đề nhức nhối mà báo đài đã tốn không bao giấy mực và vô
số tranh biếm họa để đề cập đến nhằm cải thiện những vướng mắc còn tồn
đọng nhưng kết quả vẫn không đạt được như mong đợi. Các vấn đề như
doanh nghiệp ma và trốn thuế vẫn diễn ra tràn lan dẫn đến thất thu lớn cho
đất nước gây ra thiệt hại cho nền kinh tế. Với mục đích nhằm cải thiện tình
hình khó khăn đang diễn ra cũng như đóng góp sức để ngày càng hoàn thiện
luật thuế nên em đã chọn đề tài: “hoàn thiện công tác thanh tra và kiểm tra
thuế tại chi cục thuế quận 1, thành phố Hồ Chí Minh”.
1
Chuyên đề tốt nghiệp
Đề tài chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và hạn chế, em rất mong nhận được
sự góp ý và nhận xét của thầy để bài làm tốt hơn. Ngoài phần mở đầu và kết
luận, chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về kiểm tra thuế.
Chương 2: Thực trạng kiểm tra và thanh tra thuế trên địa bàn Quận 1
năm 2010.
Chương 3: Giải pháp cho các khó khăn trong khâu kiểm tra, thanh tra
thuế tại Quận 1.
2
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THUẾ VÀ THANH TRA,KIỂM TRA THUẾ
1. Khái quát về thuế.
1.1. Khái niệm thuế.
Cho đến nay, trong giới các học giả và trên các sách báo kinh tế thế giới
vẫn chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm thuế, bởi lẽ giác độ nghiên
cứu có nhiều khác biệt. Nhìn chung, các nhà kinh tế khi đưa ra khái niệm về
thuế mới chỉ nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau của thuế mà mình
muốn khai thác hoặc tìm hiểu, chưa phản ánh đầy đủ bản chất chung của
phạm trù thuế.
Chẳng hạn theo các nhà kinh điển thì thuế được quan niệm rất đơn giản:
" Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có những sự đóng góp của
những người công dân của Nhà nước đó là thuế khoá...". Và với quan điểm
này, thuế chỉ là sự đóng góp của công dân để duy trì quyền lực nhà nước.
Cũng từ luận điểm này, Mác phát triển thêm rằng trong một nhà nước có giai
cấp (một giai cấp giành được quyền thống trị) thì thuế thực ra là khoản đóng
góp bắt buộc để duy trì quyền lực của giai cấp đó. Khi những giai cấp không
phải là giai cấp cai trị, nghĩ rằng việc bắt buộc nộp thuế chỉ dùng để bảo vệ
quyền lợi cho giai cấp cai trị, thì họ sẽ không coi thuế là nghĩa vụ công dân
và sẽ bằng nhiều cách để tránh thuế và trốn thuế.
Bên cạnh đó, cũng có các quan điểm khác nhau về thuế, được nhìn nhận trên
các bình diện khác. Trong cuốn từ điển kinh tế của hai tác giả người Anh
Chrisopher Pass và Bryan Lowes, đứng trên giác độ đối tượng chịu thuế đã
cho rằng : "Thuế là một biện pháp của chính phủ đánh trên thu nhập của cải
và vốn nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên
việc chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản".
3
Chuyên đề tốt nghiệp
Một khái niệm khác về thuế tương đối hoàn thiện được nêu lên trong
cuốn sách "Economics" của hai nhà kinh tế Mỹ, dựa trên cơ sở đối giá như
sau: "thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc chuyển giao
bằng hàng hoá, dịch vụ) của các công ty và các hộ gia đình cho chính phủ,
mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được trực tiếp hàng hoá, dịch vụ nào
cả, khoản nộp đó không phải là tiền phạt mà toà án tuyên phạt do hành vi vi
phạm pháp luật". Trong các quan điểm này, người ta chỉ nhìn nhận thuế trên
giác độ các đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế, không nói đến việc
sử dụng tiền thuế để làm gì, chỉ thể hiện việc đánh thuế như là một nghĩa vụ
công dân của các doanh nghiệp và hộ gia đình với đất nước mà mình đang
kinh doanh hoặc đang sinh sống. Các quan điểm này cũng chỉ phù hợp với
giai đoạn phát triển của thuế trong thời đoạn lịch sử nhất định lúc đó.
Trên giác độ phân phối thu nhập, người ta định nghĩa: Thuế là hình thức
phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước để đáp ứng các nhu
cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.
Trên giác độ người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt
buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo
luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ Nhà nước.
Trên giác độ kinh tế học, thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà
nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực
tư sang khu vực công, nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của
Nhà nước.
Ở nước ta, đến nay cũng chưa có một khái niệm thống nhất về thuế.
Theo từ điển tiếng Việt - Trung tâm từ điển học (1998) thì thuế là khoản tiền
4
Chuyên đề tốt nghiệp
hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu
nhập, nghề nghiệp v.v. buộc phải nộp cho nhà nước theo mức quy định.
Những khái niệm về thuế nêu trên mới nhấn mạnh một chiều theo quan niệm
của từng góc độ khác nhau, nên chưa thật đầy đủ và chính xác được bản chất
của thuế. Đến nay, tuy chưa có một định nghĩa về thuế thống nhất, nhưng
các nhà kinh tế đều nhất trí cho rằng, để làm rõ được bản chất của thuế thì
định nghĩa về thuế phải nêu bật được các khía cạnh sau đây:
- Nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các quan hệ tiền tệ giữa
nhà nước với các pháp nhân và các thể nhân, không mang tính hoàn trả trực
tiếp;
- Những mối quan hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh một cách khách
quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt- việc chuyển giao thu nhập có tính chất
bắt buộc theo mệnh lệnh của nhà nước;
- Các các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các khoản thuế
đã được pháp luật quy định.
- Và việc sử dụng tiền thuế phải dành cho mục đích chung.
Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển xã hội, việc quy định thuế phải
được sử dụng chung cũng là một vấn đề cần xem xét. Có những loại thuế
được thu chỉ nhằm một mục đích định trước và trao cho một số đối tượng
quy định.
Dù trải qua nhiều giai đoạn và được nhận định trên nhiều giác độ khác
nhau, nhưng hiện nay một định nghĩa về thuế theo xu hướng cổ điển vẫn còn
đang được áp dụng phổ biến, đặc biệt trong cơ chế kinh tế thị trường, điển
hình là khái niệm về thuế của Gaston Jèze đưa ra trong Giáo trình Tài chính
công. Dựa vào định nghĩa này và các yêu cầu nêu trên, có thể đưa ra một
khái niệm tổng quát về thuế phù hợp với giai đoạn hiện nay như sau:
5
Chuyên đề tốt nghiệp
Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa
vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với nhà nước; không mang tính
chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để
trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng.
1.2. Vai trò của thuế.
Các nhà kinh tế học thường đề cập vai trò của thuế đối với ngân sách Nhà
nước và đời sống xã hội. Bởi vì trên thực tế, thông qua hoạt động thu thuế,
Nhà nước tập trung được một bộ phận của cải của xã hội từ đó hình thành
nên quỹ ngân sách Nhà nước và thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội.
Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong những
điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường,
với sự thay đổi phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế,
thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã
hội. Vai trò của thuế được thể hiện trên các khía cạnh sau đây:
1.2.1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
Với chức năng phân phối lại thu nhập quốc dân, thuế bằng nhiều cách hình
thành nên nguồn tài chính tập trung lớn nhất phục vụ cho chi tiêu công cộng,
đó là ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước được tập hợp từ nhiều nguồn
thu khác nhau, nhằm đảm bảo yêu cầu chi tiêu chung cho nhu cầu công
cộng. Trong tất cả các nguồn, thông thường số thu về thuế chiếm tỷ trọng
cao nhất trong tổng số thu ngân sách nhà nước. Đây là nguồn thu ổn định
nhất được kế hoạch hoá tốt trên cơ sở dự báo kế hoạch và tiềm năng phát
triển kinh tế của đất nước trong một năm. Hầu như mọi khoản chi tiêu của
ngân sách nhà nước đều dựa vào sự đóng thuế của người dân. Vì vậy, xã hội
6