Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

khi nao khong nen tiem chung
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Khi nào không được tiêm chủng cho trẻ
Để ngừa 6 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi, sốt bại liệt và lao, từ năm 1981 tất cả trẻ em Việt
Nam đều được chủng ngừa miễn phí theo lịch tiêm chủng của Chương trình Tiêm chủng mở rộng
Quốc gia. Các bậc cha mẹ đều nắm rõ điều này; tuy nhiên ít người quan tâm chỉ định cấm chủng
ngừa khi trẻ không khoẻ dưới đây.
Lao
Việc ngừa lao cho trẻ sơ sinh được thực hiện bằng cách tiêm vaccine BCG ngay trong tuần đầu
sau sinh. Thuốc được tiêm trong da. Sau khi tiêm, có thể nổi mẩn đỏ, sưng tấy nhẹ, hoặc loét tại
chỗ tiêm.
Không nên tiêm cho trẻ bị viêm da có mủ, đang bị sốt trên 37,5 độ C, bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng,
bệnh tai mũi họng, viêm phổi, vàng da,... và nhất là trẻ bị nhiễm HIV. Việc tiêm BCG có hiệu quả
lâu dài, nhưng không được dùng cho những người đã bị lao.
Bạch hầu, uốn ván, ho gà
Việc tiêm ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà được thực hiện cùng một lúc khi các trẻ đã được
2 tháng tuổi. Thuốc chủng ngừa được pha trộn chung, viết tắt là DTP (theo tiếng Anh) hoặc DTC
(theo tiếng Pháp) và được tiêm vào bắp thịt của trẻ.
Theo lịch tiêm chủng, trẻ được tiêm 8 liều cách nhau ít nhất 30 ngày. Liều thứ nhất khi trẻ
được 2 tháng tuổi. Liều thứ ba trước khi trẻ được 12 tháng tuổi. Trẻ sẽ được tiêm nhắc lại 1 năm
sau khi tiêm liều thứ ba. Thuốc có hiệu quả bảo vệ trong nhiều năm sau khi đã tiêm đủ liều. Tại
chỗ tiêm ngừa có thể bị nổi mẩn đỏ, sưng đau nhẹ, gây sốt 38-39oC.
Trong trường hợp trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn, sốt cao, rối loạn thần kinh... không nên tiêm
ngừa.
Bại liệt
Trẻ sẽ được chủng ngừa sốt bại liệt cùng lúc với tiêm ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà bằng thuốc
ngừa dạng uống (vaccin Sabin): uống ba lần vào lúc 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi. Trẻ
sẽ được bảo vệ trong 10 năm. Sau khi uống thuốc ngừa, trẻ có thể bị nhức đầu, đau cơ hoặc tiêu
chảy và rất hiếm khi bị liệt mềm cấp (1/5 triệu các trường hợp).
Tuyệt đối không được cho uống Sabin ngừa sốt bại liệt trong lúc trẻ đang bị sốt, bị nôn, tiêu chảy,
đang được điều trị bằng thuốc corticoid, mắc bệnh ác tính (u lympho, bạch cầu cấp...) hoặc bị
nhiễm HIV. Không cho các cháu uống thuốc Sabin đồng thời với vaccine thương hàn uống.
Với một số trường hợp trẻ không uống được, nên dùng vaccine dạng tiêm (vaccine Salk).
Sởi
Trẻ được chủng ngừa bệnh sởi khi đã hơn 9 tháng tuổi. Thuốc được tiêm dưới da và có tác dụng
bảo vệ trong nhiều năm. Sau khi tiêm, có thể có phản ứng tại chỗ tiêm: sưng đỏ, nổi mụn nước.
Trẻ cũng có thể bị sốt, ho, sổ mũi và nhức đầu. Thuốc ngừa bệnh sởi được tiêm một lần.
Khi trẻ đang sốt cao, bị suy giảm miễn dịch nhiễm HIV, cần hoãn tiêm thuốc ngừa bệnh sởi.