Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khbd gdđp 6 tỉnh bắc ninh  chủ đề 1 bài 8 giao tiếp, ứng xử có văn hóa
MIỄN PHÍ
Số trang
22
Kích thước
279.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1943

Khbd gdđp 6 tỉnh bắc ninh chủ đề 1 bài 8 giao tiếp, ứng xử có văn hóa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BÀI 8: GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CÓ VĂN HÓA

(Tiết 1)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh nêu được thế nào là giao tiếp, ứng xử có văn hóa; biểu hiện của hành vi

giao tiếp, ứng xử có văn hóa.

- Trình bày được ý nghĩa của hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa.

2. Năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động để giữ gìn và phát huy nét đẹp trong

văn hóa giao tiếp, ứng xử của địa phương.

- Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm, lời nói cụ thể, phù hợp để giữ gìn và

phát huy văn hóa giao tiếp, ứng xử của địa phương.

- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện

đạo đức phát huy nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, ứng xử.

- Giao tiếp - hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Học sinh có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh

thực tế đời sống của bản thân.

- Yêu nước: Tự hào về những nét đẹp văn hóa của địa phương.

- Trách nhiệm: Hành động, lời nói có trách nhiệm với chính mình, với truyền

thống của địa phương.

- Nhân ái: Luôn cổ gắng vươn lên đạt kết quà tốt trong học tập; tích cực chủ động

tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để góp phần vun đắp những

nét đẹp trong giao tiếp, ứng xử có văn hóa.

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Tài liệu học tập, giáo án, máy chiếu, bài giảng powerpoint, tranh

ảnh, vi deo…

2. Học sinh: Tài liệu học tập, vở ghi, phiếu học tập, sưu tầm những gương điển

hình tiêu biểu về cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp, quan sát tâm thế học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV: Đưa ra câu hỏi

Câu hỏi: Kể tên một số làng quan họ gốc mà em biết? Hãy hát một bài hát quan

họ mà em yêu thích.

- HS: Trả lời

- GV: Gọi học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét, khuyến khích động viên học sinh

tham gia.

3. Bài mới: (39’)

Giáo viên giới thiệu bài mới: (2’)

Từ xưa, để giáo dục con cháu những điều hay, lẽ phải, những đạo lí, chuẩn

mực, ông cha ta đã đúc kết ra rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ trong đó có

câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

Đối tượng chính mà câu tục ngữ muốn bàn đến ở đây là lời nói, hay rộng hơn

chính là cách nói năng, giao tiếp ở trong đời sống. Lời nói là một thứ tưởng chừng

như ai cũng có, chẳng ai cần phải bỏ ra thứ gì để được “nói” cả. Thế nhưng, nó

lại đem đến những giá trị, ý nghĩa to lớn. Vì vậy, ông cha vẫn thường răn dạy phải

chọn lựa, phải suy nghĩ kĩ càng trước khi nói ra, để tránh làm mất lòng người

khác. Đó cũng chính là một cách giao tiếp ứng xử có văn hóa. Vậy giao tiếp, ứng

xử có văn hóa là như thế nào, và có ý nghĩa ra sao thì hôm nay cô và các em sẽ đi

tìm hiểu:

Tiết 15 - Bài 8: Giao tiếp, ứng xử có văn hóa

Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm học tập

Hoạt động 1: I. Mở đầu (5’)

- GV: Cho chiếu cho học sinh xem bốn bức tranh

- HS: Quan sát

- GV: Đặt câu hỏi:

Những hình ảnh trên đây gợi cho em nghĩ tới câu tục ngữ nào? Hãy nêu ý nghĩa

của câu tục ngữ đó?

- HS: Phát biểu theo cảm nhận của mình

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!