Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát và đánh giá thiết bị thí nghiệm vật lý do giáo viên tự làm tại một số trường thpt trên địa bàn thành phố đà nẵng - chế tạo thiết bị thí nghiệm vật lý nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOAVẬT LÝ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VẬT LÝ DO
GIÁO VIÊN TỰ LÀM TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG - CHẾ TẠO THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
VẬT LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
Sinh viên thực hiện : LÊ VĂN ĐỨC
Lớp : 10SVL
Khóa : 2010-2014
Ngành : SƯ PHẠM VẬT LÝ
Người hướng dẫn : ThS. NGUYỄN VĂN ĐÔNG
Đà Nẵng, tháng 05 / 2014
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 1
3.1. Đối tƣợng................................................................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................... 4
6. Đóng góp của khóa luận ........................................................................................... 4
7. Cấu trúc của khóa luận............................................................................................. 5
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 6
CHƢƠNG I:................................................................................................................... 6
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH CỰC HÓA HOẠT
ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC DẠY HỌC VẬT LÍ
BẰNG CÁC THÍ NGHIỆM VẬT LÍ TRỰC QUAN................................................. 6
1.1 CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC CỦA VIỆC DẠY HỌC VẬT LÍ BẰNG THÍ NGHIỆM
TRỰC QUAN ................................................................................................................ 6
1.1.1. Hoạt động học...................................................................................................... 6
1.1.2. Tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh ............................................. 7
1.1.3. Những đặc trƣng của tích cực hoá hoạt động nhận thức ................................ 7
1.1.4. Vai trò của việc tạo hứng thú nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của
học sinh........................................................................................................................... 8
1.1.4.1. Khái niệm tích cực hóa hoạt động nhận thức................................................ 8
1.1.4.2. Vai trò của việc tạo hứng thú nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của
học sinh........................................................................................................................... 8
1.1.5. Tác dụng của thí nghiệm vật lí trực quan trong việc nâng cao tính tích cực
hoạt động nhận thức của học sinh ............................................................................... 9
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC VẬT LÍ BẰNG THÍ NGHIỆM
TRỰC QUAN .............................................................................................................. 11
1.2.1. Trong Vật lí học thí nghiệm là nguồn kiến thức và là một phƣơng pháp
nghiên cứu.................................................................................................................... 11
1.2.2. Vai trò của thí nghiệm vật lí trong dạy học .................................................... 12
1.2.3. Phân loại các thí nghiệm Vật lí ........................................................................ 13
1.2.3.1. Thí nghiệm biểu diễn ..................................................................................... 13
1.2.3.1.1. Định nghĩa thí nghiệm biểu diễn................................................................ 13
1.2.3.1.2. Phân loại thí nghiệm biểu diễn................................................................... 13
1.2.3.1.2.1. Thí nghiệm mở đầu .................................................................................. 13
1.2.3.1.2.2. Thí nghiệm nghiên cứu về hiện tƣợng.................................................... 14
1.2.3.1.2.3. Thí nghiệm củng cố .................................................................................. 14
1.2.3.1.3. Vị trí của thí nghiệm biểu diễn .................................................................. 14
1.2.3.1.4. Những yêu cầu đối với thí nghiệm biểu diễn ............................................ 15
1.2.3.2. Thí nghiệm thực tập....................................................................................... 16
1.2.3.2.1. Khái niệm thí nghiệm thực tập .................................................................. 16
1.2.3.2.2. Phân loại thí nghiệm thực tập.................................................................... 17
1.2.3.2.2.1. Thí nghiệm trực diện ............................................................................... 18
1.2.3.2.2.2. Thí nghiệm thực hành Vật lí ................................................................... 19
1.2.3.2.2.3. Thí nghiệm và quan sát hiện tƣợng Vật lí ở nhà................................... 20
1.2.3.2.3. Vai trò của thí nghiệm thực tập................................................................. 20
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC VẬT LÍ BẰNG THÍ NGHIỆM
TRỰC QUAN .............................................................................................................. 20
1.3.1. Thực trạng chung của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trƣờng
trung học phổ thông .................................................................................................... 21
1.3.2. Nguyên nhân của thực trạng trên.................................................................... 21
1.3.3. Cần thiết phải có những thí nghiệm vật lí đơn giản tự làm ở các trƣờng
trung học phổ thông .................................................................................................... 22
CHƢƠNG 2: ................................................................................................................ 24
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VẬT LÍ DO
GIÁO VIÊN TỰ LÀM Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN
ĐỊA BÀN CÁC QUẬN HẢI CHÂU, THANH KHÊ, LIÊN CHIỂU VÀ HUYỆN
HÒA VANG
2.1 THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VẬT LÍ TỰ LÀM .................................................... 24
2.1.1. Khái niệm........................................................................................................... 24
2.1.2. Vai trò của thí nghiệm tự làm trong dạy học vật lí........................................ 24
2.1.3. Đặc điểm của thiết bị thí nghiệm tự làm......................................................... 25
2.1.4. Yêu cầu cần đảm bảo khi dạy học với thiết bị thí nghiệm tự làm ................ 25
2.2. MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CỦA CÁC LOẠI THIẾT
BỊ THÍ NGHIỆM TỰ LÀM DÙNG ĐỂ DẠY HỌC................................................ 26
2.3. KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VẬT LÍ DO GIÁO
VIÊN TỰ LÀM CỦA MỘT SỐ TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG .................................................................................................................... 28
2.3.1. Thiết bị phát sóng điện từ................................................................................. 28
2.3.2. Thiết bị tạo sóng mặt nƣớc............................................................................... 39
2.1.3. Thiết bị tên lửa nƣớc......................................................................................... 45
2.3.4. Thiết bị tƣơng tác giữa hai dòng điện thẳng song song................................. 62
2.3.5. Bộ thiết bị mô tả hoạt động động cơ điện một chiều...................................... 74
2.3.5.1. Thiết bị mô tả hoạt động động cơ điện một chiều....................................... 74
2.3.5.2. Thiết bị mô tả lực từ tác dụng lên khung dây có dòng điện đặt trong từ
trƣờng........................................................................................................................... 81
2.3.6. Thiết bị thí nghiệm về lực Lorentz .................................................................. 87
2.3.7. Thiết bị đo vận tốc dòng khí bằng ống Venturi.............................................. 92
2.3.8. Thiết bị mô tả lực từ tác dụng lên dòng điện.................................................. 95
CHƢƠNG 3: .............................................................................................................. 102
MỘT SỐ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VẬT LÍ BẢN THÂN TỰ LÀM VÀ THIẾT
KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHO NHỮNG THIẾT BỊ ĐÓ.............................. 102
3.1. Thiết bị “Bẻ cong ánh sáng theo dòng nƣớc” .................................................. 102
3.2. Thiết bị tổng hợp ánh sáng trắng (Đĩa Newton).............................................. 113
3.3. Thiết bị minh họa đinh luật Bernoulli.............................................................. 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 132
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Đông
SVTH: Lê Văn Đức - Lớp: 10SVL Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh” thì giáo dục đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thế kỉ XXI đặt ra cho dân
tộc ta nói chung và ngành giáo dục nói riêng những thử thách mới và những cơ hội
mới. Trong thế kỉ này sự phát triển của xã hội dựa vào tri thức và kĩ năng của con
người, do đó nền giáo dục cần tạo ra những con người có trí tuệ phát triển, giàu tính
sáng tạo, nhân văn.
Nghị quyết lần thứ 4 BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII khẳng
định rằng: “ Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học…..áp dụng
những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy
sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết lần thứ 2 BCHTƯ Đảng Cộng sản
Việt Nam khóa VIII nhấn mạnh: “…từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến
và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự
học, tự nghiên cứu cho học sinh…”.
Luật giáo dục cũng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông: “…phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;…bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Để quán triệt Nghị quyết Trung ương 2 và luật giáo dục vào thực tế, chỉ thị
15/1999/CT-Bộ GD&ĐT cho các trường sư phạm chỉ rõ mục đích đổi mới là nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học
sinh.
Trong khi đó thực trạng của nền giáo dục hiện nay là đa số giáo viên vẫn dạy
học theo các phương pháp truyền thống thụ động, người giáo viên thấy rằng không
nhất thiết phải sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học, không cần phải quan tâm,
chú ý nhiều đến diễn biến tâm lí, thái độ của người học, đến nhu cầu được phát triển
rất chính đáng của học sinh (mặc dù giáo viên nhìn chung đã được trang bị những
hiểu biết và được rèn luyện những kĩ năng nhất định trong quá trình đào tạo), mà
điều nhiều giáo viên quan tâm, đó là cần truyền thụ bản thân kiến thức theo chương
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Đông
SVTH: Lê Văn Đức - Lớp: 10SVL Trang 2
trình, nội dung học và yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức và luyện tập cho họ cách
giải bài tập vật lí (là các nội dung thường có trong các kì thi).
Không chỉ riêng việc dạy học mà mọi tác động giáo dục khác trong nhà
trường phổ thông đều bị chi phối bởi mục tiêu thi cử, đánh giá. Trong dạy học
truyền thống thụ động, các phương pháp dạy học truyền thống vốn có được một số
ưu điểm đã trở thành các phương pháp dạy học thụ động, ở đó giáo viên là trung
tâm, là độc tôn trong quá trình dạy học, diễn biến trên lớp học phổ biến trong thực
tế chỉ còn là thầy thuyết trình hay đọc, trò nghe và ghi chép, nhớ và lặp lại, phương
tiện dạy học nhiều khi còn là phấn bảng, thí nghiệm minh họa nội dung bài học trở
nên xa xỉ và nhiều khi chỉ sử dụng trong các kì thi giáo viên giỏi, kết quả là cách
dạy truyền thống này khiến học sinh chưa biết tự học theo hướng tích cực, tự lực
nhận thức.
Dạy học không chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh những tri thức và kinh
nghiệm mà loài người đã tích luỹ được mà phải góp phần tích cực vào việc hình
thành và phát triển nhân cách cho học sinh theo mục tiêu đào tạo. Học sinh cùng
được tham gia tích cực chủ động vào các hoạt động học tập thì các phẩm chất và
năng lực cá nhân cá nhân sớm được hình thành và phát triển hoàn thiện. Năng động
sáng tạo là những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống hiện đại nó phải được hình
thành ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Chính vì lẽ đó trong các môn học nói chung và môn vật lí nói riệng, việc đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
đã được các giáo viên áp dụng từ nhiều năm nay.
Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm nhưng chưa được giảng dạy đúng
như tên gọi của nó, trang thiết bị của nhà trường chưa được sử dụng một cách hiệu
quả, kiến thức thực tế và kĩ năng thực hành thí nghiệm của học sinh chưa được rèn
luyện và tăng cường. Theo phân phối chương trình vật lí ở trường THPT trong một
năm học chỉ dành khoảng 4-5 tiết để học sinh thí nghiệm thực hành, đây là thời
lượng rất ít cho học sinh để học sinh tiến hành thí nghiệm trực diện. Vì thế quá trình
lĩnh hội kiến thức của học sinh diễn ra một cách thụ động, chưa phát huy được tính
năng động, sáng tạo, cũng như kỹ năng thực hành, tư duy phán đoán của học sinh.
Điều này làm cho hiệu quả dạy và học vẫn còn nhiều hạn chế.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Đông
SVTH: Lê Văn Đức - Lớp: 10SVL Trang 3
Những năm gần đây, đã có rất nhiều giáo viên giảng dạy môn vật lí tại các
trường THPT trên cả nước tham gia chế tạo những thiết bị thí nghiệm đơn giản, rẻ
tiền nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học, làm tăng sự hứng thú cho học
sinh khi học tập và bước đầu đã đón nhận được những kết quả tích cực, một số thiết
bị thí nghiệm đã đạt được giải cao trong các hội thi nghiệp vụ sư phạm.
Với tinh thần đó em đã tiến hành chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát
và đánh giá thiết bị thí nghiệm vật lí do giáo viên tự làm tại các trường THPT trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng - Chế tạo một số thiết bị thí nghiệm vật lí đơn giản góp
phần nâng cao hiệu quả dạy học”.
2. Mục đích của đề tài.
Khảo sát và đánh giá chất lượng, tính thẩm mĩ, giá thành và độ hiệu quả của
các thiết bị thí nghiệm tự làm của giáo viên cũng như những lợi ích mà nó mang lại
nhằm giúp học sinh tự học, tự sáng tạo, khuyến khích các em tự tìm tòi phát hiện
vấn đề qua đó nắm chắc cả kiến thức lí thuyết lẫn kĩ năng thực hành. Từ đó bản thân
em sẽ chế tạo một số thiết bị thí nghiệm đơn giản góp phần nâng cao chất lượng dạy
học vật lí ở các trường trung học phổ thông hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tƣợng.
- Cơ sở lí luận của việc sử dụng thí nghiệm vật lí nhằm tích cực hóa hoạt
động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông.
- Nội dung chương trình sách giáo khoa vật lí bậc THPT và các phương pháp
dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng các bộ thí nghiệm vật lí ở trường Trung học
phổ thông.
- Các bộ thí nghiệm trong chương trình Vật lí bậc Trung học phổ thông.
- Các thiết bị thí nghiệm của giáo viên tự làm ở một số trường Trung học
phổ thông.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Cơ sở lí luận và các thiết bị thí nghiệm tự làm của giáo viên ở một số trường
THPT trên địa bàn các quận Thanh Khê, Hải Châu, Liên Chiểu và Huyện Hòa Vang
thuộc thành phố Đà Nẵng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Đông
SVTH: Lê Văn Đức - Lớp: 10SVL Trang 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích đã đặt ra của đề tài, cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí
theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
- Nghiên cứu các thiết bị thí nghiệm vật lí của bậc THPT.
- Tiến hành khảo sát, tìm hiểu công dụng, nguyên lí hoạt động của các thiết
bị thí nghiệm do giáo viên tự làm.
- Đánh giá tính thẩm mĩ, giá thành, chất lượng cũng như hiệu quả trong giảng
dạy của các thiết bị thí nghiệm tự làm.
- Tiến hành thiết kế và chế tạo các thiết bị thí nghiệm dạy học đơn giản, rẻ
tiền trong chương trình Vật lý phổ thông.
- Soạn thảo tiến trình dạy học một số bài có liên quan đến thiết bị thí nghiệm
tự làm nhằm phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, tôi đã tiến hành các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, cơ sở lí luận dạy học, các phương
pháp dạy học hiện đại về việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm vật lí trực quan trong
quá trình giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
+ Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến thí nghiệm trong chương trình Vật
lý phổ thông, những tài liệu hướng dẫn sử dụng các bộ thiết bị thí nghiệm liên quan.
- Phương pháp đánh giá:
+ Đánh giá chất lượng, tính năng ưu việt, tính thẩm mĩ và giá thành của các
thiết bị thí nghiệm tự làm của các giáo viên THPT, cũng như hiệu quả mà nó mang
lại trong quá trình dạy học.
+ Đánh giá mức độ hiệu quả trong việc sử dụng thiết bị thí nghiệm tự làm để
giảng dạy vật lí ở các trường THPT.
6. Đóng góp của khóa luận.
- Củng cố và nâng cao hiệu quả dạy học vật lí thông qua các thí nghiệm trực
quan trong quá trình giảng dạy.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Đông
SVTH: Lê Văn Đức - Lớp: 10SVL Trang 5
- Làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên và học sinh khi giảng dạy
và tiến hành các bài thí nghiệm Vật lý liên quan.
- Các thiết bị thí nghiệm tự làm mà luận văn đề cập đến nếu được đem vào
giảng dạy sẽ giúp cho học sinh cảm thấy hứng thú trong học tập, nâng cao năng lực
nhận thức, sáng tạo, thêm gần gũi và yêu mến bộ môn vật lí.
7. Cấu trúc của khóa luận.
Luận văn gồm có 3 phần:
- Phần mở đầu:
Lý do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Đóng góp của đề tài.
- Phần nội dung:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tích cực hóa hoạt động nhận
thức của học sinh thông qua việc dạy học vật lí bằng các thiết bị thí nghiệm trực
quan.
Chương 2: Khảo sát và đánh giá một số thiết bị thí nghiệm vật lí tự làm của giáo
viên ở các trường THPT trên địa bàn các quận Hải Châu, Thanh Khê, Liên
Chiểu và huyện Hòa Vang.
Chương 3: Một số thiết bị thí nghiệm bản thân tự làm và thiết kế tiến trình dạy
học cho những thiết bị thí nghiệm đó.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Đông
SVTH: Lê Văn Đức - Lớp: 10SVL Trang 6
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH CỰC HÓA
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC DẠY
HỌC VẬT LÍ BẰNG CÁC THÍ NGHIỆM VẬT LÍ TRỰC QUAN
1.1 CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC CỦA VIỆC DẠY HỌC VẬT LÍ BẰNG THÍ
NGHIỆM TRỰC QUAN.
1.1.1. Hoạt động học.
Khi nói đến hoạt động học cần làm rõ khái niệm học và khái niệm hoạt động
học. Trong cuộc sống hằng ngày, con người luôn luôn tích lũy những kinh nghiệm
sống, trên cơ sở đó tạo nên những tri thức tiền khoa học, làm cơ sở tiếp thu những
khái niệm khoa học ở trong nhà trường. Đó chính là việc học, là cách học theo
phương pháp tích lũy những tri thức từ cuộc sống hằng ngày. Trên thực tế, chỉ có
những phương thức đặc thù (phương thức mang tính sư phạm) mới có khả năng tổ
chức để cá nhân tiến hành hoạt động đặc biệt là hoạt động học, qua đó hình thành ở
cá nhân những tri thức khoa học, năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn; và
trong tâm lí học sư phạm, hoạt động học là khái niệm chính được dùng để chỉ hoạt
động diễn ra theo phương thức đặc thù nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Cấu trúc của hoạt động học gồm nhiều thành phần, có quan hệ và tác động
lẫn nhau được trình bày theo sơ đồ sau:
Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc hoạt động học.
Động cơ Hoạt động
Mục đích Hành động
Phương
tiện
Thao tác
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Đông
SVTH: Lê Văn Đức - Lớp: 10SVL Trang 7
1.1.2. Tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh
Về mặt triết học tính tích cực nhận thức thể hiện ở thái độ cải tạo của chủ thể
nhận thức đối với đối tượng nhận thức.
Về mặt tâm lí học, tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh là
một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự cố gắng hết sức cao về nhiều mặt trong hoạt
động nhận thức của học sinh nói chung. Tính tích cực hoạt động học tập là sự phát
triển ở mức độ cao hơn trong tư duy, đòi hỏi một quá trình hoạt động "bên trong"
hết sức căng thẳng với một nghị lực cao của bản thân, nhằm đạt được mục đích là
giải quyết vấn đề cụ thể nêu ra.
Tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh thể hiện ở những hoạt
động trí tuệ là tập trung suy nghĩ để trả lời câu hỏi nêu ra, kiên trì tìm cho được lời
giải hay của một bài toán khó cũng như hoạt động chân tay là say sưa lắp ráp tiến
hành thí nghiệm. Trong học tập hai hình thức biểu hiện này thường đi kèm nhau tuy
có lúc biểu hiện riêng lẻ. Các dấu hiệu về tính tích cực trong hoạt động nhận thức
của học sinh thường được biểu hiện:
- Học sinh khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung
các câu trả lời của bạn và thích được phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra.
- Học sinh hay thắc mắc và đòi hỏi giáo viên giải thích cặn kẽ những vấn đề các em
chưa rõ.
- Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã có để nhận
thức các vấn đề mới.
- Học sinh mong muốn được đóng góp với thầy cô, với bạn những thông tin mới
nhận từ các nguồn kiến thức khác nhau có thể vượt ra ngoài phạm vi bài học, môn
học.
Như vậy, tính tích cực hoạt động nhận thức qua các định nghĩa trên nó bao
gồm ba mặt nhận thức, tình cảm, ý chí. Do đó trong quá trình dạy học, muốn tác
động đến tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh phải tác động đến các mặt
trên của mô hình tâm lí hoạt động nhận thức.
1.1.3. Những đặc trƣng của tích cực hoá hoạt động nhận thức.
Tích cực hóa hoạt động nhận thức trong học tập của học sinh thực chất là tập
hợp các hoạt động nhằm chuyển biến vị trí từ học bị động sang chủ động.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Đông
SVTH: Lê Văn Đức - Lớp: 10SVL Trang 8
Đặc trưng cơ bản của tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong
quá trình học tập là sự linh hoạt của học sinh dưới sự định hướng, đạo diễn của
người tự từ bỏ vai trò chủ thể (giáo viên) với mục đích cuối cùng là học sinh tự
mình khám phá ra kiến thức cùng với cách tìm ra kiến thức.
1.1.4. Vai trò của việc tạo hứng thú nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức
của học sinh.
1.1.4.1. Khái niệm tích cực hóa hoạt động nhận thức.
Theo Thái Duy Tuyên: “Tích cực hóa là một tập hợp các hoạt động nhằm
chuyển vị trí người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức
sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập”.
Để có thể tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thì người dạy trong
quá trình dạy học phải biết cách tổ chức hoạt động học một cách thoải mái, gợi mở,
không gò bó theo nội dung sách giáo khoa nhằm đưa học sinh vào trạng thái tích
cực, chủ động trong các hoạt động học tập. Trong quá trình dạy học người giáo viên
chỉ nên đóng vai trò là người hướng dẫn, tạo những điều kiện cần thiết để học sinh
tự đi tìm tri thức nhằm kích thích hoạt động học tập một cách tích cực của học sinh.
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý, việc tiếp thu kiến thức, nắm vững kiến thức, khả
năng tư duy và lòng ham hiểu biết ở mỗi em học sinh là khác nhau.
1.1.4.2. Vai trò của việc tạo hứng thú nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức
của học sinh.
Ta biết rằng, con người ngoài nhu cầu sống còn có những nhu cầu xã hội và
những nhu cầu tinh thần - tư tưởng mà nổi bật hơn hết là nhu cầu nhận thức của bản
thân, nhận thức về thế giới xung quanh, nhận thức vị thế của mình, ý nghĩa sự tồn
tại của mình trong thế giới đó. Sự thõa mãn nhu cầu nhận thức sẽ làm nảy sinh hứng
thú nhận thức nhằm đảm bảo duy trì hoạt động nhận thức.
Giáo viên phải khám phá nhu cầu học tập của học sinh và phải có biện pháp
thích hợp để thõa mãn nó, hứng thú học tập được phát triển trên cơ sở những nhu
cầu và bị chi phối bởi những nhu cầu đó. Sau khi học sinh đã có hứng thú, không
cần đến sự động viên mà làm việc với sự say mê bên trong, lúc này nhiệm vụ của
giáo viên chỉ là tạo điều kiện để duy trì hứng thú.