Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát và đánh giá dụng cụ thí nghiệm vật lý do giáo viên tự làm tại các trường thpt trên địa bàn quận hải châu, sơn trà - chế tạo một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vật lý.
PREMIUM
Số trang
139
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1404

Khảo sát và đánh giá dụng cụ thí nghiệm vật lý do giáo viên tự làm tại các trường thpt trên địa bàn quận hải châu, sơn trà - chế tạo một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vật lý.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA VẬT LÝ



Đề tài:

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VẬT

LÍ DO GIÁO VIÊN TỰ LÀM TẠI CÁC TRƯỜNG THPT

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, SƠN TRÀ – CHẾ TẠO

MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN GÓP PHẦN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC VẬT LÍ

Đà Nẵng, 05/2014

Người thực hiện : NGUYỄN TẤN NGỌC

Lớp : 10SVL

Khoá : 2010 - 2014

Ngành : SƯ PHẠM VẬT LÍ

Người hướng dẫn : TH.S NGUYỄN VĂN ĐÔNG

MỤC LỤC

Lời cảm ơn ....................................................................................................................1

Mở đầu .....................................................................................................................6

1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................6

2. Mục đích của đề tài ...................................................................................................8

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................8

3.1. Đối tƣợng ...............................................................................................................8

3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................9

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................9

5. Phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................................9

6. Đóng góp của luận văn..............................................................................................10

7. Cấu trúc của luận văn................................................................................................10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH CỰC

HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC DẠY

HỌC VẬT LÍ BẰNG CÁC DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VẬT LÍ TRỰC QUAN ..12

1.1. Cơ sở tâm lí học .....................................................................................................12

1.1.1. Hoạt động học .....................................................................................................12

1.1.2.Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học phổ thông......................................13

1.1.2.1 Đặc điểm sinh lí ................................................................................................13

1.1.2.2. Đặc điểm tâm lí ................................................................................................13

1.1.3. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của học sinh trung học phổ thông. ...............14

1.1.4. Tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh ...............................................15

1.1.5. Những đặc trƣng của tích cực hoá hoạt động nhận thức.....................................16

1.1.6. Sự cần thiết của việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ...............17

1.1.7. Vai trò của việc tạo hứng thú nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học

sinh ................................................................................................................................18

1.1.8. Các Biện pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trung học phổ

thông..............................................................................................................................20

1.1.9. Đặc điểm của các phƣơng pháp dạy học tích cực ................................................21

1.1.10. Khái niệm về thí nghiệm vật lí..........................................................................24

1.1.11. Tác dụng của thí nghiệm vật lí trực quan trong việc nâng cao tính tích cực hoạt

động nhận thức của học sinh................. .......................................................................24

1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN ...................................................................................................27

1.2.1. Hệ thống thí nghiệm vật lí trong trƣờng trung học phổ thông............................27

1.2.1.1. Trong vật lí học, thí nghiệm là nguồn kiến thức và là một phƣơng pháp nghiên

cứu ................................................................................................................................27

1.2.1.2. Để phân loại các thí nghiệm vật lí, cần chỉ ra các đặc điểm của chúng.. ........ 28

1.2.1.2.1.Thí nghiệm biểu diễn .....................................................................................28

1.2.1.2.2. Thí nghiệm thực tập ......................................................................................28

1.2.2. Thí nghiệm biểu diễn về vật lí ............................................................................29

1.2.2.1. Vi trí của thí nghiệm biểu diễn. .......................................................................29

1.2.2.2. Phân loại thí nghiệm biểu diễn. .......................................................................29

1.2.2.2.1. Thí nghiệm mở đầu .......................................................................................29

1.2.2.2.2.Thí nghiệm nghiên cứu về hiện tƣợng ..........................................................30

1.2.2.3. Những yêu cầu dối với thí nghiệm biểu diễn ..................................................31

1.2.2.4. Kĩ thuật biểu diễn thí nghiệm...........................................................................32

1.2.2.5. Phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm biểu diễn...................................................33

1.2.2.6. Yêu cầu về an toàn khi tiến hành thí nghiệm...................................................33

1.2.3. Thí nghiệm thực tập vật lí ...................................................................................34

1.2.3.1. Vai trò của thí nghiệm thực tập .......................................................................34

1.2.3.2. Các loại thí nghiệm thực tập ............................................................................35

1.2.3.2.1. Thí nghiệm trực diện.....................................................................................35

1.2.3.2.2. Đặc điểm của thí nghiệm trực diện ...............................................................35

1.2.3.2.3. Vai trò của thí nghiệm trực diện ...................................................................36

1.2.3.2.4. Nhƣợc điểm của thí nghiệm trực diện...........................................................36

1.2.3.2.5. Phân loại thí nghiệm trực diện ......................................................................36

1.2.3.2.6. Sơ đồ tổng quát của bài học có sử dụng các thí nghiệm trực diện có thể nhƣ

sau..................................................................................................................................37

1.2.3.2.7. Thí nghiệm thực hành vật lí ..........................................................................37

1.2.3.2.8. Thí nghiệm và quan sát hiện tƣợng Vật lí ở nhà...........................................39

1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN..............................................................................................40

1.3.1. Thực trạng chung của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trƣờng

trung học phổ thông ......................................................................................................40

1.3.2. Nguyên nhận của thực trạng trên ........................................................................42

1.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................43

CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM TỰ

LÀM CỦA CÁC GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, SƠN TRÀ.......................................................45

2.1 THÍ NGHIỆM VẬT LÍ TỰ LÀM...........................................................................45

2.1.1. Khái niệm............................................................................................................45

2.2.2. Vai trò của thí nghiệm tự làm trong dạy học vật lí .............................................45

2.2.3. Đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm tự làm ...........................................................45

2.2.4. Yêu cầu cần đảm bảo khi dạy học với dụng cụ thí nghiệm tự làm.....................46

2.2. MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CỦA CÁC LOẠI DỤNG CỤ

THÍ NGHIỆM TỰ LÀM DÙNG ĐỂ DẠY HỌC.........................................................47

2.3. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM DO GIÁO VIÊN LÀM TẠI

MỘT SỐ TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, SƠN TRÀ.....................49

2.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................81

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẢN THÂN TỰ LÀM VÀ

THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM ĐÓ .................................83

3.1. Một số dụng cụ thí nghiệm bản thân tự làm ..........................................................83

3.2. Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học một số kiến thức có liên quan đến những

dụng cụ thí nghiệm đó.................................................................................................106

3.2.1. Tiến trình xây dựng kiến thức về phƣơng pháp đo vận tốc chất lỏng bằng ống

Venturi, bài 43 vật lí 10 nâng cao “ Ứng dụng của định luật Bernoulli”.................... 106

3.2.2. Tiến trình xây dựng kiến thức về khái niệm momen lực đối với một trục quay,

bài 29 vật lí 10 nâng cao“ Momen của lƣc. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục

quay cố định” .............................................................................................................. 113

3.2.3. Tiến trình xây dựng kiến thức về khái niệm máy nén thủy lực, bài 41 vật lí 10

nâng cao “Áp suất thủy tĩnh. Nguyên lí Pascal”. ........................................................ 117

3.2.4. Tiến trình xây dựng kiến thức về máy phát điện xoay chiều một pha, bài 30 vật lí

12 nâng cao “Máy phát điện xoay chiều” ....................................................................122

3.3. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..................................................................................... 125

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ......................................................................................................

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến thầy ThS. Nguyễn Văn Đông, ngƣời

thầy đã tận tình chỉ dạy, hƣớng dẫn và giúp em hoàn thành bài khóa luận này.

Em xin cảm ơn quý thầy - cô trƣờng Đại Học Sƣ Phạm - Đại Học Đà Nẵng

trong thời gian qua đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cho em những kiến thức quý báu,

giúp em có cơ sở để tiến hành cho việc nghiên cứu của mình.

Em xin chân thành cảm ơn cô ThS. Phan Thị Hồng Loan, giáo viên ƣu tú của

trƣờng THPT Phan Châu Trinh Đà Nẵng đã có những nhận xét, đánh giá khách quan

những dụng cụ thí nghiệm em đã làm và tƣ vấn cách dạy và học với những dụng cụ thí

nghiệm đó.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến những ngƣời bạn đã luôn ủng hộ, giúp đỡ, tƣ

vấn cho em trong quá trình hoàn thiện khóa luận này.

Tuy đã cố gắng rất nhiều nhƣng do thời gian cũng nhƣ kiến thức bản thân còn

hạn chế nên đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến

góp ý của thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn! Đà Nẵng, Ngày 16 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Tấn Ngọc

Trang 2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

minh” thì tầm quan trọng của giáo dục đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thế kỉ

XXI đặt ra cho dân tộc ta nói chung và ngành giáo dục nói riêng những thử thách mới

và những cơ hội mới. Trong thế kỉ này sự phát triển của xã hội dựa vào tri thức và kĩ

năng của con ngƣời, do đó nền giáo dục cần tạo ra những con ngƣời có trí tuệ phát

triển, giàu tính sáng tạo nhân văn.

Nghị quyết lần thứ 4 BCHTƢ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII khẳng định

rằng: “ Đổi mới phƣơng pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học…..áp dụng những

phƣơng pháp giáo dục hiện đại để bồi dƣỡng cho học sinh năng lực tƣ duy sáng tạo,

năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết lần thứ 2 BCHTƢ Đảng Cộng sản Việt Nam

khóa VIII nhấn mạnh: “…từng bƣớc áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến và phƣơng tiện

hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu

cho học sinh…”.

Luật giáo dục cũng yêu cầu về phƣơng pháp giáo dục phổ thông: “…phải phát

huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;…bồi dƣỡng phƣơng pháp

tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,

đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Để quán triệt Nghị quyết Trung ƣơng 2 và luật giáo dục vào thực tế, chỉ thị

15/1999/CT-Bộ GD&ĐT cho các trƣờng sƣ phạm chỉ rõ mục đích đổi mới là nhằm

phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học

sinh.

Trong khi đó thực trạng của nền giáo dục hiện nay là đa số giáo viên vẫn dạy

học theo các phƣơng pháp truyền thống thụ động, ngƣời giáo viên thấy rằng không

nhất thiết phải sử dụng các phƣơng tiện, đồ dùng dạy học, không cần phải quan tâm,

chú ý nhiều đến diễn biến tâm lí, thái độ của ngƣời học, đến nhu cầu đƣợc phát triển rất

chính đáng của học sinh( mặc dù giáo viên nhìn chung đã đƣợc trang bị những hiểu

Trang 3

biết và đƣợc rèn luyện những kĩ năng nhất định trong quá trình đào tạo), mà điều nhiều

giáo viên quan tâm, đó là cần truyền thụ bản thân kiến thức theo chƣơng trình, nội

dung học và yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức và luyện tập cho họ cách giải bài tập

vật lí( là các nội dung thƣờng có trong các kì thi).

Không chỉ riêng việc dạy học mà mọi tác động giáo dục khác trong nhà trƣờng

phổ thông đều bị chi phối bởi mục tiêu thi cử, đánh giá. Trong dạy học truyền thống

thụ động, các phƣơng pháp dạy học truyền thống vốn có đƣợc một số ƣu điểm đã trở

thành các phƣơng pháp dạy học thụ động, ở đó giáo viên là trung tâm, là độc tôn trong

quá trình dạy học, diễn biến trên lớp học phổ biến trong thực tế chỉ còn là thầy thuyết

trình hay đọc, trò nghe và ghi chép, nhớ và lặp lại, phƣơng tiện dạy học nhiều khi còn

là phấn bảng, thí nghiệm minh họa nội dung bài học trở nên xa xỉ và nhiều khi chỉ sử

dụng trong các kì thi giáo viên giỏi, kết quả là cách dạy truyền thống này khiến học

sinh chƣa biết tự học theo hƣớng tích cực, tự lực nhận thức.

Dạy học không chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh những tri thức và kinh

nghiệm mà loài ngƣời đã tích luỹ đƣợc mà phải góp phần tích cực vào việc hình thành

và phát triển nhân cách cho học sinh theo mục tiêu đào tạo. Học sinh cùng đƣợc tham

gia tích cực chủ động vào các hoạt động học tập thì các phẩm chất và năng lực cá nhân

cá nhân sớm đƣợc hình thành và phát triển hoàn thiện. Năng động sáng tạo là những

phẩm chất cần thiết trong cuộc sống hiện đại nó phải đƣợc hình thành ngay khi còn

ngồi trên ghế nhà trƣờng.

Chính vì lẽ đó trong các môn học nói chung và môn vật lí nói riệng, việc đổi

mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh đã

đƣợc các giáo viên áp dụng từ nhiều năm nay.

Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm nhƣng chƣa đƣợc giảng dạy đúng nhƣ

tên gọi của nó, trang thiết bị của nhà trƣờng chƣa đƣợc sử dụng một cách hiệu quả,

kiến thức thực tế và kĩ năng thực hành thí nghiệm của học sinh chƣa đƣợc rèn luyện và

tăng cƣờng. Theo phân phối chƣơng trình vật lí ở trƣờng THPT trong một năm học chỉ

dành khoảng 4-5 tiết để học sinh thí nghiệm thực hành, đây là thời lƣợng rất ít cho học

Trang 4

sinh để học sinh tiến hành thí nghiệm trực diện. Vì thế quá trình lĩnh hội kiến thức của

học sinh diễn ra một cách thụ động, chƣa phát huy đƣợc tính năng động, sáng tạo, cũng

nhƣ kỹ năng thực hành, tƣ duy phán đoán của học sinh. Điều này làm cho hiệu quả dạy

và học vẫn còn nhiều hạn chế.

Những năm gần đây, đã có rất nhiều giáo viên giảng dạy môn vật lí tại các

trƣờng THPT trên cả nƣớc tham gia chế tạo những dụng cụ thí nghiệm đơn giản rẻ tiền

nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng dạy và học, làm tăng sự hứng thú cho học sinh khi

học tập và bƣớc đầu đã đón nhận đƣợc những kết quả tích cực, một số dụng cụ thí

nghiệm đã đạt đƣợc giải cao trong các hội thi nghiệp vụ sƣ phạm.

Với tinh thần đó tôi đã tiến hành chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp “ Khảo sát và

đánh giá dụng cụ thí nghiệm vật lí do giáo viên tự làm tại các trƣờng Trung học phổ

thông trên địa bàn quận Hải Châu, Sơn Trà - Chế tạo một số dụng cụ thí nghiệm đơn

giản góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ”.

2. Mục đích của đề tài

- Khảo sát và đánh giá chất lƣợng, tính thẩm mĩ, giá thành và độ hiệu quả của

các dụng cụ thí nghiệm tự làm của giáo viên cũng nhƣ những lợi ích mà nó mang lại

nhằm giúp học sinh tự học, tự sáng tạo, khuyến khích các em tự tìm tòi phát hiên vấn

đề qua đó nắm chắc cả kiến thức lí thuyết lẫn kĩ năng thực hành, từ đó bản thân em sẽ

chế tạo một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học vật

lí ở các trƣờng trung học phổ thông hiện nay.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng

- Cơ sở lí luận của việc sử dụng thí nghiệm vật lí nhằm tích cực hóa hoạt động

nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí ở trƣờng THPT.

- Nội dung chƣơng trình sách giáo khoa vật lí bậc THPT và các phƣơng pháp

dạy học theo hƣớng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

- Tài liệu hƣớng dẫn sử dụng các bộ thí nghiệm vật lí ở trƣờng THPT

- Các bộ thí nghiệm trong chƣơng trình Vật lí bậc THPT.

Trang 5

- Các dụng cụ thí nghiệm của giáo viên tự làm ở một số trƣờng THPT.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Cơ sở lí luận và các dụng cụ thí nghiệm tự làm của giáo viên ở một số trƣờng

THPT trên địa bàn quận Hải Châu, Sơn Trà.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục đích đã đặt ra của đề tài, cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học vật lí theo

hƣớng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.

- Nghiên cứu các dụng cụ thí nghiệm vật lí của bậc THPT.

- Tiến hành khảo sát, tìm hiểu công dụng, nguyên lí hoạt động của các dụng cụ

thí nghiệm do giáo viên tự làm.

- Đánh giá tính thẩm mĩ, giá thành, chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả trong giảng

dạy của các dụng cụ thí nghiệm tự làm.

- Tiến hành thiết kế và chế tạo các dụng cụ thí nghiệm dạy học đơn giản, rẻ tiền

trong chƣơng trình Vật lí phổ thông.

- Soạn thảo tiến trình dạy học một số bài có liên quan đến dụng cụ thí nghiệm tự

làm nhằm phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, tôi đã tiến hành các phƣơng pháp nghiên cứu

sau:

- Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết:

+ Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, cơ sở lí luận dạy học, các phƣơng pháp

dạy học hiện đại về việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm vật lí trực quan trong quá

trình giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

+ Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến thí nghiệm trong chƣơng trình Vật lí

phổ thông, những tài liệu hƣớng dẫn sử dụng các bộ dụng cụ thí nghiệm liên quan.

- Phƣơng pháp đánh giá:

Trang 6

+ Đánh giá chất lƣợng, tính khoa học sƣ phạm, tính thẩm mĩ và giá thành của

các dụng cụ thí nghiệm tự làm của các giáo viên THPT, cũng nhƣ hiệu quả mà nó

mang lại trong quá trình dạy học.

+ Đánh giá mức độ hiệu quả trong việc sử dụng dụng cụ thí nghiệm tự làm để

giảng dạy vật lí ở các trƣờng THPT.

6. Đóng góp của luận văn.

- Củng cố và nâng cao hiệu quả dạy học vật lí thông qua các thí nghiệm trực

quan trong quá trình giảng dạy

- Nó còn có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên và học sinh khi

giảng dạy và tiến hành các bài thí nghiệm Vật lí liên quan.

- Các dụng cụ thí nghiệm tự làm mà luận văn đề cập đến giúp cho học sinh cảm

thấy hứng thú trong học tập, nâng cao năng lực nhận thức, sáng tạo, thêm gần gũi và

yêu mến bộ môn vật lí.

7. Cấu trúc của luận văn.

Luận văn gồm có 3 phần:

- Phần mở đầu:

Lý do chọn đề tài

Mục đích nghiên cứu

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu

Đóng góp của đề tài

- Phần nội dung:

Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tích cực hóa hoạt động nhận

thức của học sinh thông qua việc dạy học vật lí bằng các dụng cụ thí nghiệm trực

quan.

Chƣơng 2: Khảo sát và đánh giá một số dụng cụ thí nghiệm tự làm của giáo viên ở

các trƣờng THPT trên địa bàn quận Hải Châu , Sơn Trà.

Trang 7

Chƣơng 3: Một số dụng cụ thí nghiệm bản thân tự làm và thiết kế tiến trình dạy học

cho những thí nghiệm đó.

Trang 8

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH CỰC HÓA HOẠT

ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC DẠY HỌC VẬT LÍ

BẰNG CÁC DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VẬT LÍ TRỰC QUAN

1.1. CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC

1.1.1. Hoạt động học

Khi nói đến hoạt động học cần làm rõ khái niệm học và khái niệm hoạt động

học. Trong cuộc sống hằng ngày, con ngƣời luôn luôn tích lũy những kinh nghiệm

sống, trên cơ sở đó tạo nên những tri thức tiền khoa học, làm cơ sở tiếp thu những khái

niệm khoa học ở trong nhà trƣờng. Đó chính là việc học, là cách học theo phƣơng pháp

tích lũy những tri thức từ cuộc sống hằng ngày. Trên thực tế, chỉ có những phƣơng

thức đặc thù ( phƣơng thức mang tính sƣ phạm) mới có khả năng tổ chức để cá nhân

tiến hành hoạt động đặc biệt là hoạt động học, qua đó hình thành ở cá nhân những tri

thức khoa học, năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn; và trong tâm lí học sƣ

phạm, hoạt động học là khái niệm chính đƣợc dùng để chỉ hoạt động diễn ra theo

phƣơng thức đặc thù nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.

Cấu trúc của hoạt động học gồm nhiều thành phần, có quan hệ và tác động lẫn

nhau đƣợc trình bày theo sơ đồ sau.

Động cơ Hoạt động

Mục đích Hành động

Phƣơng tiện Thao tác

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!