Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát tín ngưỡng giải hạn qua dân ca nghi lễ Tày ở Pác Nặm - Bắc Kạn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN HẢI BẰNG
KHẢO SÁT TÍN NGƯỠNG GIẢI HẠN QUA DÂN CA
NGHI LỄ TÀY Ở PÁC NẶM - BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN HẢI BẰNG
KHẢO SÁT TÍN NGƯỠNG GIẢI HẠN QUA DÂN CA
NGHI LỄ TÀY Ở PÁC NẶM - BẮC KẠN
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ THỊ TÚ ANH
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Vũ Thị Tú Anh trong khuôn khổ chương
trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Hải Bằng
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu của bản
thân tôi ở bộ môn Văn học Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
Khi hoàn thành luận văn, tôi muốn được gửi lời cảm ơn chân thành nhất những
người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian đầy thách thức nhưng rất quan trọng
với cuộc đời và sự nghiệp của tôi. Trước tiên, tôi xin được gửi lời tới PGS. TS
Vũ Thị Tú Anh lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất, cảm ơn cô đã hướng dẫn
tôi tận tình trong quá trình hình thành ý tưởng, xây dựng đề cương nghiên cứu,
triển khai thu thập tài liệu và viết kết quả nghiên cứu thành bản luận văn này.
Tôi cũng muốn được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong bộ môn Văn
học Việt Nam, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã dạy tôi
những tri thức khoa học và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình khảo sát, điền dã Tín ngưỡng giải hạn qua dân ca nghi lễ
Tày ở địa bàn huyện Pác Nặm, luận văn này đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, quan
tâm và lời động viên từ nhiều ban, ngành, đồng nghiệp, bà con nhiều xã trên địa
bàn huyện. Nhân đây, tôi muốn cảm ơn thầy Then Dương Văn Mu, thầy Mo
Hoàng Văn Phúc và Hoàng Văn Lý, những người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong các chuyến điền dã tín ngưỡng giải hạn trên địa bàn huyện Pác Nặm.
Gia đình và bạn bè tôi chính là động lực tinh thần quan trọng giúp tôi hoàn
thành luận văn này. Tôi luôn ghi nhận và cảm kích với những hỗ trợ và động
viên của họ trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài luận văn này.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ..............................................................................iv
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................6
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................8
6. Bố cục đề tài ....................................................................................................8
7. Dự kiến kết quả nghiên cứu.............................................................................8
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÍN NGƯỠNG GIẢI HẠN QUA DÂN CA
NGHI LỄ DÂN TỘC TÀY HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN ..........9
1.1. Các công trình nghiên cứu về văn hóa, văn học dân gian, văn hóa tâm
linh của người Tày.....................................................................................9
1.2. Các công trình nghiên cứu về văn hóa, văn học dân gian, nghệ thuật
dân gian của người Tày ...........................................................................12
1.3. Các công trình nghiên cứu âm nhạc dân gian .........................................16
1.4. Những công trình khác ............................................................................17
Tiểu kết chương 1..............................................................................................18
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TÍN NGƯỠNG GIẢI HẠN QUA DÂN CA
NGHI LỄ DÂN TỘC TÀY HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN ............. 20
2.1. Những quan niệm của người Tày Pác Nặm liên quan tới tín ngưỡng
giải hạn qua dân ca nghi lễ Then của dân tộc Tày ..................................20
2.1.1. Quan niệm về vũ trụ ................................................................................20
iv
2.1.2. Quan niệm về ma (phi), vía (khoăn), số phận (thổ), tướng mạo (mình)
Quan niệm về ma.....................................................................................20
2.2. Nguyên nhân thực hành nghi lễ Then giải hạn........................................24
2.3. Thực hành trong nghi lễ giải hạn qua dân ca (Then) của người Tày ở
Pác Nặm...................................................................................................27
2.3.1. Người thực hành nghi lễ Then giải hạn...................................................27
2.3.2. Đồ lễ/ đồ cúng trong nghi lễ Then giải hạn.............................................30
2.3.3. Tiến hành một nghi lễ Then giải hạn của người Tày ở Pác Nặm............32
2.4. Thực hành trong nghi lễ giải hạn qua dân ca bằng chữ Nôm Tày
(những thầy Mo) của người Tày ở Pác Nặm...........................................38
2.4.1. Quan niệm về vũ trụ ................................................................................38
2.4.2. Tín ngưỡng giải hạn của thầy Mo, Tào ở Pác Nặm thể hiện trường phái
Nho giáo ..................................................................................................40
2.4.3. Những văn bản về lễ cúng giải hạn cầu an của người Tày và cách diễn
xướng trong lễ cúng giải hạn (cầu an).....................................................41
2.4.4. Thời gian, không gian và cách diễn xướng và trang phục, đạo cụ của
nghi lễ giải hạn (cầu an) bằng chữ Nôm tày............................................41
2.4.5. Nội dung của văn bản Mo giải hạn bằng chữ Nôm Tày ở Pác Nặm.......45
Tiêu kết chương 2..............................................................................................62
Chương 3. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TÍN NGƯỠNG GIẢI HẠN QUA
DÂN CA NGHI LỄ DÂN TỘC TÀY HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH
BẮC KẠN...............................................................................................63
3.1. Nghi lễ giải hạn qua dân ca ở Pác Nặm và sự thể hiện những giá trị
văn hóa và cuộc sống của người Tày ......................................................63
3.2. Giá trị nghệ thuật tín ngưỡng giải hạn qua dân ca nghi lễ Tày ở Pác Nặm
- Bắc Kạn..................................................................................................68
3.2.1. Các thể hát dân ca nghi lễ........................................................................68
3.2.2. Thành tố văn học trong nghi lễ giải hạn qua dân ca................................76
v
3.2.3. Nghệ thuật làn điệu tín ngưỡng giải hạn qua dân ca nghi lễ Tày ở
Pác Nặm - Bắc Kạn ................................................................................77
3.2.4. Thành tố mỹ thuật trong các nghi lễ giải hạn qua dân ca........................78
3.3. Nghi lễ giải hạn và an ninh sức khỏe, an ninh sinh kế đối với người Tày....80
Tiêu kết chương 3..............................................................................................82
KẾT LUẬN.......................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................85
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng:
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp người am hiểu hát dân ca nghi lễ Tày Pác Nặm........ 68
Bảng 3.2: Bảng thống kê số lượng người hát Then cổ, Then mới ở Pác Nặm....... 71
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp tên gọi và làn điệu Then Bắc Kạn ........................73
Bảng 3.4: Bảng so sánh số lượng người hát dân ca Tày Bắc Kạn.................76
Hình:
Hình 2.1: Lầu kỷ tượng trưng cho mường trời...............................................46
Hình 2.2: Hình nộm mão làng ........................................................................47
Hình 2.3: Giải hạn thêm lương thực cho bài mệnh, cho người được giải hạn ....48
Hình 2.4: Con cháu tạ lễ công ơn sinh thành của ông bà, cha mẹ..................49
Hình 2.5: Mâm cúng Nam Tào, Bắc Đẩu.......................................................51
Hình 2.6: Lời cúng và niệm chú trong nghi lễ giải tinh kỷ của thầy Hoàng
Văn Phúc.........................................................................................52
Hình 2.7: Thầy cúng Hoàng Văn Phúc ban phúc lộc cho cả gia chủ .............57
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Sự đặc sắc trong bản sắc văn hóa Tày Pác Nặm, Bắc Kạn, văn hóa Tày
Việt Nam
Văn học dân gian Việt Nam là một tổng thể đa diện nhưng thống nhất được
hợp thành bởi tinh hoa văn học dân gian của các dân tộc anh em. Một trong
những chủ thể của kho tàng ấy phải kể đến người Tày, một dân tộc có số lượng
dân cư đông nhất trong cộng đồng 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Người Tày ở
Việt Nam có một kho tàng văn học dân gian thể hiện đời sống tâm linh phong
phú và sâu sắc.
Bắc Kạn là vùng văn hóa của người Tày có cuội nguồn lịch sử hàng ngàn
năm. Nơi đây đang lưu giữ một kho tàng nghệ thuật dân gian đồ sộ, trong đó phải
nhắc tới nhiều làn điệu dân ca chưa được nghiên cứu tỉ mỉ, có hệ thống. Trữ
lượng âm nhạc dân gian Bắc Kạn rất phong phú với nhiều thể hát, lối hát khác
nhau đã đặt ra yêu cầu cần phải có chính sách, phương pháp bảo tồn nguồn di
sản quý báu của nhiều thế hệ người Tày Bắc Kạn sáng tạo nên.
Nghi lễ giải hạn qua dân ca (lẩu then, lẩu pụt, Mo) của người Tày ở Pác
Nặm- Bắc Kạn, phản ánh một trong những nét văn hóa tâm linh đặc sắc mạng
đậm chất tín ngưỡng đặc thù của dân tộc Tày.
Phong tục cúng giải hạn của dân tộc Tày ở Pác Nặm- Bắc Kạn đã có từ
rất lâu, và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cho đến nay nghi
lễ này vẫn được thực hành bởi nhiều thế hệ trong các gia đình và cộng đồng
người Tày.
Pác Nặm là một huyện vùng cao của tỉnh Bắc Kạn. Tuy đời sống của đồng
bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, nhưng cứ vào độ xuân về, khi vào thời điểm
cỏ cây, hoa lá trong rừng nở rộ, nhất là sau tết nguyên đán thì các hộ gia đình
người Tày lại tìm gặp thầy Tào, thầy Mo, thầy Then, thầy Pụt, để xem ngày lành,
sau đó tiến hành chuẩn bị lễ vật và đi đón thầy Tào, thầy Mo, thầy Then. Thầy
2
Pụt đến nhà để làm lễ cúng giải hạn cho các con cháu gia đình, nhằm xua đuổi
cái xấu, cầu mong một năm an lành, mùa màng bội thu…
1.2. Nghiên cứu dân ca nghi lễ Tày từ góc độ văn hóa, văn học dân tộc Tày
Trong số các nghiên cứu về đời sống văn hóa, những vấn đề về tín ngưỡng
và nghi lễ của người Tày là những chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm và
nghiên cứu. Tuy nhiên đời sống tín ngưỡng và nghi lễ của người Tày lại chỉ là
một phần trong các công trình nghiên cứu tổng quan về các dân tộc Tày. Tuy
nhiên theo khảo sát của chúng tôi mới chỉ một vài công trình nghiên cứu chuyên
sâu và chuyên biệt về các vấn đề tín ngưỡng và nghi lễ của người Tày, chủ yếu
tập trung vào các vấn đề (số lượng, nội dung, các chặng tín ngưỡng giải hạn dân
tộc Tày, các hình thức diễn xướng…). Trong các công trình nghiên cứu này,
Then và Mo là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả hơn cả. Then
và Mo được khảo sát trên địa bàn rộng và thường được xem xét dưới góc độ hình
thức diễn xướng dân gian. Với những người hành nghề Then và Mo, một trong
những công việc quan trọng và chủ yếu nhất của họ là thực hành nghi lễ giải hạn,
cầu an theo các yêu cầu của gia chủ.
1.3. Giảng dạy dân ca nghi lễ Tày ở Pác Nặm - Bắc Kạn
Giải hạn là một trong những nghi lễ tồn tại phổ biến trong đời sống của cộng
đồng người Tày truyền thống và hiện đại ở huyện Pác Nặm - Bắc Kạn. Là một giáo
viên công tác tại huyện Pác Nặm - Bắc Kạn 12 năm và xuất phát từ thực tiễn cuộc
sống và công việc của một giáo viên Ngữ văn ở trường THPT Bộc Bố, tôi mong
muốn tìm hiểu bản sắc dân tộc, nghi lễ văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, cũng
như của các dân tộc khác để có thể giảng dạy những giá trị nhân văn, nhân bản cho
những người học trò địa phương thật sâu sắc và đầy đủ với tâm hồn con người và
bản sắc văn hóa địa phương. Tôi nghĩ, là một thầy giáo dạy văn, mình cần hiểu văn
học từ bối cảnh văn hóa, từ văn hóa lại hiểu thêm cái hay cái đẹp của ngôn ngữ
trong những áng văn gắn liền với phong vị đời sống văn hóa dân gian. Từ đó tạo
tiền đề đi sâu tìm hiểu, khám phá các tác phẩm và giúp học sinh có cái nhìn sâu sắc
hơn về bản sắc, văn hóa của dân tộc mình.
3
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, vấn đề tín ngưỡng giải hạn của dân tộc Tày đã trở thành đối
tượng của không ít nhà khoa học và vấn đề liên quan đến người Tày đã được đề
cập đến trong một số công trình nghiên cứu.
Ngay từ thời phong kiến, các nhà sử học đã nói tới xã hội, phong tục tập
quán của các dân tộc thiểu số trong đó có người Tày. Tiêu biểu là tác phẩm Kiến
văn tiểu lục của Lê Qúy Đôn, cuốn sách đã đề cập đến văn hóa của người Tày
nói chung.
Cuốn Văn hóa Tày Nùng của Lã Văn Lô, Hà Văn Thư đã giới thiệu khá đầy
đủ về xã hội, con người và văn hóa dân tộc Tày, Nùng ở Việt Namn nói chung.
Cuốn Các dân tộc Tày- Nùng ở Việt Nam do Viện dân tộc học xuất bản
năm 1992 là công trình nghiên cứu có tính toàn diện và công phu nhất về điều
kiện tự nhiên, dân cư, lịch sử tộc người, kinh tế truyền thống, văn hóa, vật chất,
văn hóa tinh thần, tổ chức xã hội…của hai dân tộc Tày, Nùng nói chung.
Cuốn Văn hóa truyền thống Tày- Nùng của tác giả Hoàng Quyết, Ma
Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toản đã miêu tả và
trình bày khá đầy đủ về xã hội và văn hóa Tày Nùng, chữ nôm Tày- Nùng, văn
học dân gian, nghệ thuật làm nhà ở của người Tày, Nùng ở Việt Nam.
Cuốn Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc của tác giả Hoàng Quyết,
Tuấn Dũng đã tập trung nghiên cứu sâu về đời sống văn hóa tinh thần của dân
tộc Tày ở khu vực Việt Bắc với những phong tục tập quán như tục lệ đặt tên làng,
tập quán nhà ở, ăn mặc, thờ cúng tổ tiên, lễ cưới từ xa xưa của người Tày.
Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tôi triển khai nghiên cứu này
nhằm thu thập hai loại tài liệu nghiên cứu. Loại thứ nhất là kết quả nghiên cứu
(sách, báo, luận án…) đã được các nhà khoa học công bố về người Tày, văn hóa
Tày và đời sống tín ngưỡng cũng như đời sống tâm linh của người Tày ở Việt
Nam. Loại thứ hai quan trọng hơn đó là các tài liệu dân tộc học do tôi thu thập
được trong quá trình điền dã ở trên địa bàn nghiên cứu.