Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo Sát Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Hiệu Quả Sấy Nứa Vầu Sản Xuất Tăm Và Chân Hương Xuất Khẩu Tại Làng Nghề Quảng Phú Cầu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của ngành chế biến lâm
sản nói chung, thì ngành chế biến lâm sản ngoài gỗ: Tre nứa, vầu,
luồng…đang rất đƣợc quan tâm và đầu tƣ không những bởi giá trị văn hoá xã
hội mà còn cả giá trị kinh tế nó mang lại.
Ở Việt Nam, tre luồng nói chung và Nứa Vầu nói riêng đƣợc biết đến là
nguyên liệu làm các mặt hàng tiểu thủ công và mĩ nghệ nhƣ: sản xuất tăm,
chân hƣơng, đũa tre các loại….Đặc điểm của ngành thủ công là năng suất
thấp, mặt hàng chủ yếu đƣợc làm bằng tay, chƣa áp dụng đƣợc các thành tựu
khoa học vào trong sản xuất.
Hiện nay, ở nƣớc ta có một số làng nghề truyền thống chuyên sản xuất
chế biến nứa vầu để sản xuất tăm và chân hƣơng, phục vụ nhu cầu sử dụng
trong nƣớc và xuất khẩu ra nƣớc ngoài đem lại giá trị kinh tế to lớn và giải
quyết rất nhiều việc làm cho ngƣời dân. Tuy nhiên, quy trình sản xuất còn tồn
tại rất nhiều vấn đề nhƣ: môi truờng ô nhiễm, thiếu máy móc…và đặc biệt là
khâu sấy nguyên liệu chƣa đƣợc đầu tƣ, chú trọng. Nứa vầu khi mới chặt hạ
còn tƣơi, muốn đƣa vào sản xuất tăm và chân hƣơng cần đƣợc làm khô. Thực
tế cho thấy, nhiều cơ sở sản xuất chƣa có lò sấy, nguyên liệu đƣợc hong phơi
tràn lan ra đƣờng gây cản trở giao thông, tốn kém diện tích. Một số cơ sở đã
trang bị đƣợc lò sấy, nhƣng chủ yếu là lò sấy thủ công với thiết bị đơn giản,
lạc hậu…Vì vậy yêu cầu cấp bách đặt ra cho các làng nghề sản xuất Tăm và
Chân hƣơng là phải nghiên cứu, đƣa ra các giải pháp kĩ thuật giúp các làng
nghề giải quyết và khắc phục những hạn chế trên.
Trƣớc thực trạng nhƣ vậy, để có thể nắm bắt tình hình một cách cụ
thể hơn và đề ra các giải pháp kĩ thuật kịp thời để nâng cao hiệu quả sấy
nứa vầu. Đƣợc sự đồng ý của Khoa Chế Biến Lâm Sản trƣờng Đại Học
Lâm Nghiệp và sự hƣớng dẫn của thầy giáo Vũ Huy Đại tôi đã tiến hành
thực hiện đề tài: “Khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp kĩ thuật nâng
cao hiệu quả sấy nứa vầu sản xuất tăm và chân hương xuất khẩu tại
làng nghề Quảng Phú Cầu”.
2
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Sấy nứa vầu và sản xuất tăm hương ở Việt Nam
Ở nƣớc ta hiện nay các loại lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là Tre nứa, vầu
đã trở nên rất gần gũi với chúng ta nó đã đƣợc gia công chế biến thành những
mặt hàng quan trọng và rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày nhƣ: tăm,
đũa, chân hƣơng….Các mặt hàng sử dụng tre nứa, vầu làm nguyên liệu hết
sức đa dạng phong phú, luôn luôn thay đổi về kiểu cách hình dáng sản phẩm.
Nhƣng để cho các sản phẩm sử dụng nứa vầu làm nguyên liệu đƣợc nâng cao
chất lƣợng hay có thời gian sử dụng lâu hơn thì ngay từ đầu nứa vầu còn là
nguyên liệu chƣa đƣợc chế biến chúng ta cần bảo quản nó, nâng cao chất
lƣợng cho nó và vì thế ngành chế biến lâm sản cụ thể hơn là ngành công nghệ
sấy ra đời để đáp ứng tốt về nhu cầu đó.
Sản xuất tăm hƣơng là một nghề truyền thống có từ rất lâu đời ở nƣớc
ta, tồn tại và phát triển tới bây giờ. Có một làng nghề sản xuất chân hƣơng có
thƣơng hiệu, nổi tiếng đƣợc nhiều ngƣời biết đến đó chính là làng nghề sản
xuất tăm và chân hƣơng ở xã Quảng Phú Cầu. Hiện nay các sản phẩm tăm và
chân hƣơng của Xã đƣợc chế biến từ nứa vầu không chỉ dừng lại phục vụ nhu
cầu sử dụng trong nƣớc mà còn đang đƣợc xuất khẩu đi rất nhiều nƣớc trên
thế giới nhƣ : Canada, Ấn Độ, Trung Quốc…Vì vậy mà đòi hỏi các cơ sở sản
xuất phải không ngừng đổi mới công nghệ , trang bị thêm thiết bị máy móc,
nâng cao tay nghề cho công nhân để đáp ứng đƣợc tốt các yêu cầu của khách
hàng , tạo thƣơng hiệu để cạnh tranh trên thế giới.
Tuy nhiên giống nhƣ bao làng nghề truyền thống khác ở nƣớc ta, làng
nghề sản xuất tăm hƣơng cũng đang găp phải rất nhiều khó khăn, tồn tại rất
nhiều hạn chế và vấn đề cần giải quyết, khắc phục nhƣ: thiếu mặt bằng sản
xuất, sản xuất còn manh mún, lạc hậu, thiếu trang thiết bị máy móc, chủ yếu
đƣợc làm thủ công. Chính vì thiếu mặt bằng, thiếu lò sấy mà hiện nay nguyên
liệu khi đƣợc các cơ sở sản xuất nhập về công đoạn làm khô chủ yếu đƣợc sử
dụng là hong phơi ngoài tự nhiên, điều này dẫn đến việc nguyên liệu dễ bị
nấm mốc, thời gian hong phơi dài làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm,
3
năng suất và tiến độ sản xuất. Không những vậy việc hong phơi tràn lan trên
đƣờng còn gây cản trở giao thông đi lại.
Một số cơ sở đã trang bị cho mình lò sấy nhƣng chủ yếu là lò sấy hơi
đốt thủ công, lạc hậu với phƣơng pháp này chất lƣợng Vầu nguyên liệu sau
sấy không đƣợc đảm bảo, phát sinh nhiều khuyết tật nhƣ nứt nẻ, móp méo,
màu sắc Vầu bị loang lổ làm ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng sản phẩm
cũng nhƣ mất đi tính thẩm mỹ của nó. Đây không chỉ là tình trạng của riêng
xã Quảng Phú Cầu mà là tình trạng chung của các cơ sở sản xuất tăm hƣơng ở
nƣớc ta.
Tại trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam
Một số năm gần đây, đã có một số sinh viên khoa Chế Biến Lâm Sản
tiến hành làm đề tài NCKH, luận văn tốt nghiệp tập trung vào nghiên cứu về
tre nứa, song mây:
- Nghiên cứu Công Nghệ Sấy nguyên liệu tre dạng ống làm đồ thủ công
mỹ nghệ
- Xây dựng quy trình quản lý chất lƣợng bảo quản tre nứa bằng các
phƣơng pháp ngâm tẩm hoá chất.
- Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản tre dùng trong xây dựng
Song tất cả mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về sấy tre nứa, chứ chƣa
đề cập đến thực trạng sấy và đi sâu tìm ra các hạn chế để đƣa ra các giải pháp
nâng cao hiệu quả sấy Nứa Vầu.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quan của đề tài.
- Tìm hiểu đƣợc thực trạng sấy nứa vầu sản xuất tăm và chân hƣơng
xuất khẩu tại làng nghề Quảng Phú Cầu, từ đó đƣa ra các biện pháp kĩ thuật
nâng cao hiệu quả sản xuất cho các cơ sở sản xuất tăm và chân hƣơng ở xã
Quảng Phú Cầu
Mục tiêu cụ thể của đề tài.
- Khảo sát đƣợc thực trạng hong phơi và sấy nứa vầu tại các cơ sở sản
xuất tăm hƣơng
4
- Khảo sát đƣợc công nghệ sản xuất tăm hƣơng tại làng nghề Quảng
Phú Cầu
- Đề xuất đƣợc các giải pháp kĩ thuật để nâng cao hiệu quả hong phơi
và sấy nứa vầu sản xuất tăm hƣơng
1.3 Vật liệu nghiên cứu
- Loại nguyên liệu: nứa, vầu đƣợc chuyển về từ Thanh Hoá.Nghệ An,
Hà Tĩnh….
- Sản phẩm: tăm và chân hƣơng xuất khẩu
1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Khảo sát tại địa phƣơng các khâu công nghệ, sấy, hong phơi nguyên liệu
- Địa điểm: 1 số cơ sở sản xuất tăm và chân hƣơng xuất khẩu tại xã
Quảng Phú Cầu - Ứng Hòa - Hà Nội
1.5. Nội dung nghiên cứu
Khoá luận đề cấp đến các nội dung sau đây:
- Thực trạng hong phơi nguyên liệu
- Thực trạng sấy tại các cơ sở sản xuất
- Thực trạng công nghệ sản xuất tăm và chân hƣơng xuất khẩu
- Đề xuất các giải pháp kĩ thuật nâng cao hiệu quả sấy nứa vầu
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu đó là:
- Phƣơng pháp khảo sát thực tế: qua khảo sát thực tế tại cơ sở sản xuất
tăm và chân hƣơng xuất khẩu tại xã Quảng Phú cầu - Huyện Ứng Hòa -
Thành Phố Hà Nội.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và kế thừa giữa logic và thực tế, tƣ
duy logic
- Phƣơng pháp chuyên gia: dựa trên cơ sở những tài liệu, văn bản pháp
lý, các công trình khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và khu vực
nghiên cứu…phƣơng pháp sử dụng thông qua tham khảo ý kiến của các
chuyên gia, cán bộ có kinh nghiệm. Tìm ra hƣớng khắc phục xấu, phƣơng
pháp này đƣợc sử dụng khi đi khảo sát thực tế.