Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát thái độ của người việt đối với hàng việt 2009 2010
MIỄN PHÍ
Số trang
33
Kích thước
762.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
894

Khảo sát thái độ của người việt đối với hàng việt 2009 2010

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Khảo sát thái độ của người Việt đối với hàng Việt 2009-2010

CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1.Cơ sở hình thành đề tài:

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đặc biệt là từ

khi gia nhập Tổ Chức Thương mại thế giới WTO,Việt Nam đang dần khẳng định mình trên

trường quốc tế và mở rộng hợp tác, buôn bán với các nước trên thế giới. Do đó, trong nước xuất

hiện nhiều mặt hàng ngoại nhập chất lượng cao và tính năng hiện đại từ các nước như Nhật Bản,

Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan… vẫn thường xuyên cạnh tranh gay gắt với hàng hóa trong

nước. Trước tình hình đó, các nhà sản xuất Việt Nam đã và đang không ngừng nâng cao trình độ

sản xuất để cho ra nhiều loại hàng hóa với chất lượng và tính năng không kém gì so với hàng

ngoại nhập, giá cả lại hợp lý, nhằm tạo dựng lại lòng tin của người tiêu dùng trong nước đối với

hàng hóa nước mình. Kết quả là những năm gần đây,Việt Nam đã có rất nhiều mặt hàng đạt tiêu

chuẩn Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do người tiêu dùng bình chọn, đang từng bước khẳng định

thương hiệu Việt được bày bán ở khắp các chợ, các siêu thị trên cả nước, đáp ứng không ít nhu

cầu của người tiêu dùng trong nước. Hàng năm, đều có những lần hội chợ Hàng Việt Nam Chất

Lượng Cao được tổ chức ở nhiều tỉnh trên cả nước, nối kết người tiêu dùng với các doanh nghiệp

và mở ra nhiều cơ hội hơn đưa hàng Việt tiến xa hơn biên giới Việt Nam.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận khá lớn người tiêu dùng có tâm lý sính hàng ngoại

và đã trở thành thói quen mua sắm. Theo kết quả điều tra tiến hành tại 16 nước châu Á vào tháng 7

năm 2008 của Tập đoàn Grey Group (Mỹ), có đến 70% người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng các

thương hiệu nước ngoài, trong khi đó ở các nước châu Á khác trung bình là 40%. Nếu dựa vào những

con số này thì Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp nước ngoài nhưng nó cũng

đồng nghĩa với thách thức lớn hơn cho các doanh nghiệp Việt.

Chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện con người đã phát sinh nhu cầu cao

hơn về tiêu dùng. Vấn đề là làm thế nào để hàng nội có giá rẻ mà chất lượng chấp nhận được đáp

ứng nhu cầu của người tiêu dùng và tâm lý của người tiêu dùng đang nghĩ gì về hàng hóa nước

mình. Đây là vấn đề đang được xã hội dư luận.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:

- Xem xét thái độ của người tiêu dùng trong nước về mức độ hài lòng hay chưa hài lòng

đối với hàng hóa Việt.

- Tìm hiểu chất lượng cạnh tranh của một số mặt hàng để thấy được sự phản hồi từ phía

các doanh nghiệp sản xuất trong nước đến người tiêu dùng.

- Đề ra một số giải pháp để người Việt tin dùng hàng Việt.

1.3. Phương pháp nghiên cứu:

- Thu thập thông tin thứ cấp từ báo, đài, Internet…

SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 1 Chuyên đề năm 3

Khảo sát thái độ của người Việt đối với hàng Việt 2009-2010

- Thu thập thông tin sơ cấp nghiên cứu theo phương pháp định lượng bằng cách phỏng

vấn trực tiếp 5-10 người nhằm kiểm định lại ngôn ngữ và cấu trúc trình bày của bản câu hỏi. Sau đó

tiến hành điều tra với cỡ mẫu từ 30-50 mẫu bằng bản câu hỏi hoàn chỉnh. Các dữ liệu sau khi thu

thập sẽ được xử lý và phân tích bằng phần mềm Excel.

1.4. Phạm vi nghiên cứu:

Tình hình sử dụng hàng Việt của người Việt rất đa dạng, đề tài không thể tiếp cận hết tất cả

các khía cạnh. Đề tài chỉ nghiên cứu một số phản ứng cơ bản về thái độ của người tiêu dùng Việt

Nam đối với hàng Việt như về chất lượng, mẫu mã, giá cả... Từ đó, xem xét sự phản hồi từ phía các

doanh nghiệp sản xuất đến người tiêu dùng.

1.5. Ý nghĩa nghiên cứu:

Giúp các doanh nghiệp Việt Nam và người tiêu dùng trong nước hiểu rõ nhau hơn nhằm

khích lệ các nhà sản xuất trong nước tạo ra những hàng hóa chất lượng tốt hơn, mẫu mã bắt mắt hơn,

giá cả hợp lý hơn… đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, làm cho họ có thể sử dụng hàng hóa

nội địa nhiều hơn mà không phải lo ngại gì về chất lượng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế,

kích thích tinh thần yêu nước cũng như ý thức dân tộc, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người

Việt.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 2 Chuyên đề năm 3

Khảo sát thái độ của người Việt đối với hàng Việt 2009-2010

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT- MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý thuyết :

2.1.1. Khái niệm thái độ:

Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể được hình thành trên cơ sở tri thức

hiện có và bền vững về một khách thể hoặc một ý tưởng nào đó.

Thái độ làm cho con người ta thích hay không thích một đối tượng nào đó, cảm

thấy gần gũi hay xa cách nó. Thái độ cho phép xử sự tương đối ổn định đối với những vật giống

nhau. Những thái độ khác nhau của cá thể tạo nên một cấu trúc liên kết logic, trong đó có sự thay

đổi một yếu tố có thể đòi hỏi phải xây dựng một loạt các yếu tố khác rất phức tạp.

2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ người tiêu dùng:

Quá trình hình thành thái độ của một cá nhân chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố cơ

bản: yếu tố văn hóa , yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý. Trong đó, yếu tố tâm lý là

quan trọng nhất, là động cơ dẫn đến quyết định tiêu dùng của con người, bao gồm:

a) Động cơ:

Động cơ là nhu cầu đã trở nên bức thiết đến mức buộc con người phải hành

động để thỏa mãn nó, là động lực gây sức ép thúc đẩy con người hành động để thỏa mãn một nhu

cầu hay ước muốn nào đó về vật chất hoặc về tinh thần hoặc cả hai.

b) Nhận thức:

Động cơ thúc đẩy con người hành động, nhưng con người hành động như thế

nào là bị ảnh hưởng bởi nhận thức của họ về tình huống của nhu cầu. Hai người có động cơ giống

nhau trong một tình huống nhu cầu cụ thể có thể có những hành vi rất khác biệt tùy theo sự nhận

thức của họ về tình huống đó. Nhận thức là một tiến trình mà từ đó một cá nhân có thể lựa chọn, tổ

chức và lý giải những thông tin được tiếp nhận.

c) Sự tiếp thu (sự hiểu biết, kinh nghiệm):

Con người tùy thuộc vào mức độ hiểu biết về sản phẩm cộng với cảm nhận khi

tiêu dùng – thỏa mãn hay không thỏa, họ sẽ có những hành vi khác biệt trong việc tiêu dùng sản

phẩm đó. Quá trình tiếp nhận thông tin, tiêu dùng và ghi nhận, đánh giá từ nhiều sản phẩm làm cho

người tiêu dùng có những kiến thức và kinh nghiệm về sản phẩm, đó là sự tiếp thu.

d) Niềm tin:

Niềm tin thể hiện ý nghĩa cụ thể mà người ta có được về một sự vật nào đó.

Niềm tin có thể xuất phát từ những kiến thức, những hành động đã trải qua. Một người tiêu dùng

SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 3 Chuyên đề năm 3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!