Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát ngữ liệu văn học dân gian được sử dụng trong dạy học môn tiếng việt ở tiểu học.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------
TRẦN THỊ MAI
Khảo sát ngữ liệu văn học dân gian được
sử dụng trong dạy học môn Tiếng Việt ở
Tiểu học
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học
Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, thầy giáo chủ nhiệm và các thầy cô trong khoa
GD Tiểu học - Mầm non đã cho em nhiều ý kiến quý báu.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Bùi Thị Thanh,
Giảng viên Khoa Tiểu học - Mầm non, người đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu, chắc chắn sẽ có nhiều sai sót. Kính mong
quý thầy cô góp ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin gửi đến quý thầy cô lòng biết ơn sâu sắc và chân thành. Kính
chúc thầy cô sức khỏe.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 10 năm 2011
Sinh viên
Trần Thị Mai
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt là môn học trung tâm trong trường Tiểu học với mục
tiêu hàng đầu là hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết) cho học sinh Tiểu học. Bộ môn này không những là điều
kiện và phương tiện cần thiết mà còn là công cụ để các em học tốt các môn
học khác, giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên.
4
Trong quá trình dạy học tiếng Việt ở Tiểu học, việc lựa chọn và sử
dụng ngữ liệu dạy học có vai trò hết sức quan trọng. Ngữ liệu không chỉ là tư
liệu nhằm phục vụ việc chuyển tải nội dung tri thức, rèn luyện kỹ năng mà
còn có quan hệ mật thiết tới việc sử dụng phương pháp, biện pháp, hình thức
tổ chức dạy học. Nó có tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm của học
sinh, đến hoạt động dạy học của giáo viên. Vì vậy, việc lựa chọn và sử dụng
ngữ liệu dạy học đang là vấn đề được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu,
của đội ngũ giáo viên. Để từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, thực
hiện được mục tiêu dạy học tiếng Việt trong nhà trường hiện nay.
Trong số các loại ngữ liệu được sử dụng để dạy học tiếng Việt, có một bộ
phận được khai thác, lựa chọn từ văn học dân gian như: câu đố, tục ngữ, ca
dao, truyện cười, truyện cổ tích,… Đó là những ngữ liệu văn học dân gian.
Trong quá trình học tiếng Việt, được tiếp xúc với ngữ liệu văn học dân gian,
học sinh có điều kiện tìm về cội nguồn cuộc sống của ông cha, hiểu biết về
cuộc sống lao động vất vả trong công cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên,
mở mang bờ cõi của tổ tiên trước đây. Các em sẽ sống lại với những kì tích
chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước,... và còn biết bao những kiến thức về
quan hệ xã hội, về phong tục tập quán, về ước mơ, cảnh đẹp của quê hương
đất nước,... Bên cạnh đó, các em sẽ được tiếp thu qua phần ngữ liệu văn học
dân gian những kiến thức cần thiết trong cuộc sống: dạy cho các em biết yêu
cái tốt, ghét cái xấu, có lối sống nhân ái biết bênh vực, bảo vệ, đấu tranh cho
cái đúng, cho sự công bằng xã hội.
Văn học dân gian là kho kinh nghiệm phong phú của nhân dân, là nơi
lưu trữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tiếp xúc với văn học dân gian
cũng là tiếp xúc với cái đẹp trong văn học - cái đẹp đã được chọn lọc, gọt dũa,
sàng lọc qua bao thế hệ. Văn học dân gian là nguồn sữa vô tận nuôi dưỡng và
phát triển tâm hồn cho các em. Những nội dung đó được thể hiện qua hình
thức là những câu tục ngữ, ca dao, những câu đố vui, truyện cười, những câu
chuyện cổ tích,... Đó là những tiếng cười hay những tình huống lý thú trong
5
giao tiếp có tác dụng cung cấp tri thức và rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt
cho học sinh. Qua khảo sát ngữ liệu văn học dân gian, chúng ta sẽ thấy được
tác dụng của chúng trong việc phục vụ nội dung dạy học tiếng Việt.
Bên cạnh đó, tác giả Lê Xuân Thại đã cho rằng “Văn học dân gian là một
trong những tư liệu dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tiếng Việt cho học
sinh”. Tác giả khẳng định, “giáo viên dạy ngôn ngữ, dạy tiếng Việt có một lợi
thế rất lớn là có thể khai thác trong kho tàng câu chuyện dân gian từ cổ chí
kim, từ đông sang tây nhiều câu chuyện lí thú và sinh động giúp học sinh suy
ngẫm và lí giải các hiện tượng ngôn ngữ” [19, tr.22].
Xét về mặt tâm lý, về nhu cầu và tình cảm, các ngữ liệu văn học dân gian
đã đáp ứng được những đặc trưng của lứa tuổi học sinh trong quá trình học
tập tiếng Việt. Nắm được đặc trưng này, việc sử dụng ngữ liệu văn học dân
gian không những không tùy tiện, chủ quan mà còn có tác dụng khai thác và
phát huy hết những tác dụng của nó. Đây cũng là một trong những biện pháp
nhằm phát huy tinh thần sáng tạo, linh hoạt, chủ động của học sinh trong quá
trình tiếp thu tri thức và rèn luyện kĩ năng, nâng cao năng lực sử dụng tiếng
Việt nhằm hoàn thiện nhân cách, góp phần thực hiện những mục tiêu giáo dục
của nhà trường Tiểu học hiện nay.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát ngữ liệu văn học
dân gian được sử dụng trong dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học” để
nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề sử dụng NLVHDG trong dạy học môn Tiếng Việt đã được sự
quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học. Trong phần này, chúng tôi
xin điểm qua một số công trình tiêu biểu sau:
+ Dưới góc độ lí thuyết, các tác giả Đinh Gia Khánh, Hoàng Tiến Tựu,
Trần Đức Ngôn với cuốn “Văn học dân gian”, NXB Giáo dục, 1997 đã nói cụ
thể về các thể loại của VHDG như: câu đố, tục ngữ, ca dao, truyện cổ tích,...
6
những đặc trưng về nội dung, ý nghĩa của VHDG và việc sử dụng VHDG vào
dạy học tiếng Việt.
+ Các tác giả Nguyễn Đổng Chi (1982), Vũ Ngọc Khánh (1996), Ninh
Viết Giao (2003),... với các cuốn sách “Kho tàng cổ tích Việt Nam, Hành
trình vào xứ sở cười, Câu đố Việt Nam,...” là những đóng góp lớn trong việc
tập hợp, khảo cứu, phân tích các sáng tác dân gian của kho tàng văn học dân
gian Việt Nam và thế giới.
+ Nguyễn Văn Tứ - “Ngữ liệu văn học dân gian trong dạy học tiếng
Việt” - NXB Đại học Sư phạm, 2004 đã nghiên cứu các vấn đề về NLVHDG
và việc sử dụng NLVHDG trong dạy học tiếng Việt và môn Ngữ văn ở trường
Tiểu học và Trung học phổ thông. Tác giả đã đưa ra hệ thống NLVHDG
chung cho các cấp học, bậc học một cách sơ lược, nói về nội dung, hình thức
và quy trình sử dụng NLVHDG trong dạy học tiếng Việt. Từ đó, tác giả đã
đưa ra một số NLVHDG phục vụ cho việc dạy học tiếng Việt và giáo dục
ngôn ngữ.
Trong thực tế, các công trình đưa ra NLVHDG chung từ Tiểu học đến
Trung học phổ thông. Trong nhiều năm qua, NLVHDG đã được một số nhà
nghiên cứu quan tâm và đã có nhiều bài viết về những khía cạnh khác nhau
như: Đôi nét khái quát về NLVHDG, các thể loại của VHDG,... nhưng vẫn
chưa có một công trình nào đi sâu vào khảo sát hệ thống NLVHDG được sử
dụng vào dạy tiếng Việt trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học. Bởi vậy,
ở khóa luận này, chúng tôi dựa vào ý kiến của các tác giả đi trước cùng những
gợi ý của họ về NLVHDG để nhìn nhận rõ hơn việc sử dụng NLVHDG vào
dạy học tiếng Việt trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học.
3. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát hệ thống NLVHDG được sử dụng trong dạy học môn Tiếng
Việt ở Tiểu học. Từ đó, bổ sung NLVHDG nhằm nâng cao hiệu quả dạy tiếng
Việt trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
7
Để đạt được mục đích trên thì đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên cứu
cụ thể sau:
+ Nghiên cứu phần lí luận liên quan đến đề tài.
+ Thống kê, phân loại hệ thống NLVHDG được sử dụng để dạy học
tiếng Việt trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5.
+ Bổ sung NLVHDG vào quá trình dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu
học.
5. Phạm vi nghiên cứu
Sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5.
6. Đối tượng nghiên cứu
Ngữ liệu văn học dân gian dùng để dạy học tiếng Việt trong sách giáo khoa
Tiếng Việt ở Tiểu học.
7. Giả thuyết khoa học
Đề tài sẽ giúp cho giáo viên Tiểu học nói chung, sinh viên ngành Giáo
dục Tiểu học nói riêng có cái nhìn tổng quát về hệ thống NLVHDG được sử
dụng trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Đề tài này là tài liệu
tham khảo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học nói riêng, giáo viên Tiểu
học nói chung, góp phần nâng cao hiệu quả dạy tiếng Việt trong dạy học môn
Tiếng Việt ở Tiểu học.
8. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp lí thuyết: Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến
đề tài.
+ Phương pháp khảo sát thống kê: Thống kê và phân loại hệ thống
NLVHDG dùng để dạy học tiếng Việt trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu
học.
+ Phương pháp quy nạp: Quy nạp các kết quả thống kê, phân loại trên
cơ sở đó bổ sung NLVHDG vào quá trình dạy học tiếng Việt ở Tiểu học.
9. Cấu trúc của đề tài
- Phần mở đầu gồm các tiểu mục sau