Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non Tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỖ THỊ QUYÊN
KHẢO SÁT NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN
THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
Ở TRƯỜNG MẦM NON TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thái Nguyên, năm 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỖ THỊ QUYÊN
KHẢO SÁT NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN
THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
Ở TRƯỜNG MẦM NON TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 60 14 01 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Minh Huế
Thái Nguyên, năm 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Cô
giáo - TS. Trần Thị Minh Huế. Các kết quả và số liệu đảm bảo tính khách quan,
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Quyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Minh Huế, người đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Tâm lý - Giáo dục và phòng Sau đại
học Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên và trẻ các lớp mẫu giáo lớn
Trường Mầm non Họa Mi và Trường Mầm non 1- 5 Thành Phố Thái Nguyên đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực tiễn và khảo nghiệm
sư phạm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn bè và đồng nghiệp, những người
thân yêu trong gia đình, những người luôn động viên, chia sẻ, khích lệ tôi hoàn
thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Quyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan............................................................................................................ i
Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii
Mục lục .................................................................................................................. iii
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt......................................................................v
Danh mục các bảng ................................................................................................vi
Danh mục các hình ............................................................................................... viii
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ CHO
TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON.............................4
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................4
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài..................................................................4
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước .....................................................................6
1.2. Những khái niệm công cụ .................................................................................8
1.2.1. Ngôn ngữ....................................................................................................8
1.2.2. Giáo dục ngôn ngữ .....................................................................................9
1.2.3. Trò chơi đóng vai theo chủ đề...................................................................10
1.2.4. Biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm phát triển ngôn
ngữ cho trẻ MGL ở trường mầm non...................................................................10
1.3. Ngôn ngữ và sự phát triển nhân cách của trẻ MGL..........................................11
1.3.1. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ MGL ..............................................................11
1.3.2. Chức năng của ngôn ngữ đối với sự phát triển nhân cách trẻ MGL............14
1.3.3. Các con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL ở trường mầm non ........16
1.4. Trò chơi ĐVTCĐ của trẻ MGL.......................................................................19
1.4.1. Bản chất của trò chơi ĐVTCĐ...................................................................19
1.4.2. Đặc điểm của trò chơi ĐVTCĐ .................................................................19
1.4.3. Ưu thế của trò chơi ĐVTCĐ trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL ........23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
1.5. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ MGL thông qua tổ chức trò chơi ĐVTCĐ.............25
1.5.1. Mục tiêu ....................................................................................................25
1.5.2. Nội dung....................................................................................................26
1.5.3. Phương pháp .............................................................................................28
1.5.4. Hình thức ..................................................................................................30
1.5.5. Vai trò của giáo viên mầm non trong giáo dục ngôn ngữ cho trẻ MGL
thông qua trò chơi ĐVTCĐ .................................................................................31
1.5.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục ngôn ngữ cho trẻ MGL
thông qua trò chơi ĐVTCĐ .................................................................................33
1.6. Kết luận chương 1...........................................................................................33
Chương 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MGL
THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐVTCĐ Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG MẦM NON TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................35
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng .....................................................................35
2.1.1. Mục tiêu khảo sát ......................................................................................35
2.1.2. Khách thể khảo sát ....................................................................................35
2.1.3. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu...............................................36
2.2. Thực trạng nhận thức về giáo dục ngôn ngữ cho trẻ MGL thông qua tổ chức
trò chơi ĐVTCĐ....................................................................................................38
2.2.1. Nhận thức về về vị trí, vai trò của giáo dục ngôn ngữ cho trẻ MGL thông
qua tổ chức trò chơi ĐVTCĐ ..............................................................................38
2.2.2. Nhận thức về nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL thông qua tổ
chức trò chơi ĐVTCĐ.........................................................................................40
2.2.3. Nhận thức về chủ đề có ưu thế trong tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát
triển ngôn ngữ cho trẻ MGL................................................................................42
2.2.4. Nhận thức về vai trò của người GV trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ
MGL thông qua tổ chức trò chơi ĐVTCĐ ...........................................................43
2.3. Thực trạng tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL.......44
2.3.1. Thực trạng quán triệt mục tiêu phát triển ngôn ngữ trong tổ chức trò chơi
ĐVTCĐ cho trẻ MGL .........................................................................................44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục ngôn ngữ trong tổ chức trò chơi ĐVTCĐ
cho trẻ MGL .......................................................................................................45
2.3.3. Những trò chơi ĐVTCĐ được GV sử dụng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL..46
2.3.4. Quy trình tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL........47
2.3.5. Các hình thức tổ chức trò chơi ĐVTCĐ được GV sử dụng để phát triển
ngôn ngữ cho trẻ MGL........................................................................................50
2.4. Thực trạng biểu hiện ngôn ngữ của trẻ MGL trong trò chơi ĐVTCĐ ..............51
2.4.1. Về vốn từ của trẻ .......................................................................................51
2.4.2. Về khả năng phát âm của trẻ......................................................................54
2.4.3. Về ngữ điệu...............................................................................................56
2.4.4. Về sử dụng ngữ pháp.................................................................................58
2.4.5. Về sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc...........................................................61
2.4.6. Về khả năng nắm bảng chữ cái ..................................................................63
2.4.7. Kết quả chung về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ MGL trong trò chơi
ĐVTCĐ ..............................................................................................................65
2.4.8. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
MGL trong tổ chức trò chơi ĐVTCĐ ..................................................................67
2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng............................................................69
2.5.1. Những ưu điểm..........................................................................................69
2.5.2. Những hạn chế ..........................................................................................70
2.6. Kết luận chương 2...........................................................................................71
Chương 3. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO
CHỦ ĐỀ NHẰM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU
GIÁO LỚN Ở TRƯỜNG MẦM NON TỈNH THÁI NGUYÊN...............73
3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp .................................................73
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo quán triệt mục tiêu của giáo dục mầm non nói
chung, mục tiêu giáo dục ngôn ngữ cho trẻ MGL nói riêng trong tổ chức trò
chơi ĐVTCĐ.......................................................................................................73
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ trong quá
trình chơi.............................................................................................................73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phát huy vốn sống, vốn ngôn ngữ của trẻ trong quá
trình tổ chức trò chơi...........................................................................................74
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đa dạng, phong phú về chủ đề chơi, nội dung
và hình thức tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ ..........................74
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ đạo của GV mầm non trong tổ
chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm giáo dục ngôn ngữ cho trẻ MGL ............................74
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp giữa GV mầm non và gia đình trong
phát triển ngôn ngữ thông qua tổ chức trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ MGL ................75
3.2. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL thông qua tổ chức
ĐVTCĐ ở trường mầm non ...................................................................................75
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường ngôn ngữ tích cực trong tổ chức trò
chơi ĐVTCĐ cho trẻ...........................................................................................75
3.2.2. Biện pháp 2: Thiết kế kịch bản tổ chức trò chơi ĐVTCĐ theo hướng
phát triển ngôn ngữ cho trẻ..................................................................................78
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức trò chơi ĐVTCĐ theo hướng phát triển tính tích
cực ngôn ngữ ở trẻ ..............................................................................................80
3.2.4. Biện pháp 4: Phối hợp với cha mẹ học sinh để phát triển ngôn ngữ cho
trẻ thông qua hoạt động vui chơi và tổ chức đời sống ở gia đình .........................82
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp......................................................................84
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.....................84
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ..............................................................................84
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm .............................................................................84
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm ..............................................................................85
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm. .......................................................................85
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm.................................................................................85
3.5. Kết luận chương 3...........................................................................................87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................92
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết đầy đủ Viết tắt
1 mẫu giáo lớn MGL
2 đóng vai theo chủ đề ĐVTCĐ
3 giáo viên GV
4 cán bộ, giáo viên CBGV
5 quản lý giáo dục QLGD
6 ban giám hiệu BGH
7 mẫu giáo MG
8 Nhà xuất bản NXB
9 Đại học Sư phạm ĐHSP
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Chủ đề và tên các trò chơi ĐVTCĐ của trẻ MGL .................................. 20
Bảng 2.1. Nhận thức của GV về vị trí, vai trò của giáo dục ngôn ngữ cho trẻ
MGL thông qua tổ chức trò chơi ĐVTCĐ............................................. 38
Bảng 2.2. Nhận thức của GV về nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL
thông qua tổ chức trò chơi ĐVTCĐ ...................................................... 40
Bảng 2.3. Nhận thức về vai trò của người GV trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ
MGL thông qua tổ chức trò chơi ĐVTCĐ............................................. 43
Bảng 2.4. Thực trạng nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL trong tổ chức
trò chơi ĐVTCĐ ................................................................................... 45
Bảng 2.5. Thực trạng quy trình tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển ngôn
ngữ cho trẻ MGL .................................................................................. 48
Bảng 2.6. Hình thức tổ chức trò chơi ĐVTCĐ được GV sử dụng để phát triển
ngôn ngữ cho trẻ MGL.......................................................................... 50
Bảng 2.7. Mức độ phát triển vốn từ của trẻ MGL trong trò chơi ĐVTCĐ ……… ...52
Bảng 2.8. Khả năng phát âm của trẻ MGL trong tổ chức trò chơi ĐVTCĐ............. 54
Bảng 2.9. Khả năng thể hiện ngữ điệu của trẻ MGL trong trò chơi ĐVTCĐ........... 56
Bảng 2.10. Khả năng sử dụng ngữ pháp của trẻ MGL trong trò chơi ĐVTCĐ ........ 59
Bảng 2.11. Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ MGL trong trò chơi
ĐVTCĐ ................................................................................................ 61
Bảng 2.12. Khả năng nắm bảng chữ cái của trẻ MGL............................................. 63
Bảng 2.13. Kết quả chung về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ MGL trong trò
chơi ĐVTCĐ ........................................................................................ 65
Bảng 2.14. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ MGL
trong tổ chức trò chơi ĐVTCĐ.............................................................. 67
Bảng 3.1: Ý kiến của GV về tính cần thiết của các biện pháp................................. 85
Bảng 3.2: Ý kiến của giáo viên về tính khả thi của các biện pháp ........................... 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Biểu đồ mức độ phát triển vốn từ của trẻ MGL trong trò chơi
ĐVTCĐ............................................................................................... 53
Hình 2.2: Biểu đồ khả năng phát âm của trẻ MGL trong trò chơi ĐVTCĐ............ 56
Hình 2.3: Biểu đồ khả năng thể hiện ngữ điệu của trẻ MGL.................................. 58
Hình 2.4: Biểu đồ khả năng sử dụng ngữ pháp của trẻ MGL trong trò chơi
ĐVTCĐ............................................................................................... 60
Hình 2.5: Biểu đồ sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ MGL trong trò chơi
ĐVTCĐ............................................................................................... 62
Hình 2.6: Biểu đồ khả năng nắm bảng chữ cái của trẻ MGL trong trò chơi
ĐVTCĐ............................................................................................... 64
Hình 2.7: Biểu đồ kết quả chung về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ MGL trong
trò chơi ĐVTCĐ.................................................................................. 66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ có vai trò lớn trong xã hội loài người, những kho tàng văn hóa,
những tri thức, những kinh nghiệm lịch sử đều được chứa đựng trong ngôn ngữ. Tuổi
mầm non là giai đoạn mà ngôn ngữ có sự phát triển nhanh cả ngữ âm, từ vựng và
ngữ pháp mà không có giai đoạn nào có thể đạt tốc độ tăng trưởng và phát triển
bằng. Đối với trẻ MGL, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là
phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị chuẩn mực
của xã hội để hình thành, phát triển toàn diện nhân cách. Bởi vậy, giáo dục ngôn ngữ
cho trẻ ở lứa tuổi này vô cùng cần thiết.
Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ MGL được thực hiện trong môi trường giáo dục
gia đình, môi trường giao tiếp xã hội song nếu được thực hiện trong môi trường giáo
dục của trường mầm non với sự tổ chức khoa học, hợp lý của các hoạt động giáo dục
nói chung, phát huy vai trò chủ đạo của hoạt động vui chơi với trò chơi ĐVTCĐ sẽ
mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu về giáo dục ngôn ngữ cho trẻ
MGL nói chung và nghiên cứu về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL ở tỉnh
Thái Nguyên chưa có nhiều công trình đánh giá hệ thống về thực trạng ngôn ngữ của
trẻ MGL thông qua trò chơi ĐVTCĐ. Vấn đề cấp thiết là cần có sự nghiên cứu cụ
thể, nghiêm túc về thực trạng ngôn ngữ của trẻ MGL qua trò chơi ĐVTCĐ làm căn
cứ đề xuất biện pháp tổ chức hiệu quả trò chơi này nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo trong điều kiện của các trường mầm non tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
Từ những lý do trên, với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục ngôn ngữ
cho trẻ MGL ở các trường mầm non tỉnh Thái Nguyên hiện nay, tôi nghiên cứu đề
tài: “Khảo sát ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức trò chơi đóng vai
theo chủ đề ở trường mầm non Tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng ngôn ngữ của trẻ MGL thông qua tổ chức trò
chơi ĐVTCĐ để đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển
ngôn ngữ cho trẻ MGL ở trường mầm non tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng ngôn ngữ của trẻ MGL trong trò chơi ĐVTCĐ và biện pháp tổ
chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL ở trường mầm non
tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục ngôn ngữ cho trẻ MGL thông qua tổ chức hoạt động vui
chơi ở trường mầm non tỉnh Thái Nguyên.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đánh giá đúng được thực trạng ngôn ngữ của trẻ MGL thông qua trò chơi
ĐVTCĐ sẽ đề xuất được các biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ khoa học, mang
tính thực tiễn và khả thi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL ở trường mầm non.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lý luận về giáo dục ngôn ngữ cho trẻ MGL thông qua tổ chức trò
chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng ngôn ngữ của trẻ MGL thông qua tổ chức trò chơi
ĐVTCĐ ở một số trường mầm non tỉnh Thái Nguyên.
5.3. Đề xuất biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ
MGL ở trường mầm non tỉnh Thái Nguyên.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi khảo sát thực trạng tại Trường Mầm non Họa Mi và
Trường Mầm non 1- 5 TP. Thái Nguyên với 30 GV - CBQLGD và 150 trẻ MGL.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cơ sở phương pháp luận
Tiếp cận quan điểm của giáo dục học Mácxit về quá trình hình thành phát
triển nhân cách, ngôn ngữ cho trẻ MGL; tiếp cận quan điểm tâm lý học hoạt động,
quan điểm giáo dục giá trị để nghiên cứu thực trạng và quá trình giáo dục- phát triển
ngôn ngữ cho trẻ MGL trong mối quan hệ với ý thức, nhân cách và các hoạt động
giao tiếp, vui chơi của trẻ MGL.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, gồm: Phương pháp tổng hợp,
hệ thống hoá, phân tích tài liệu; phương pháp lịch sử.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm: Phương pháp điều tra
bằng ankét, phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện, phương pháp nghiên
cứu sản phẩm hoạt động sư phạm, phương pháp khảo nghiệm sư phạm, phương pháp
nghiên cứu trường hợp và phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
7.2.3. Các phương pháp khác: Phương pháp thống kê, phương pháp kiểm định
giả thuyết.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông
qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non.
Chương 2. Kết quả khảo sát ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức
trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3. Biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non tỉnh Thái Nguyên.
Ngoài ra, luận văn còn có phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham
khảo và Phụ lục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Loài người ngay từ thuở sơ khai đã sáng tạo ra ngôn ngữ, một hệ thống tín
hiệu đặc biệt, dùng làm phương tiện cơ bản và quan trọng nhất trong giao tiếp giữa
các thành viên trong cộng đồng người, cũng từ đó ngôn ngữ được phát triển cùng với
sự phát triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ chính là một trong các yếu tố nâng tầm
của con người lên vượt xa về chất so với mọi giống loài khác.
Ngôn ngữ là chức năng tâm lý cấp cao của con người, là công cụ để tư duy, để
giao tiếp, là chìa khóa để con người nhận thức và chiếm lĩnh kho tàng tri thức của
dân tộc và nhân loại.
Trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân, sự phát triển ngôn ngữ diễn ra
nhanh nhất ở giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi (lứa tuổi mầm non). Từ chỗ sinh ra chưa có
ngôn ngữ, đến cuối 6 tuổi - chỉ một khoảng thời gian rất ngắn so với cả một đời
người trẻ đã có thể sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày. Đây
chính là giai đoạn phát cảm về ngôn ngữ. Ở giai đoạn này, nếu không có những điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển ngôn ngữ thì sau này khó có thể phát triển tốt được.
Chính vì vậy, ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ của trẻ trước tuổi học là vấn đề được
nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu.
Trong nghiên cứu khoa học, tâm lý và ngôn ngữ là vấn đề được nhiều các nhà
khoa học từ các lĩnh vực khác nhau đi sâu nghiên cứu và đã đạt được nhiều thành tựu
trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứu của các nhà Tâm lý học và Giáo dục
học. Tiêu biểu là những công trình nghiên cứu của L.X.Vưgôtxky, V.X. Mukhina, F.D.
Usinxky, R.O.Shor, O.B.Encônhin, Piagie, M.M.Konxova, M.I.Lixinna, L.I.Bozovich,
A.Z. Ruxkai, … Cụ thể:
Tác giả V.X. Mukhina với công trình Tâm lí học mẫu giáo nghiên cứu về đặc
trưng tâm lí của trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo. Winhem Preyer với Trí óc của trẻ em
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn