Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát nghi thức chào hỏi được tích hợp trong sách giáo khoa tiếng việt tiểu học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
--------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
KHẢO SÁT NGHI THỨC CHÀO HỎI ĐƢỢC
TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA
TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
SVTH : Hồ Thị Ngọc Ánh
GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thuý Nga
Lớp : 14 STH
Đà Nẵng, tháng 01/2018
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài "Khảo sát nghi thức chào hỏi
được tích hợp trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học", lời đầu tiên cho em
được gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục tiểu học cùng toàn thể
quý thầy cô đã trang bị cho em nên tảng kiến tảng kiến thức vững chắc cũng như
tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài của mình.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Thúy Nga,
Giảng viên khoa Giáo dục tiểu học - người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
cho em những điểm còn thiếu sót, khơi gợi ý tưởng cũng như đề ra hướng đi để
em có thể hoàn thành đề tài của mình.
Vì thời gian gấp rút nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô chuyên môn trong khoa để em có thể
điều chỉnh và hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 1 năm 2018
Sinh viên
Hồ Thị Ngọc Ánh
DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐT : động từ
HVCH : hành vi chào hỏi
HS : học sinh
NTCH : nghi hức chào hỏi
NTLN : nghi thức lời nói
SGK : sách giáo khoa
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử đề tài nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.................................................. 4
6. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 5
8. Cấu trúc đề tài nghiên cứu................................................................................. 5
B. NỘI DUNG...................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.......................................................................... 6
1.1. Lí thuyết chung về nghi thức chào hỏi ....................................................... 6
1.1.1. Một số khái niệm nghi thức chào hỏi .................................................... 6
1.1.1.1. Khái niệm nghi thức lời nói................................................................. 6
1.1.1.2. Khái niệm nghi thức chào hỏi.............................................................. 6
1.1.2. Cuộc giao tiếp .......................................................................................... 7
1.1.2.1. Khái niệm cuộc giao tiếp..................................................................... 7
1.1.2.2. Tiêu chí................................................................................................ 7
1.1.2.3. Cấu trúc cuộc giao tiếp....................................................................... 7
1.1.3. Phân loại nghi thức chào hỏi trong một cuộc giao tiếp........................ 8
1.1.3.1. Hành vi chào hỏi mở đầu cuộc giao tiếp ............................................ 8
1.1.3.2. Hành vi chào hỏi kết thúc cuộc giao tiếp.......................................... 15
1.1.3.3. Ngữ điệu và các yếu tố phi ngôn ngữ trong chào hỏi....................... 18
1.2. Vị trí và nhiệm vụ của nghi thức chào hỏi trong quá trình giáo dục ở
nhà trƣờng.......................................................................................................... 19
1.2.1. Vị trí của nghi thức chào hỏi trong quá trình giáo dục ở nhà trường tiểu
học ....................................................................................................................... 19
1.2.2. Nhiệm vụ của nghi thức chào hỏi trong quá trình giáo dục ở nhà trường
............................................................................................................................. 20
1.3. Đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học............................................................ 20
1.3.1. Nhận thức .............................................................................................. 20
1.3.1.1. Nhận thức cảm tính ........................................................................... 20
1.3.1.2. Nhận thức lí tính................................................................................ 21
1.3.2. Ngôn ngữ ............................................................................................... 21
CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT NGHI THỨC CHÀO HỎI ĐƢỢC TÍCH HỢP
TRONG CÁC PHÂN MÔN CỦA SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU
HỌC.................................................................................................................... 23
2.1. Tiêu chí khảo sát......................................................................................... 23
2.2. Kết quả khảo sát nghi thức chào hỏi đƣợc tích hợp trong sách giáo
khoa Tiếng Việt Tiểu học.................................................................................. 24
2.2.1. Nghi thức chào hỏi được tích hợp trong các phân môn của sách giáo
khoa Tiếng Việt Tiểu học lớp 2 ........................................................................... 24
2.2.2. Nghi thức chào hỏi được tích hợp trong các phân môn của sách giáo
khoa Tiếng Việt Tiểu học lớp 3 ........................................................................... 32
2.2.3. Nghi thức chào hỏi được tích hợp trong các phân môn của sách giáo
khoa Tiếng Việt Tiểu học lớp 4 ........................................................................... 36
2.2.4. Nghi thức chào hỏi được tích hợp trong các phân môn của sách giáo
khoa Tiếng Việt Tiểu học lớp 5 ........................................................................... 40
2.3. Bảng tổng hợp nghi thức chào hỏi từ lớp 2 đến lớp 5............................. 45
CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP DẠY NGHI THỨC CHÀO
HỎI NHẰM BỔ TRỢ VIỆC DẠY - HỌC NGHI THỨC CHÀO HỎI CHO
HỌC SINH......................................................................................................... 50
3.1. Mục đích xây dựng..................................................................................... 50
3.2. Nguyên tắc xây dựng bài tập nghi thức chào hỏi.................................... 50
3.2.1. Nguyên tắc khoa học .............................................................................. 50
3.2.2. Nguyên tắc sư phạm............................................................................... 50
3.2.3. Nguyên tắc tích cực hóa hoạt động của học sinh .................................. 51
3.3. Nội dung bài tập ......................................................................................... 51
3.3.1. Bài tập nhận diện lời chào.................................................................... 51
3.3.1.1. Mục đích............................................................................................ 51
3.3.1.2. Nội dung ............................................................................................ 51
3.3.2. Bài tập phát hiện và sửa lỗi .................................................................. 57
3.3.2.1.Mục đích............................................................................................. 57
3.3.2.2.Nội dung ............................................................................................. 57
3.3.3. Bài tập xử lí tình huống........................................................................ 61
3.3.3.1. Mục đích............................................................................................ 61
3.3.3.2. Nội dung ............................................................................................ 61
C. KẾT LUẬN ................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 67
PHỤ LỤC........................................................................................................... 68
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.2.1.1. Nghi thức chào hỏi mở đầu cuộc giao tiếp trong SGK Tiếng Việt 2 ......25
Bảng 2.2.1.2. Nghi thức chào hỏi kết thúc cuộc giao tiếp trong SGK Tiếng Việt 2......31
Bảng 2.2.2. Nghi thức chào hỏi mở đầu cuộc giao tiếp trong SGK Tiếng Việt 3 .........32
Bảng 2.2.3. Nghi thức chào hỏi mở đầu cuộc giao tiếp trong SGK Tiếng Việt 4 .........36
Bảng 2.2.4.1. Nghi thức chào hỏi mở đầu cuộc giao tiếp trong SGK Tiếng Việt 5 ......41
Bảng 2.2.4.2. Nghi thức chào hỏi kết thúc cuộc giao tiếp trong SGK Tiếng Việt 5......44
1
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngôn ngữ là một trong những phương tiện giao tiếp quan trọng của con
người, trong đó lời chào hỏi là bước đầu tiên để thiết lập một mối quan hệ hay
bắt đầu một cuộc giao tiếp. Nghi thức chào hỏi là một trong những nét đẹp văn
hóa của con người trong giao tiếp ứng xử hằng ngày. Dù trong thời đại nào, ở
bất kì quốc gia nào, nghi thức chào hỏi vẫn luôn là những giá trị cốt lõi để thể
hiện một con người văn minh lịch thiệp, có văn hóa, biết ứng xử. Bởi vậy, mà
ông cha ta vẫn luôn răn dạy con cháu: "Lời chào cao hơn mâm cỗ" hay "Đi thưa
về trình" để thấy được lời chào đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nhân
cách đạo đức của một con người.
Ở nhà trường phổ thông, việc dạy ngôn ngữ không thể tách rời với việc
giao tiếp. Nhờ có hoạt giao động giao tiếp học sinh được vận dụng các kiến thức
một cách tự nhiên, giúp cho việc học ngôn ngữ đạt được hiệu quả. Trong môn
Tiếng Việt tiểu học, bên cạnh việc trang bị, cung cấp cho học sinh những kiến
thức sơ giản về từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa,...để học tập và giao tiếp thì nội
dung chương trình cũng rất chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho
học sinh thông qua việc dạy các nghi thức lời nói như nói lời chia vui, chia
buồn, xin lỗi, cảm ơn... Đặc biệt, trong nội dung dạy nghi thức lời nói, môn
Tiếng Việt tiểu học đã tích hợp nội dung dạy nghi thức chào hỏi vào hầu hết các
phân môn. Nội dung được sắp xếp xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5 với mức độ
tăng dần, phù hợp với khả năng trình độ của các em. Học sinh không chỉ học
được nghi thức chào hỏi từ các tình huống trong phân môn Tập làm văn hay
Luyện từ và câu, mà còn thông qua các đoạn thọai của các nhân vật trong các
bài Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả...Việc đưa nội dung này vào sẽ giúp học sinh
biết cách giao tiếp ứng xử trong mọi tình huống cuộc sống, đồng thời hướng đến
việc điều chỉnh, uốn nắn kĩ năng giao tiếp cho học sinh một cách chuẩn mực,
hoàn thiện và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
Trong môn Tiếng Việt tiểu học, học sinh được học nghi thức chào hỏi chủ
yếu qua phân môn Tập làm văn. Tuy nhiên nội dung dạy nghi thức chào hỏi