Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát liên quan giữa các biến thể gene abcg2 và nồng độ axit uric máu ở người trưởng thành
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÝ BẢO NGỌC
KHẢO SÁT LIÊN QUAN GIỮA CÁC BIẾN THỂ GENE
ABCG2 VÀ NỒNG ĐỘ AXIT URIC MÁU
Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÝ BẢO NGỌC
KHẢO SÁT LIÊN QUAN GIỮA CÁC BIẾN THỂ GENE
ABCG2 VÀ NỒNG ĐỘ AXIT URIC MÁU
Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
NGÀNH: KHOA HỌC Y SINH (SINH LÝ HỌC)
MÃ SỐ: 8720101
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.BS. ĐỖ ĐỨC MINH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
được công bố ở bất kỳ nơi nào.
Tác giả luận văn
Lý Bảo Ngọc
.
.
i
MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................i
Danh mục các chữ viết tắt và thuật ngữ Anh – Việt ..................................................iv
Danh mục các bảng .................................................................................................. vii
Danh mục các hình.....................................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN Y VĂN ...........................................................................4
1.1. Axit uric..............................................................................................................4
1.2. Những nghiên cứu về nồng độ axit uric máu ...................................................10
1.3. Gene ABCG2 và các biến thể của gene ABCG2...............................................17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................34
2.1. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................34
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................................34
2.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................34
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu...........................................................................................35
2.5. Định nghĩa các biến số nghiên cứu ..................................................................36
2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ........................................38
2.7. Quy trình nghiên cứu........................................................................................39
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu.........................................................................42
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................44
Chương 3: KẾT QUẢ .............................................................................................46
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .......................................................................46
3.2. Tỉ lệ biến thể Q141K, Q126X, V12M của gene ABCG2 ở người Việt Nam
trưởng thành ..............................................................................................................51
3.3. Mối liên quan của các biến thể V12M, Q141K, Q126X của gene ABCG2 với
nồng độ axit uric máu ở người Việt Nam trưởng thành............................................58
Chương 4: BÀN LUẬN...........................................................................................71
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ....................................................................................95
.
.
i
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU............................................................
PHỤ LỤC 2: BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN
CỨU VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU..........................................
PHỤ LỤC 3: BẢNG TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ GIẢI TRÌNH TỰ GENE ABCG2....................................
PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU..............
PHỤ LỤC 6: CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC .................................
.
.
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ABCG2
ATP – binding cassette
subfamily G member 2
Đại gia đình protein vận
chuyển phụ thuộc ATP
ACR
American College of
Rheumatology
Hội thấp khớp Hoa Kỳ
ATP Adenosine triphosphat Năng lượng ATP
BCRP Breast cancer resistance protein Protein đề kháng ung thư vú
BMI Body mass index Chỉ số khối cơ thể
bp Base pair Cặp base
DNA Deoxyribonucleic acid Acid deoxyribonucleic
EDTA Ethylene diamin tetraacetic acid
Acid ethylene diamin
tetraacetic
eGFR
Estimated glomerular filtration
rate
Độ lọc cầu thận ước tính
EULAR
European League Against
Rheumatism
Liên hiệp Thấp khớp Châu
Âu
ESC
European Society of
Cardiology
Hiệp hội Tim mạch Châu Âu
ExAC
Exome Aggregation
Consortium database
Cơ sở dữ liệu exome của
người
FEUA Fraction excretion of urate
Phân suất bài xuất axit uric
niệu
.
.
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
GWAS
Geneome – wide association
studies
Nghiên cứu tương quan toàn
bộ nhiễm sắc thể
HPFS
Health Professionals Follow –
up Study
Nghiên cứu theo dõi của các
chuyên gia sức khỏe
IDI &
WPRO
International Diabetes Institude
& Regional office for the
Western Pacific
Hiệp hội Đái tháo đường các
nước Châu Á
IL Interleukin Interleukin
MSU Monosodium Urate Monosodium Urate
NHANES
National Health and Nutrition
Examination Survey
Chương trình khảo sát sức
khỏe và dinh dưỡng quốc gia
của Hoa Kỳ
PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng chuỗi trùng hợp
RNA Ribonucleic acid Acid ribonucleic
SLC Solute carrier family
Họ gia đình protein mang
hòa tan
SNP
Single nucleotide
polymorphism
Điểm đa hình đơn nucleotide
UUE Urinary urate excretion Độ thanh thải axit uric
XDH Xanthine dehydrogenease
Gene mã hóa protein
xanthine dehydrogenease
XO Xanthine oxidase Men xanthine oxidase
.
.
i
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
XOR Xanthine oxidoreductase Men xanthine oxidoreductase
.
.
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tần số alen của Q141K, V12M, Q126X ở một số chủng tộc....................26
Bảng 2.1 Biến số độc lập của nghiên cứu .................................................................36
Bảng 2.2 Biến số phụ thuộc của nghiên cứu.............................................................38
Bảng 2.3 Trình tự mồi dùng để khuếch đại trình tự các exon của gene ABCG2......40
Bảng 3.1 Kết quả đặc điểm đối tượng nghiên cứu....................................................46
Bảng 3.2 Mối tương quan giữa nồng độ axit uric máu và BMI, huyết áp tâm thu,
huyết áp tâm trương (N = 150).......................................................................51
Bảng 3.3 Thống kê kiểu gene, tần số alen, tỉ lệ biến thể của các đa hình V12M,
Q141K, Q126X của gene ABCG2 (N = 150).................................................52
Bảng 3.4 Bảng tần số haplotype của V12M và Q141K trong nghiên cứu (N=150).53
Bảng 3.5 Mối liên quan giữa haplotype của V12M, Q141K và nồng độ axit uric
máu .................................................................................................................53
Bảng 3.6 Mối liên quan giữa giới tính và kiểu gene của đa hình V12M, Q141K
trong nghiên cứu (N = 150)............................................................................55
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa BMI và kiểu gene của đa hình V12M, Q141K trong
nghiên cứu (N = 150) .....................................................................................56
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa tuổi và kiểu gene của đa hình V12M, Q141K trong
nghiên cứu (N = 150) .....................................................................................57
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa kiểu gene đa hình V12M và nồng độ axit uric máu (N
= 150) .............................................................................................................58
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa kiểu gene đa hình Q141K và nồng độ axit uric máu
(N = 150)........................................................................................................60
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa nồng độ axit uric máu và số alen nguy cơ của các đa
hình V12M, Q141K, Q126X..........................................................................62
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa biến thể V12M, Q141K của gene ABCG2 với nồng
độ axit uric máu theo giới tính .......................................................................63
.
.
ii
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa biến thể V12M, Q141K của gene ABCG2 và nồng độ
axit uric máu theo BMI ..................................................................................66
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa kiểu gene đa hình V12M và nồng độ axit uric máu ở
giới nữ (N = 112)............................................................................................67
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa kiểu gene đa hình Q141K và nồng độ axit uric máu ở
giới nữ (N = 112)............................................................................................68
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa nồng độ axit uric máu và số alen nguy cơ của các đa
hình V12M, Q141K, Q126X ở giới nữ ..........................................................69
Bảng 4.1 Tần số alen của các biến thể V12M, Q141K, Q126X của gene ABCG2 ..78
Bảng 4.2 Tần số haplotype của V12M, Q141K và Q126X ......................................81
.
.
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Axit uric .......................................................................................................4
Hình 1.2 Chuyển hóa axit uric thành axit allantoic.....................................................4
Hình 1.3 Purine ngoại sinh được chuyển hóa thành axit uric .....................................6
Hình 1.4 Sinh tổng hợp axit uric từ purine. ................................................................7
Hình 1.5 Mô hình vận chuyển axit uric tại thận..........................................................8
Hình 1.6 Protein vận chuyển axit uric.........................................................................9
Hình 1.7 Phân bố protein BCRP (ABCG2) tại các mô trong cơ thể.........................17
Hình 1.8 ABCG2 trên nhánh dài nhiễm sắc thể số 4, biến thể V12M ở exon 2,
Q141K ở exon 5 .............................................................................................18
Hình 1.9 Cấu trúc protein ABCG2 và vị trí biến thể V12M, Q141K, Q126X .........18
Hình 1.10 Tác động của ABCG2 trong sự hình thành tăng axit uric máu và gout...19
Hình 1.11 Sinh lý bệnh tăng axit uric máu do rối loạn chức năng ABCG2 ..............23
Hình 1.12 Ước đoán chức năng của ABCG2 theo diplotype của Q141K và Q126X23
Hình 1.13 Mối liên quan giữa chức năng ABCG2 và tăng axit uric máu .................24
Hình 1.14 Haplotype .................................................................................................33
Hình 3.1 Nồng độ axit uric máu theo giới tính ở người Việt Nam trưởng thành (N =
150).................................................................................................................49
Hình 3.2 Nồng độ axit uric máu ở các nhóm huyết áp ở người Việt Nam trưởng
thành (N = 150) ..............................................................................................50
Hình 3.3 Tần số các nhóm kiểu gene của V12M và Q141K (N = 150)....................55
Hình 3.4 Mối liên quan giữa kiểu gene đa hình V12M và nồng độ axit uric máu ở
người Việt Nam trưởng thành (N = 150) .......................................................64
Hình 3.5 Mối liên quan giữa kiểu gene đa hình Q141K và nồng độ axit uric máu ở
người Việt Nam trưởng thành (N = 150) .......................................................65
Hình 4.1 Kết quả giải trình tự ABCG2......................................................................73
Hình 4.2 Mô hình bài xuất axit uric qua thận và đường ruột....................................83
Hình 4.3 ABCG2 trên nhiễm sắc thể số 4. ................................................................84
.
.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Axit uric là sản phẩm chuyển hóa của purines, bao gồm purine nội sinh và
purine ngoại sinh. Axit uric được tổng hợp trong cơ thể dưới xúc tác của men
xanthine oxidase. Sau đó, axit uric được thải khỏi cơ thể qua hai con đường chính là
đường niệu và đường tiêu hóa, trong đó, 2/3 lượng axit uric được thải qua đường
niệu. Axit uric sẽ được tái hấp thu 91 – 95% tại ống lượn gần. Sự bài xuất và tái hấp
thu axit uric được thực hiện thông qua hoạt động của các protein vận chuyển. Có thể
thấy, rối loạn chức năng protein vận chuyển axit uric mà do rối loạn chức năng gene
mã hóa cho protein vận chuyển, đóng vai trò quan trọng trong rối loạn nồng độ axit
uric máu, thường gặp là tăng axit uric máu. Tăng axit uric máu có thể tiến triển đến
bệnh gout, là bệnh viêm khớp thường gặp nhất hiện nay [1]. Bên cạnh đó, nhiều
nghiên cứu dịch tễ học đã thấy nồng độ axit uric máu có mối liên quan với tiến triển
bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch, hội chứng chuyển hóa, bệnh thận mạn, đái tháo
đường type 2, đồng thời, cũng là yếu tố tiên lượng độc lập bệnh đái tháo đường type
2, bệnh tăng huyết áp, rung nhĩ, tử vong do biến cố tim mạch, đột tử [8], [34], [37],
[59], [74], [115], [126].
Theo nghiên cứu tương quan toàn bộ nhiễm sắc thể (GWAS), nồng độ axit
uric máu được ước đoán có tính di truyền khoảng 42 – 73%. Cơ chế tăng axit uric
máu có liên quan đến rối loạn bài xuất axit uric nhiều hơn sản xuất thừa axit uric.
GWAS chỉ ra rằng có mối liên quan giữa nồng độ axit uric máu và những điểm đa
hình đơn nucleotide (SNPs) của những gene mã hóa cho protein vận chuyển axit
uric [122]. Trong các protein vận chuyển axit uric trong cơ thể, ABCG2 được cho
là protein giữ vai trò chính trong bài xuất axit uric qua cả đường niệu và đường tiêu
hóa, có tính di truyền [8], [13], [108]. Các biến thể của gene ABCG2 sẽ ảnh hưởng
chức năng protein ABCG2, liên quan nồng độ axit uric máu. Trong đó, các biến thể
Q141K, Q126X và V12M được nhiều nghiên cứu trên thế giới quan tâm và có tần
suất cao hơn so với những biến thể hiếm gặp [25], [38], [95]. Theo các nghiên cứu
trước, Q141K, Q126X, V12M có tần số alen thay đổi theo chủng tộc, thường gặp ở
dân số Châu Á [14], [28], [66], [95], [96], [102]. Theo nghiên cứu của Zhou D. và
.
.
cộng sự, năm 2014, bằng phương pháp giải trình tự Sanger đã nhận diện được
những biến thể Q141K, Q126X và V12M của gene ABCG2, tìm được mối liên quan
giữa các biến thể này lên nồng độ axit uric máu của dân số Hán Trung Quốc [122].
Tại Việt Nam, đã có một nghiên cứu tìm được mối liên quan giữa biến thể Q126X
của gene ABCG2 với nồng độ axit uric máu trên dân số Việt Nam (p = 0,004) [30].
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các biến thể này lên nồng độ axit uric máu của
các đối tượng dân số ở các nghiên cứu trước vẫn còn nhiều điểm chưa tương đồng
[25], [28], [38], [66], [96], [114], [122].
Rối loạn nồng độ axit uric máu làm giảm chất lượng cuộc sống, mang lại gánh
nặng bệnh tật, tăng chi phí điều trị cho dân số thế giới hiện nay. Việc tầm soát
những biến thể của gene ABCG2 sẽ mang lại nhiều hứa hẹn trong nhận định sớm
nguy cơ tăng axit uric máu, dự đoán nguy cơ bệnh lý đồng mắc. Vậy nên, những
nghiên cứu về nồng độ axit uric máu và những biến thể gene liên quan là cấp thiết,
nhằm nhận định sớm nguy cơ, từ đó, có kế hoạch phòng ngừa sớm và can thiệp điều
trị kịp thời, như thay đổi lối sống, chế độ ăn phù hợp, kiểm soát yếu tố nguy cơ, và
có thể ứng dụng trong điều trị trúng đích biến thể gene ảnh hưởng nồng độ axit uric
máu. Tuy nhiên, trên thế giới và tại Việt Nam, các nghiên cứu trước vẫn còn nhiều
tranh cãi về mối liên quan giữa các biến thể Q141K, Q126X, V12M của gene
ABCG2 với nồng độ axit uric máu, chưa thể đạt đến đồng thuận dự đoán được nồng
độ axit uric máu khi một cá thể mang biến thể gene cụ thể. Thêm vào đó, chưa có
nhiều nghiên cứu tìm được liên quan giữa các biến thể Q141K, Q126X, V12M của
gene ABCG2 lên nồng độ axit uric máu trên dân số Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi tiến
hành đề tài Khảo sát liên quan giữa các biến thể gene ABCG2 và nồng độ axit
uric máu ở người trưởng thành, nhằm trả lời được câu hỏi nghiên cứu: Có mối
liên quan giữa các biến thể gene ABCG2 và nồng độ axit uric máu ở người trưởng
thành không? Bằng kĩ thuật giải trình tự gene Sanger, chúng tôi hướng đến việc dự
đoán được nồng độ axit uric máu của một người khi mang biến thể của gene
ABCG2, từ đó, sẽ có hướng nhìn mới trong quản lý bệnh nhân mang alen nguy cơ
với từng nồng độ axit uric máu nhất định.
.
.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát: Khảo sát liên quan giữa các biến thể gene ABCG2 và nồng độ
axit uric máu ở người trưởng thành.
Mục tiêu cụ thể:
1. Khảo sát tỉ lệ biến thể Q141K, Q126X, V12M của gene ABCG2 ở người
trưởng thành.
2. Khảo sát ảnh hưởng của các biến thể Q141K, Q126X, V12M của gene
ABCG2 lên nồng độ axit uric máu ở người trưởng thành.
.
.