Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát kỹ năng tiếng việt của học sinh lớp 3 người jarai ở một số trường tiểu học huyện chư sê tỉnh gia lai.
MIỄN PHÍ
Số trang
69
Kích thước
620.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1578

Tài liệu đang bị lỗi

File tài liệu này hiện đang bị hỏng, chúng tôi đang cố gắng khắc phục.

Khảo sát kỹ năng tiếng việt của học sinh lớp 3 người jarai ở một số trường tiểu học huyện chư sê tỉnh gia lai.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

TRẦN MINH KHÔI

Khảo sát kỹ năng tiếng Việt của học sinh lớp 3

người Jarai ở một số trường tiểu học huyện

Chư Sê tỉnh Gia Lai

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, ở nước ta, đồng bào DTTS chiếm khoảng 14% dân số cả

nước và cư trú trên 52 tỉnh thành, thành phố. Phần lớn đồng bào các DTTS số

sinh sống ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, đây là những vùng đặc biệt khó

khăn. Thực hiện tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng và Nhà

nước luôn xác định vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là trên hết với những

chủ trương về phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Về giáo dục thì nhiệm

vụ hàng đầu là giáo dục ngôn ngữ cho các DTTS, ngoài TMĐ thì việc dạy và

học TV là điều kiện quan trọng giúp họ tiếp cận tri thức một cách dễ dàng,

đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng đang gặp nhiều khó khăn này.

TV là ngôn ngữ của người Kinh. Đây là TMĐ của khoảng 85% cư dân

Việt Nam. Đối với mỗi người dân thì TV có vai trò đặc biệt quan trọng, là

phương tiện, là chìa khóa mở cánh cửa trí thức của nhân loại. Vì vậy việc dạy

TV là nhiệm vụ hàng đầu trong việc phát triển giáo dục và kinh tế nước nhà.

Ở nước ta, dạy TV hướng đến ba đối tượng đó là người bản ngữ (người

Kinh), người nước ngoài và đồng bào DTTS đang sinh sống trên lãnh thổ Việt

Nam. Mỗi đối tượng học TV đều có những nhu cầu và đặc điểm riêng cho nên

việc dạy cũng phải có những phương pháp khác nhau để phù hợp với từng đối

tượng tiếp nhận.

Với chính sách phát triển giáo dục miền núi thì việc đầu tiên là dạy TV

cho HS DTTS, nhưng phương pháp dạy như thế nào để đạt hiệu quả tốt lại là

vấn đề đặt ra với giáo dục ngôn ngữ vùng sâu vì học TV là ngôn ngữ thứ hai

3

của họ. Đề tài chúng tôi nghiên cứu là Khảo sát kỹ năng tiếng Việt của học

sinh lớp 3 người Jarai ở một số trường tiểu học huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai.

Chúng tôi thống kê và đưa ra các con số về những lỗi sai cũng như những kĩ

năng TV của HS trong quá trình học và sử dụng TV, từ đó đưa ra những đề

xuất và biện pháp mang tính hiệu quả cho hoạt động dạy và học TV ở Chư Sê

nói riêng và các vùng có dân tộc thiểu số trên toàn quốc nói chung.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Giáo dục ngôn ngữ ở các vùng dân tộc thiểu số là một hoat động mang

tính xã hội và thu hút sự tham gia của các cấp các ngành, đặc biệt là dự án

phát triển giáo dục Tiểu học hay các bài nghiên cứu về TV ở Tiểu học. Trong

đó có các công trình nghiên cứu sau:

 PGS. TS Trần Trí Dõi đã tiến hành nghiên cứu đề tài Thực trạng giáo

dục ngôn ngữ vùng dân tộc miền núi 3 tỉnh phía Bắc Việt Nam – Những

kiến nghị và giải pháp (2004). Đây là đề tài trọng điểm quốc gia và

mang tính thiết thực cao.

 Dương Thiệu Hoa với công trình Hình thành kỹ năng đọc và viết tiếng

Việt cho học sinh đầu lớp 1 (1990).

 Nguyễn Tri Hùng nghiên cứu về đề tài Giáo dục ngôn ngữ và sự phát

triển văn hóa các dân tộc thiểu số phía Nam. Đề tài này đề cập đến vấn

đề chữ viết dân tộc Katu – Quảng Nam – Đà Nẵng với việc bảo tồn và

phát triển di sản văn hóa dân tộc.

 Tác giả Phan Thiều với các công trình Dạy nói cho trẻ em trước tuổi

cấp 1 (1979) và Đọc và dạy đọc cấp 1 (1990).

Như vậy, với những công trình lý thuyết và thực tiễn của các tác giả trong

và ngoài nước đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về kỹ năng và phương

pháp dạy học tiếng Việt. Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên

4

cứu kĩ năng TV của dân tộc Jarai trên địa bàn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai. Với

đề tài rất có ý nghĩa này, chúng tôi xin đóng góp sự nghiên cứu của mình vào

công tác giáo dục TV cho DTTS ở nước ta.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là HS lớp 3 người Jarai, chúng tôi tập

trung vào khảo sát bốn kĩ năng TV của học sinh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài này chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát một số trường Tiểu học

trên địa bàn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu tốt đề tài này, chúng tôi áp dụng một số phương pháp

sau:

4.1. Phương pháp lý thuyết: Phân tích tổng hợp một số lý thuyết về dạy và

học tiếng Việt ở Tiểu học. Các biện pháp rèn luyện kĩ năng TV ở Tiểu học.

4.2. Phương pháp thực tiễn.

+ Phương pháp Anket: Với đề tài khảo sát thực tế thì không thể thiếu phương

pháp này, chúng tôi sử dụng phiếu Anket để thu thập ngữ liệu cũng như

những kĩ năng cần khảo sát.

+ Phương pháp quan sát sư phạm: Phương pháp này giúp chúng tôi nhắm

được tiến trình dạy và học TV của GV và HS Jarai làm tiền đề cho việc tổng

thuật.

+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Những ý kiến của các thầy cô có kinh

nghiệm dạy học TV cho HS Jarai định hướng cho những phương diện chúng

tôi khảo sát thiết thực và hiệu qua hơn

5

4.3. Một số công thức toán học. Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng một

số công thức toán học để thống kê bốn kĩ năng sử dụng TV của HS Jarai, tỷ lệ

phần trăm về những lỗi sai được chúng tôi thống kê cụ thể.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Xuất phát từ lý do chọn đề tài và đối tượng nghiên cứu, chúng tôi xác

định nhiệm vụ của đề tài như sau:

Khảo sát kĩ năng TV của HSDT Jarai ở khối lớp 3 với 4 kĩ năng nghe,

nói, đọc, viết; tìm ra các lỗi sai và nguyên nhân.

Đề xuất những hình thức dạy và học, hình thức tổ chức lớp học và phẩm

chất của GVSN để việc dạy học TV ở đây đạt hiệu quả tốt.

6. Dự kiến đóng góp của đề tài

Thực hiện đề tài này, chúng tôi nêu lên thực trạng dạy và học TV cho

HSDT Jarai trên địa bàn huyện Chư Sê ở khối lớp 3, những mặt yếu kém từ

khảo sát thực trạng và những ý kiến đề xuất, những kiến nghị của chúng tôi

hy vọng sẽ được áp dụng trong thời gian sớm nhất để có thể tăng cường năng

lực TV cho HS vùng này.

7. Bố cục của khóa luận.

phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung chính có ba chương sau:

Chương một: Những vấn đề lý luận và thực tiễn.

Chương hai: Khảo sát kĩ năng TV của HS lớp 3 người Jarai.

Chương 3: Một vài kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dạy và học TV cho

HSDT Jarai.

6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Dạy tiếng Việt ở Việt Nam

1.1.1. Người học là người bản ngữ.

Như chúng ta biết thì tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam,

là tiếng mẹ đẻ của hơn 85% cư dân Việt đang sinh sống trên lãnh thổ và của

hơn ba triệu người Việt đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài. TV cũng

là ngôn ngữ thứ hai của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Việt Nam.Và khi

nói đến cụm từ dạy TV với tư cách là TMĐ thì điều đầu tiên cần nghĩ đến là

chúng ta đang bàn đến việc dạy TV cho học sinh người Kinh. Ở nước ta, dạy

TV cho HS bản ngữ là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu trong việc phát triển

giáo dục và giữ gìn vốn ngôn ngữ của dân tộc.

Hiện nay, ở nhà trường phổ thông TV có cương vị là một môn học

chính thức, chúng ta cần thấy rằng nó có tư cách rất khác so với các môn học

khác như Toán, Sử…Sự khác nhau ở chỗ: một mặt, chúng ta có bộ môn khoa

học nghiên cứu về tiếng Việt thường gọi là “Việt ngữ học”. Bên cạnh đó môn

tiếng Việt có phần dạy về tri thức ngôn ngữ học với một tỉ lệ không nhiều,

nhằm cung cấp cho HS một số khái niệm cơ bản và thiết thực để giúp các em

có thể tự mình giải thích được những hiện tượng ngôn ngữ đơn giản về TMĐ

của mình và cũng giúp các em phần nào đỡ bỡ ngỡ khi bắt đầu vào học một

ngôn ngữ. Việc dạy và học TV rất được coi trọng, đây là điểm xuất phát ban

đầu giúp các em tiếp cận với tri thức khoa học và tri thức về ngôn ngữ của

mình. Chương trình dạy TV ở tiểu học được chia là hai giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất gồm các lớp 1,lớp 2, lớp 3. ở giai đoạn này nhiệm

vụ chủ yếu là hình thành những cơ sở ban đầu cho việc học đọc, học viết trên

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!