Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát kiến thức về bảo quản vắc xin và đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại và duy trì gsp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HỒ QUANG HÙNG
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ BẢO QUẢN VẮC XIN VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI
VÀ DUY TRÌ GSP TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
GIAI ĐOẠN 2020-2021
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HỒ QUANG HÙNG
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ BẢO QUẢN VẮC XIN VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI
VÀ DUY TRÌ GSP TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
GIAI ĐOẠN 2020-2021
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƢỢC
MÃ SỐ: CK 62 73 20 01
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THỊ KIỀU NGA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
.
.
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của chính
bản thân tôi. Các kết quả và số liệu đƣợc trình bày trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực và khách quan.
Tác giả luận văn
Hồ Quang Hùng
.
.
LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp Chuyên khoa cấp II chuyên ngành Tổ chức Quản lý dƣợc
đƣợc thực hiện tại các cơ sở y tế tại Tiền Giang từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 7
năm 2021.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS. TS.
Phạm Đình Luyến và TS Đặng Thị Kiều Nga đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cám ơn TS. Nguyễn Thị Hải Yến đã có những góp ý, hƣớng dẫn
cho luận văn này đƣợc hoàn thiện hơn.
Chân thành cám ơn các Thầy Cô phản biện, Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp đã dành thời gian góp ý và đƣa ra những nhận xét hoàn thiện luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cám ơn trân trọng đến:
Giảng viên Khoa dƣợc – Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh,
đặc biệt là các giảng viên của Bộ môn Tổ chức Quản lý dƣợc, những ngƣời đã tâm
huyết giảng dạy và truyền kiến thức cho em suốt hai năm học để hoàn thành chƣơng
trình học chuyên khoa cấp II.
Các chuyên gia đã tham gia góp ý kiến bảng câu hỏi phỏng vấn cho nghiên
cứu này.
Các anh/chị học viên lớp chuyên khoa cấp II chuyên ngành Tổ chức Quản lý
dƣợc khóa 2019-2021, những ngƣời bạn đã cùng em học tập và chia sẻ kiến thức
trong suốt khóa học.
Ban Giám đốc Sở Y tế Tiền Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
quá trình học tập.
Ban Giám đốc các cơ sở y tế liên quan đến luận văn đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em hoàn thành luận văn này.
Gia đình và các bạn bè thân quý đã luôn động viên và ủng hộ em trong suốt
thời gian học tập.
Chân thành cám ơn!
.
.
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Phần Tiếng Việt:
Tiêu đề: Khảo sát kiến thức về bảo quản vắc xin và đề xuất giải pháp khắc
phục những tồn tại và duy trì GSP tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang giai đoạn 2020-2021.
Tóm tắt: Để đạt đƣợc hiệu quả chủng ngừa cao nhất và giúp làm giảm những
phản ứng sau tiêm chủng thì việc bảo quản vắc xin ở nhiệt độ quy định là vấn đề hết
sức quan trọng. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát kiến thức về vắc xin và
GSP của nhân viên y tế, đánh giá sự duy trì GSP và xác định các mức độ tồn tại để
từ đó đề xuất các giải pháp can thiệp có hiệu quả để đạt và duy trì GSP. Thiết kế
nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trong thời gian từ tháng 11/2020 đến tháng
07/2021 tại 15 cơ sở y tế công lập có bảo quản vắc xin TCMR tại các cơ sở y tế
công lập có bảo quản vắc xin TCMR. Nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp nhân viên
qua bộ câu hỏi gồm 45 câu. Để đánh giá thực trạng bảo quản vắc xin nghiên cứu
tiến hành rà soát và kiểm tra hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác bảo quản vắc xin
và khảo sát đánh giá thực tế.
Kết quả: Kết quả khảo sát 100 nhân viên về kiến thức chung vắc xin cho thấy
có 30% nhân viên đƣợc đánh giá kiến thức ở mức “chƣa đạt”, có 45% đánh giá kiến
thức không đạt về GSP. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, giới
tính với kiến thức về vắc xin. Mức độ tuân thủ GSP của các cơ sở y tế đƣợc đánh
giá 100% ở mức độ 2. Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn GSP của 15 cơ sở bảo quản vắc
xin TCMR toàn tỉnh là 79,6%. Một số những giải pháp đƣợc đƣa ra gồm bố trí lại
nhân sự, hiệu chuẩn trang thiết bị máy móc, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung và
chỉnh sửa quy trình, thành lập các tổ thanh tra.
Bàn luận: Đại dịch COVID-19 dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức các lớp
tập huấn về GSP và an toàn tiêm chủng. Do đó, kết quả nghiên cứu cho thấy mức
đánh giá “chƣa đạt” có tỷ lệ cao. Mức đánh giá kiến thức đạt chia theo nhiều thang
điểm khác nhau trong nhiều nghiên cứu nên sự so sánh giữa các nghiên cứu khác
nhau có nhiều điểm không tƣơng đồng. Cỡ mẫu trong nghiên cứu chƣa đủ lớn để
tìm thấy các mối liên quan. Những tồn tại đƣợc đƣa ra có sự lặp lại ở các cơ sở y tế
trên địa bàn tỉnh và nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc, chủ yếu tập trung về cơ sở hạ
tầng và quy trình.
Từ khóa: vắc xin, GSP, Thực hành tốt bảo quản thuốc, tiêm chủng mở rộng.
.
.
i
English
Title: Survey on knowledge about vaccine preservation and propose
solutions to overcome shortcomings and maintain GSP at public health facilities in
Tien Giang province from 2020 to 2021.
Abstract: To achieve the highest vaccination effectiveness and help reduce
post-vaccination reactions, the preservation of vaccines at the specified temperature
is very important. The objective of the study was to survey the knowledge about
vaccines and GSP of health care workers, assess the maintenance of GSP, and
determine the levels of existence from which to propose effective interventions to
achieve the goal. and maintain GSP. Descriptive cross-sectional study design,
conducted from November 2020 to July 2021 at 15 public health facilities that
preserve HFMD vaccines at public health facilities where vaccines are preserved.
please TCMR. Research and directly interview employees through a 45-question
questionnaire. To assess the current status of vaccine preservation, the researchers
conducted a review and examination of documents related to vaccine preservation
and actual assessment.
Results: The survey results of 100 employees on general knowledge of
vaccines showed that 30% of employees rated their knowledge at the level of
“unsatisfactory”, 45% of them rated their knowledge of GSP as unsatisfactory.
There is a statistically significant relationship between age group, sex, and
knowledge about vaccines. The level of GSP compliance of medical facilities is
assessed at 100% at level 2. The ability to meet GSP standards of 15 facilities that
preserve HFMD vaccines in the province is 79.6%. Some of the solutions offered
include redeploying personnel, calibrating equipment and machinery, upgrading
facilities, adding and modifying processes, and establishing inspection teams.
Discussion: The COVID-19 pandemic has made it difficult to organize
training courses on GSP and vaccination safety. Therefore, the research results
show that the "unsatisfactory" rating has a high rate. The level of assessment of
knowledge achieved is divided by many different scales into many studies, so the
comparison between different studies has many similarities. The sample size in the
study was not large enough to find associations. The listed shortcomings are
repeated in health facilities in the province and many localities across the country,
mainly focusing on infrastructure and processes.
Keywords: vaccine, GSP, Good storage practice, expanded vaccination.
.
.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................v
MỤC LỤC....................................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH .........................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2
2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................3
1.1. Vắc xin và Tiêm chủng mở rộng .......................................................................3
1.2. Quá trình hình thành và phát triển TCMR trên Thế giới và Việt Nam............13
1.3. Nguyên tắc “thực hành tốt bảo quản thuốc” ....................................................20
1.4. Sơ lƣợc về chƣơng trình TCMR tại Tiền Giang ..............................................28
1.5. Một số nghiên cứu có liên quan.......................................................................31
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................32
2.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................32
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................32
2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu ..........................................................................................32
2.4. Định nghĩa biến số ...........................................................................................34
2.5. Phƣơng pháp và công cụ đo lƣờng, thu thập số liệu........................................40
2.6. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................42
2.7. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu ..........................................................43
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu................................................................................44
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................45
3.1. Nội dung 1: Khảo sát kiến thức về vắc xin và GSP của nhân viên y tế liên
quan trực tiếp đến chuỗi cung ứng vắc xin trên địa bàn bàn tỉnh Tiền Giang........45
3.2. Nội dung 2: Đánh giá sự duy trì GSP và xác định các mức độ tồn tại tại các cơ
.
.
i
sở y tế công lập có bảo quản vắc xin TCMR trên địa bàn tỉnh Tiền Giang............56
3.3. Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp can thiệp để đạt và duy trì GSP tại các cơ
sở y tế công lập có bảo quản vắc xin TCMR trên địa bàn tỉnh Tiền Giang............75
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN........................................................................................94
4.1. Nội dung 1: Khảo sát kiến thức về vắc xin và GSP của nhân viên y tế liên
quan trực tiếp đến chuỗi cung ứng vắc xin trên địa bàn bàn tỉnh Tiền Giang........94
4.2. Nội dung 2: Đánh giá sự duy trì GSP và xác định các mức độ tồn tại tại các cơ
sở y tế công lập có bảo quản vắc xin TCMR trên địa bàn tỉnh Tiền Giang..........102
4.3. Khó khăn và đề xuất khi thực hiện bảo quản vắc xin theo tiêu chuẩn GSP ..107
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................109
KẾT LUẬN.............................................................................................................110
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
.
.
i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ nguyên tiếng Anh Tiếng việt
ATTC An toàn tiêm chủng
BCG Bacille Calmette-Guerin
(A vaccine against tuberculosis
disease)
Vắc xin phòng bệnh lao
BVĐK Bệnh viện đa khoa
BV Bệnh viện
DPT A vaccine against diphtheria,
pertussis, tetanus
Vắc xin phòng bệnh bạch hầu -
ho gà - uốn ván
DPT-VGB-Hib A vaccine against diphtheria,
pertussis, tetanus, hepatitis B,
Haemophilus Influenzae type b
Vắc xin phối hợp Bạch hầu - Ho
gà - Uốn ván - Viêm gan B và
Haemophylus influenza type b.
Hib A vaccine against
Haemophilus Influenzae type b
Vắc xin viêm màng não mủ do
Hib
FREEZE TAG Freeze Tag Chỉ thị đông băng điện tử
GSP Good Storage Practice Thực hành tốt bảo quản thuốc
GPs Good practices Thực hành tốt
KSDB Khoa Kiểm soát dịch bệnh
MMR A vaccine against measles,
mumps, and rubella
Vắc xin sởi-quai bị-rubella
MR A vaccine against mumps and
rubella
Vắc xin sởi-rubella
OPV Oral poliovirus vaccine Vắc xin phòng bệnh bại liệt
PƢSTC Phản ứng sau tiêm chủng
TCMR Tiêm chủng mở rộng
TTYT Trung tâm Y tế
UV Vắc xin phòng bệnh uốn ván
UNICEF United Nations International
Children's Emergency Fund
Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc
VGB Hepatitis B Vaccine Vắc xin viêm gan B
VVM Vaccine Vial Monitor Chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
.
.
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Dây chuyền lạnh.........................................................................................7
Hình 1.2. Tủ lạnh chuyên dụng bảo quản vắc xin......................................................8
Hình 1.3. Hòm lạnh vận chuyển vắc xin....................................................................9
Hình 1.4. Phích vắc xin..............................................................................................9
Hình 1.5. Miếng xốp bảo quản vắc xin ....................................................................10
Hình 1.6. Bình tích lạnh ...........................................................................................10
Hình 1.7. Thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động Fridge tag ..........................................11
Hình 1.8. Chỉ thị đông băng điện tử.........................................................................12
Hình 1.9. Nhiệt kế tròn.............................................................................................12
Hình 1.10. Nhiệt kế dài ............................................................................................12
Hình 1.11. Cách đọc chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin VVM ............................................13
Hình 1.12. Các nội dung theo nguyên tắc GSP........................................................23
Hình 2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................................43
Hình 3.1. Phân bố trình độ chuyên môn của đối tƣợng nghiên cứu .........................46
Hình 3.2. Tập huấn về ATTC và tập huấn GSP........................................................47
Hình 3.3. Tỷ lệ % đáp ứng và tồn tại về nhân sự......................................................57
Hình 3.4. Tỷ lệ % đáp ứng và tồn tại về trang thiết bị, nhà xƣởng...........................57
Hình 3.5. Tỷ lệ % đáp ứng và tồn tại về bảo quản thuốc ..........................................57
Hình 3.6. Tỷ lệ % đáp ứng và tồn tại về nhập hàng..................................................57
Hình 3.7. Tỷ lệ % đáp ứng và tồn tại về cấp phát.....................................................57
Hình 3.8. Tỷ lệ % đáp ứng và tồn tại về hồ sơ, tài liệu.............................................57
Hình 3.9. Tỷ lệ % đáp ứng và tồn tại về thuốc trả về, thu hồi ..................................58
Hình 3.10. Tỷ lệ % đáp ứng và tồn tại về tự thanh tra ..............................................58
Hình 3.11. Tỷ lệ % khó khăn của cơ sở triển khai GSP............................................60
Hình 3.12. Phân bố các nhóm đề xuất của các cơ sở triển khai GSP .......................60
.
.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Nhiệt độ bảo quản vắc xin TCMR tại các tuyến.........................................5
Bảng 1.2. Lịch tiêm chủng thƣờng xuyên trong Chƣơng trình TCMR ......................6
Bảng 2.1. Số lƣợng mẫu nghiên cứu.........................................................................33
Bảng 2.2. Định nghĩa và phân loại biến số nghiên cứu ............................................34
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của đối tƣợng nghiên cứu (N=100)...................................45
Bảng 3.2. Đặc điểm giới tính của đối tƣợng nghiên cứu (N=100) ...........................45
Bảng 3.3. Đặc điểm thời gian công tác liên quan đến vắc xin (N=100)...................46
Bảng 3.4. Đánh giá kiến thức của đối tƣợng nghiên cứu về quy định chung của hoạt
động tiêm chủng (N=100).........................................................................................48
Bảng 3.5. Bảng kiến thức về trang thiết bị và nhiệt độ bảo quản vắc xin (N=100)..48
Bảng 3.6. Đặc điểm kiến thức về sắp xếp vắc xin (N=100) .....................................48
Bảng 3.7. Đặc điểm kiến thức chung về vắc xin (N=100)........................................49
Bảng 3.8. Đặc điểm về kiến thức tiêu chuẩn GSP (N=100) .....................................49
Bảng 3.9. Đặc điểm kiến thức về cơ sở vật chất, trang thiết bị GSP (N=100) .........50
Bảng 3.10. Đặc điểm kiến thức hoạt động quản lý kho GSP (N=100).....................50
Bảng 3.11. Đặc điểm kiến thức chung về GSP (N=100)..........................................50
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu và kiến thức về
vắc xin (N=100) ........................................................................................................51
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu và kiến thức về
GSP (N=100).............................................................................................................53
Bảng 3.14. Tỷ lệ % đáp ứng GSP giữa các cơ sở tuyến tỉnh và tuyến huyện...........59
Bảng 3.15. Tỷ lệ % đáp ứng và tồn tại theo từng cơ sở y tế khảo sát.......................61
Bảng 3.16. Các nội dung tồn tại................................................................................62
Bảng 3.17. Các cơ sở tuân thủ GSP ..........................................................................64
Bảng 3.18. Các nội dung tồn tại ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật............................64
Bảng 3.19. Các nội dung tồn tại ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy .................65
Bảng 3.20. Các nội dung tồn tại ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công ...............66
Bảng 3.21. Các nội dung tồn tại ở Bệnh viện Phụ Sản Tiền Giang..........................67
.
.
i
Bảng 3.22. Các nội dung tồn tại ở Trung tâm Y tế huyện Cái Bè ............................67
Bảng 3.23. Các nội dung tồn tại ở Trung tâm Y tế huyện Cai Lậy ..........................68
Bảng 3.24. Các nội dung tồn tại ở Trung tâm Y tế Thị xã Cai Lậy..........................69
Bảng 3.25. Các nội dung tồn tại ở Trung tâm Y tế huyện Tân Phƣớc......................69
Bảng 3.26. Các nội dung tồn tại ở Trung tâm Y tế huyện Châu Thành....................70
Bảng 3.27. Các nội dung tồn tại ở Trung tâm Y tế Thành phố Mỹ Tho...................71
Bảng 3.28. Các nội dung tồn tại ở Trung tâm Y tế huyện Chợ Gạo.........................72
Bảng 3.29. Các nội dung tồn tại ở Trung tâm Y tế huyện Gò Công Tây .................72
Bảng 3.30. Các nội dung tồn tại ở Trung tâm Y tế huyện Tân Phú Đông................73
Bảng 3.31. Các nội dung tồn tại ở Trung tâm Y tế huyện Tân Phú Đông................74
Bảng 3.32. Các nội dung tồn tại ở Trung tâm Y tế huyện Gò Công Đông...............74
.
.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vắc xin là thuốc chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn
dịch đƣợc dùng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh. Sự ra đời của vắc xin là một
thành tựu Y học vĩ đại của con ngƣời vào Thế kỷ XIX. Cho đến nay đã có gần 30
bệnh nhiễm trùng có thể dự phòng đƣợc bằng vắc xin nhƣ sởi, bạch hầu, thủy đậu,
cúm, lao, ... Ngoài việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, làm cho trẻ em khỏe
mạnh phát triển thể chất và trí não bình thƣờng, vắc xin còn giảm mắc các bệnh
khác, giảm số ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí chăm sóc y tế, đặc biệt giảm thời
gian và công sức của phụ nữ do không phải chăm sóc trẻ bị bệnh cũng nhƣ làm
giảm số trẻ sinh ra do không phải lo trẻ bị ốm và chết, góp phần nâng cao sức khỏe
của phụ nữ, giảm tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật gây nên
[24].
Tại Việt Nam, Chƣơng trình TCMR ƣớc tính dự phòng cho 6,7 triệu trẻ khỏi
mắc bệnh và 43.000 trẻ khỏi bị tử vong do các bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván,
và sởi. Có thể nói đây là một trong những thành tựu lớn nhất mà ngành Y tế Việt
Nam đã đạt đƣợc trong những năm qua trong bối cảnh Việt Nam còn là một nƣớc
nghèo thu nhập bình quân đầu ngƣời còn thấp [24]. Tính riêng tại tỉnh Tiền Giang,
sau hơn 30 năm triển khai thực hiện công tác TCMR, đã đƣợc công nhận thanh toán
bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005, các bệnh truyền
nhiễm trong chƣơng trình TCMR đều giảm hoặc không xảy ra [27].
Mặc dù vắc xin là an toàn, nhƣng không phải hoàn toàn không có nguy cơ,
chẳng hạn có thể có phản ứng sau tiêm chủng (PƢSTC) xuất hiện sau sử dụng vắc
xin [24]. Để đạt đƣợc hiệu quả chủng ngừa cao nhất và giúp làm giảm những phản
ứng sau tiêm chủng thì việc bảo quản vắc xin ở nhiệt độ quy định là vấn đề hết sức
quan trọng [6]. Do đó, công tác quản lý, bao gồm cả việc mua sắm, vận chuyển và
bảo quản vắc xin đúng cách luôn đƣợc theo dõi một cách nghiêm ngặt [37]. Bộ Y tế
đã ban hành nhiều quy định, thông tƣ để hƣớng dẫn các cơ sở y tế thực hiện tốt
công tác bảo quản vắc xin và duy trì công tác thực hành bảo quản thuốc tại các cơ
sở y tế. Tuy nhiên, tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, hiện nay chƣa có
.
.
một nghiên cứu nào thực hiện việc đánh giá chất lƣợng tiêm chủng, đặc biệt là công
tác bảo quản vắc xin, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản, kiến thức của
nhân viên y tế quản lý và bảo quản vắc xin. Trên cơ sở thực tiễn đó, chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu “Khảo sát kiến thức về bảo quản vắc xin và đề xuất giải
pháp khắc phục những tồn tại và duy trì GSP tại các cơ sở y tế công lập trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2020-2021” với các mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau:
1. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát kiến thức bảo quản vắc xin và đề xuất giải pháp khắc phục những tồn
tại và duy trì GSP tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn
2020-2021.
2. Mục tiêu cụ thể
1. Khảo sát kiến thức về vắc xin và GSP của nhân viên y tế liên quan trực tiếp
đến chuỗi cung ứng vắc xin trên địa bàn bàn tỉnh Tiền Giang;
2. Đánh giá sự duy trì GSP và xác định các mức độ tồn tại tại các cơ sở y tế
công lập có bảo quản vắc xin TCMR trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
3. Đề xuất các giải pháp can thiệp có hiệu quả để đạt và duy trì GSP tại các cơ
sở y tế công lập có bảo quản vắc xin TCMR trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
.
.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vắc xin và Tiêm chủng mở rộng
1.1.1. Vắc xin
Khái niệm: Vắc xin là thuốc chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp
ứng miễn dịch, đƣợc dùng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh [26]. Vắc xin là
chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, có nguồn gốc từ vi sinh vật (có thể toàn
thân hoặc một phần hoặc có cấu trúc tƣơng tự) dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ
động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể:
Vắc xin có các đặc tính gồm:
- Tính kháng nguyên đặc thù: Là khả năng kích thích cơ thể tạo thành kháng
thể. Kháng nguyên mạnh là kháng nguyên khi đƣa vào cơ thể một lần đã sinh ra
nhiều kháng thể. Kháng nguyên yếu là những chất phải đƣa vào nhiều hoặc phải
kèm theo một tá dƣợc mới sinh đƣợc một ít kháng thể;
- Tính sinh miễn dịch: Vắc xin gây miễn dịch bằng một vi khuẩn hoặc
vi rút giảm độc lực, hoặc với một loại protein đặc hiệu có tính kháng nguyên để gây
ra một đáp ứng miễn dịch hiệu quả giúp cho cơ thể đề kháng khi tác nhân gây bệnh
xâm nhập vào [28].
Phân loại: Căn cứ vào bản chất sinh học, có thể chia vắc xin thành 4 loại:
- Vắc xin giải độc đố: Là loại vắc xin đƣợc sản xuất từ ngoại độc tố của vi
khuẩn, đã làm mất tính độc nhƣng vẫn giữ đƣợc tính kháng nguyên nhƣ vắc xin uốn
ván, vắc xin bạch hầu;
- Vắc xin bất hoạt: Là vắc xin đƣợc sản xuất từ vi sinh vật đã bị giết chết, có
thể là protein hoặc polysaccharite nhƣ cúm, bại liệt, dại;
- Vắc xin sống giảm độc lực: Loại vắc xin này đƣợc sản xuất từ vi sinh vật gây
bệnh đã đƣợc làm giảm độc lực, hoặc làm yếu không còn khả năng gây bệnh bằng
cách nuôi cấy nhiều lần trong phòng thí nghiệm nhƣ vắc xin bại liệt, sởi, rubella,
quai bị, BCG;
- Vắc xin tái tổ hợp: Là những vắc xin đƣợc sản xuất dựa vào kỹ thuật di
truyền và công nghệ gen nhƣ vắc xin viêm gan B tái tổ hợp [50].
.
.