Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát đột biến gene proc và prosi trên bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------
ĐẶNG HUỲNH MINH ĐỨC
KHẢO SÁT ĐỘT BIẾN GENE PROC VÀ PROS1
TRÊN BỆNH NHÂN HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------
ĐẶNG HUỲNH MINH ĐỨC
KHẢO SÁT ĐỘT BIẾN GENE PROC VÀ PROS1
TRÊN BỆNH NHÂN HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU
NGÀNH: KHOA HỌC Y SINH (SINH LÝ HỌC)
MÃ SỐ: 8720101
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. MAI PHƯƠNG THẢO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
.
.
MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................. i
Danh mục chữ viết tắt và thuật ngữ Anh – Việt.............................................. ii
Danh mục bảng ............................................................................................. iv
Danh mục hình............................................................................................... v
Danh mục sơ đồ - biểu đồ............................................................................... v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................... 4
1.1. Huyết khối tĩnh mạch sâu ........................................................................ 4
1.2. Gene PROC và gene PROS1 ................................................................. 14
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước .................................. 24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 30
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 30
2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 30
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................... 31
2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu ......................................................................... 31
2.5. Xác định các biến số.............................................................................. 32
2.6. Phương pháp thu thập số liệu................................................................. 33
2.7. Quy trình nghiên cứu............................................................................. 39
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................. 40
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu...................................................................... 40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 41
3.1. Tỉ lệ đột biến PROC và PROS1 ............................................................. 42
.
.
3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm mẫu nghiên cứu và tình trạng mang đột biến
..................................................................................................................... 43
3.3. Mối liên hệ giữa đột biến gene với các biến số lâm sàng, cận lâm sàng. 47
3.4. Đặc điểm các biến đổi di truyền trên PROC, PROS1............................. 50
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................... 56
4.1. Tỉ lệ đột biến PROC và PROS1 ............................................................. 56
4.2. Mối liên quan giữa tình trạng mang đột biến và đặc điểm mẫu nghiên cứu
..................................................................................................................... 58
4.3. Mối liên hệ giữa đột biến gene với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng .... 60
4.4. Đặc điểm các biến đổi di truyền ............................................................ 63
4.5. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ...................................................... 70
KẾT LUẬN.................................................................................................. 72
KIẾN NGHỊ................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. vi
PHỤ LỤC 1: Phiếu thu thập dữ liệu .......................................................... xviii
PHỤ LỤC 2: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu .......................................... xx
PHỤ LỤC 3: Khuyến cáo chẩn đoán xác định HKTMS ............................ xxiii
PHỤ LỤC 4: Bản tóm tắt đặc điểm bệnh nhân đột biến gene .................... xxiv
PHỤ LỤC 5: Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu .......................... xxvii
PHỤ LỤC 6: Bản chấp thuận của Hội đồng đạo đức ................................. xxix
.
.
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và
chưa từng được công bố ở bất kỳ nơi nào.
Tác giả luận văn
Đặng Huỳnh Minh Đức
.
.
ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
Viết tắt
ABI
ALT
Tiếng Anh
Applied Biosystems
Incorporated
Alanine aminotransferase
Tiếng Việt
APC Activated protein C Protein C hoạt hóa
APTT Activated Partial
Thromboplastin Time
Thời gian Thromboplastin
hoạt hóa từng phần
AST Aspartate transaminase
AT Antithrombin
BUN Blood Urea Nitrogen Lượng nitơ trong máu
dưới dạng ure
ELISA Enzyme-Linked
ImmunoSorbent Assay
Miễn dịch hấp thụ liên kết
với Enzyme
HGMD Human Gene Mutation
Database
Cơ sở dữ liệu đột biến
gene người
HKTMS Huyết khối tĩnh mạch sâu
INCIMEDI Incidence of deep vein
thrombosis, diagnosed by
duplex ultrasound in
Medical departments
Tỉ lệ mắc huyết khối tĩnh
mạch sâu, được chẩn đoán
bằng siêu âm Duplex tại
các trung tâm y tế
.
.
iii
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
INR International Normalized
Ratio
Chỉ số bình thường hóa
quốc tế.
PC Protein C
PCR Polymerase Chain
Reaction
Phản ứng khuếch đại
chuỗi polymerase
PROVEAN Protein Variation Effect
Analyzer
PS Protein S
PT Prothrombin Time Thời gian Prothrombin
SIFT Sorting Intolerant From
Tolerant
TFPI Tissue factor pathway
inhibitor
Chất ức chế con đường
liên quan đến yếu tố mô
.
.
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Những tình trạng tăng đông nguyên phát......................................... 8
Bảng 1.2 Những tình trạng tăng đông thứ phát............................................. 11
Bảng 1.3 Phân loại thiếu hụt protein S.......................................................... 16
Bảng 1.4 Tần suất các nguyên nhân di truyền trên từng chủng tộc ............... 26
Bảng 1.5 Tần suất xuất hiện các đột biến trên gene PROC và PROS1 .......... 28
Bảng 2.1 Các biến số về đặc điểm dịch tễ và tiền căn................................... 32
Bảng 3.1 Số liệu tóm tắt về tuổi của mẫu nghiên cứu ................................... 43
Bảng 3.2 Số liệu tóm tắt về giới tính của mẫu nghiên cứu ............................ 45
Bảng 3.3 Đặc điểm về tiền căn gia đình ....................................................... 46
Bảng 3.4 Mối liên hệ giữa đột biến gene với các yếu tố dịch tễ và tiền căn .. 47
Bảng 3.5 Đặc điểm nồng độ chất kháng đông............................................... 48
Bảng 3.6 Mối liên hệ giữa đột biến PROC với nồng độ PC.......................... 49
Bảng 3.7 Mối liên hệ giữa đột biến gene PROS1 với nồng độ PS................. 49
Bảng 3.8 So sánh các đột biến mới bằng những công cụ sinh học ................ 53
Bảng 4.1 So sánh đặc điểm nguyên nhân di truyền của bệnh nhân ............... 56
Bảng 4.2 So sánh đặc điểm dịch tễ và tiền căn giữa các nghiên cứu ............. 59
Bảng 4.3 So sánh tỉ số chênh giữa các nghiên cứu........................................ 61
Bảng 4.4 So sánh phổ đột biến ở dân số châu Á từ các nghiên cứu............... 65
.
.
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sinh lý bệnh huyết khối tĩnh mạch................................................... 6
Hình 1.2 Cơ chế đông máu............................................................................. 7
Hình 1.3 Cơ chế kháng đông của protein C và protein S ................................ 9
Hình 1.4 Hình ảnh huyết khối tĩnh mạch sâu trên siêu âm............................ 13
Hình 1.5 Vị trí gene PROC trên nhiễm sắc thể số 2...................................... 14
Hình 1.6 Vị trí gene PROS1 trên nhiễm sắc thể số 3..................................... 15
Hình 1.7 Phân tích giải trình tự trên gene PROC.......................................... 23
Hình 1.8 Giải trình tự trên gene PROC phát hiện đột biến mất nucleotide.... 24
Hình 3.1 Phổ đột biến trên gene PROC ........................................................ 51
Hình 3.2 Phổ đột biến trên gene PROS1....................................................... 52
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Giải trình tự Sanger phát hiện đột biến ......................................... 38
Sơ đồ 2.2 Quy trình nghiên cứu.................................................................... 39
Sơ đồ 3.1 Phân bố đối tượng tham gia nghiên cứu........................................ 41
Biểu đồ 1.1 Phổ đột biến trên bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu ở Mỹ..... 25
Biểu đồ 3.1 Kết quả giải trình tự Sanger của mẫu nghiên cứu ...................... 42
Biểu đồ 3.2 Phân bố độ tuổi của mẫu nghiên cứu ......................................... 43
Biểu đồ 3.3 Phân bố giới tính của mẫu nghiên cứu....................................... 44
Biểu đồ 3.4 Phân bố về tiền căn gia đình của mẫu nghiên cứu...................... 45
Biểu đồ 3.5 Nồng độ chất kháng đông của mẫu nghiên cứu theo giới........... 46
Biểu đồ 3.6 Nồng độ chất kháng đông theo nhóm nghiên cứu ...................... 48
Biểu đồ 3.7 Tần suất loại đột biến gene của mẫu nghiên cứu........................ 50
Biểu đồ 3.8 Phân bố đột biến mới................................................................. 53
.
.
1
MỞ ĐẦU
Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) là tình trạng cục máu đông gây tắc
một phần hay toàn bộ hệ thống tĩnh mạch sâu, đặc biệt là ở chi dưới. Các biến
chứng của bệnh, trong đó có thuyên tắc phổi là nguyên nhân phổ biến thứ ba
gây tử vong do bệnh tim mạch trên toàn thế giới, chiếm hơn nửa triệu ca tử
vong mỗi năm ở cả Mỹ và Châu Âu [7], [76]. Tỉ lệ mắc mới của bệnh hằng
năm là 80 trên 100.000 dân [33], [97]. Vì bệnh lý diễn tiến âm thầm và
thường không được chẩn đoán sớm hoặc được phát hiện khi đã tử vong, nên tỉ
lệ này thấp hơn so với thực tế. Tại Việt Nam, ước tính có đến 22% bệnh nhân
nội khoa nhập viện có huyết khối tĩnh mạch sâu không triệu chứng [2].
Trong số các ca bệnh mới, có đến 30% bệnh nhân tử vong trong vòng
30 ngày và 20% bị đột tử do thuyên tắc phổi; 30% bệnh nhân tiếp tục hình
thành huyết khối tĩnh mạch tái phát trong vòng 10 năm [48]. Về lâu dài, hội
chứng sau huyết khối còn gây đau, phù, loét chi, cũng như gây ra những gánh
nặng về kinh kế và nguy cơ tàn tật suốt đời.
HKTMS là bệnh lý đa yếu tố, nhưng yếu tố di truyền có vai trò quan
trọng trong sự xuất hiện và tiên lượng của bệnh [72]. Yếu tố di truyền hầu hết
do đột biến gene gây ra những bất thường về số lượng hoặc chất lượng các
chất kháng đông. Yếu tố mắc phải bao gồm tình trạng bất động, phẫu thuật,
ung thư, thai kỳ, sử dụng nội tiết tố...
Thiếu hụt các yếu tố kháng đông như protein C (PC), protein S (PS),
antithrombin (AT) thuộc nhóm nguy cơ cao do di truyền [100]. Chẩn đoán
thiếu chất kháng đông thường dựa vào các xét nghiệm đông máu, tuy nhiên,
kết quả bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như bệnh cấp tính, liệu pháp điều trị,
mang thai. Ngày nay, với những tiến bộ trong kỹ thuật giải trình tự, việc chẩn
đoán xác định các đột biến này hoàn toàn có thể thực hiện được.
.
.