Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo khóa đối với quan lại dưới thời lê thánh tông (1460 – 1497).
PREMIUM
Số trang
60
Kích thước
716.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1849

Khảo khóa đối với quan lại dưới thời lê thánh tông (1460 – 1497).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SỬ

----------

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Khảo khóa đối với quan lại dưới thời Lê

Thánh Tông (1460 – 1497)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Quan lại là rường cột của các triều đại phong kiến, bởi lẽ, dù bậc trị vì có tài

giỏi đến đâu cũng không thể không dựa vào quan lại. Chính thông qua đội ngũ quan

lại nhiều vấn đề hệ trọng của quốc gia, dân tộc được giải quyết. Thực tế lịch sử đã

chứng minh rằng, triều đại nào xây dựng được đội ngũ quan lại có đủ trình độ và

năng lực, đạo đức thì triều đại ấy phát triển hưng thịnh, đất nước thái bình, nhân dân

sống trong cảnh an vui lạc nghiệp, bởi vì “nước trị hay loạn cốt ở trăm quan, được

người giỏi thì nước trị, dùng người xấu thì nước loạn. Các bậc đế vương đời trước

sở dĩ hưng được nghiệp là nhờ dùng người quân tử, bị mất nước là vì dùng kẻ tiểu

nhân” [4, tr.111]. Từ đó cho thấy quan lại giữ vị trí quan trọng trong lịch sử phát

triển của các triều đại phong kiến.

Là một vị vua anh hùng tài lược, được đánh giá là “kính tôn bậc nho cố cựu,

lễ phép với bậc đại thần. Xét điển cứ để dựng quan, mưu nghiệp lâu dài mà chế trị.

Thưởng phạt thì rõ ràng” [38, tr.11], ngay từ rất sớm, Lê Thánh Tông đã nhận thức

được tầm quan trọng của đội ngũ quan lại. Thực thi điều này, ông đã quan tâm, xây

dựng, tuyển bổ và sử dụng được đội ngũ quan lại sao cho có hiệu quả nhất cùng

mình trị nước. Lê Thánh Tông hiểu rõ và kiên trì thực hiện quan điểm: “Trăm quan

là nguồn gốc của trị, loạn. Người có đức, có tài nhậm chức thì trị. Người vô tài,

thất đức nắm giữ quyền hành thì loạn” [38, tr.28]. Đồng thời, nhà vua cũng nhấn

mạnh: “Người quân tử là cội gốc để tiến lên trị bình, kẻ tiểu nhân là thềm bậc để đi

đến họa loạn. Ta và các ngươi thề với trời đất dùng người quân tử bỏ kẻ tiểu nhân,

ngày đêm chăm chắm nhớ lấy, các ngươi chớ lãng quên” [22, tr.237]. Tuyển dụng

được quan lại có đủ năng lực đã khó, song làm thế nào để họ phát huy được tài

năng, đức độ của mình trong thi hành nhiệm vụ lại càng khó hơn. Hướng đến mục

tiêu này, Lê Thánh Tông đặt ra hàng loạt chính sách đối với quan lại, trong đó tiêu

biểu là phép khảo khóa. Phép khảo khóa được đặt ra để thanh tra, kiểm tra, xem xét

quan lại có thanh liêm, mẫn cán, xứng đáng với chức vị của mình hay không: “Phép

khảo khóa cốt để phân biệt người hay, kẻ dở, chấn khởi trị nước,… Nay nha môn

trong ngoài, các người người nào nhậm chức đã đủ 3 năm, báo cáo ngay lên quan

trên, không được chậm” [22, tr.311]. Nhiều quy định nghiêm ngặt về lệ khảo khóa

3

được ban hành, nhằm rằng buộc đội ngũ quan lại vào khuôn phép pháp luật. Nhờ

vậy mà triều đại Lê Thánh Tông đã tuyển lựa được cho mình một đội ngũ quan lại

làm việc chất lượng, hiệu quả góp phần đưa triều đại Lê Thánh Tông thành triều đại

thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Thực tiễn cho thấy, ở nước ta hiện nay quản lý hành chính nhà nước theo cơ

chế thị trường, bên cạnh những mặt ưu điểm vẫn còn tồn tại nhiều bất cập nhất là

khâu quản lý cán bộ trong các cơ quan Nhà nước, dẫn đến tình trạng một bộ phận

cán bộ chưa phát huy hết năng lực, hoặc không đủ năng lực trong quá trình làm

việc. Vì vậy, việc nghiên cứu phép khảo khóa là một điều cần thiết đối với thời đại

ngày nay góp phần cung cấp cho chúng ta cái nhìn xác thực vào phương thức sát

hạch cán bộ mà ông cha ta, tiêu biểu thời đại Lê Thánh Tông làm dẫn dụ. Từ đó có

thể liên hệ với thực tế hiện đại ngày nay mà tiếp thu kinh nghiệm và sửa đổi cho

phù hợp. Trong thời buổi kinh tế thị trường, việc xét duyệt công chức qua các

nhiệm kì là điều cần thiết, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy được năng lực phẩm

chất của mình.

Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài Khảo

khóa đối với quan lại dưới thời Lê Thánh Tông (1460 – 1497) làm khóa luận tốt

nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong suốt 38 năm trị vì, Lê Thánh Tông đã đề ra nhiều chính sách góp phần

đưa triều đại Lê Thánh Tông trở thành triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử phong

kiến Việt Nam. Bởi vậy nghiên cứu về Lê Thánh Tông đã thu hút nhiều nhà nghiên

cứu quan tâm. Nhưng việc nghiên cứu riêng phép khảo khóa thì mới chỉ dừng lại ở

việc giới thiệu sơ lược.

Dưới thời phong kiến chưa thấy có công trình nghiên cứu nào trình bày cụ

thể về phép khảo khóa dưới thời Lê Thánh Tông. Những yêu cầu, phép khảo khóa

được tìm thấy nằm rải rác trong các bộ sử lớn của dân tộc, mà chủ yếu là bộ Đại

Việt sử ký toàn thư của sử gia Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, hay bộ Khâm

định Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều hiến chương loại trí. Các tác phẩm

nổi tiếng này, phép khảo khóa được nhắc đến thông qua các sự kiện lịch sử, các quy

định mà vua Lê Thánh Tông ban hành. Ngay trong các tác phẩm đại thụ đó sự kiện

lịch sử được ghi lại khác nhau trong cách trình bày. Về sau có Lê triều quan chế,

4

không ghi tác giả mà do Phạm Văn Liệu dịch và chú giải. Tác phẩm mới chỉ đề cập

sơ sài đến một số vấn đề của phép khảo khóa, một số yêu cầu với quan lại về cách

thăng, giáng của khảo khóa,… mà chưa đi sâu vào tìm hiểu từng vấn đề trong phép

khảo khóa.

Năm 1997, tác giả Lê Đức Tiết trong công trình: Lê Thánh Tông vị vua anh

minh nhà cách tân xuất sắc, đã đề cập đến phép khảo khóa nằm trong phần cải cách

về chế độ kiểm tra, giám sát quan lại. Ở công trình này, tác giả Lê Đức Tiết đi vào

tìm hiểu phân loại khảo khóa gồm hai loại: sơ khảo và thông khảo. Tác phẩm cũng

chỉ mới dừng lại ở mức khái quát một số quy định của phép khảo khóa như lí do

xứng chức quan lại, nhưng không đi sâu vào tìm hiểu phép khảo khóa ra sao và nội

dung cụ thể như thế nào.

Tác giả Nguyễn Hoàng Anh có bài viết: “Cải cách hệ thống quan lại địa

phương dưới thời Lê Thánh Tông” in trong công trình Lê Thánh Tông (1442 - 1497)

con người và sự nghiệp. Trong phạm vi một bài viết nhỏ tác giả đề cập đến tác dụng

của phép khảo khóa trong việc tuyển bổ quan lại địa phương dưới thời Lê Thánh

Tông nhưng không đề cập sâu sắc một cách chi tiết đầy đủ về phép khảo khóa.

Bên cạnh đó việc đề cập về phép khảo khóa dưới thời Lê Thánh Tông còn có

một số bài viết đăng trên tạp chí như: “Thanh tra, giám sát và khảo xét quan lại thời

phong kiến ở nước ta” của tác giả Thái Hoành, Bùi Quý Lộ đăng trên tạp chí

Nghiên cứu Lịch sử, số 6 (283) vào năm (1995). Tác giả Trương Hữu Quýnh với

bài: “Công cuộc cải tổ và xây dựng nhà nước pháp quyền thời Lê Thánh Tô ng”

đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 6 (265).

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu có thể do mục đích, phạm vi nghiên

cứu mà việc đề cập đến phép khảo khóa dưới thời Lê Thánh Tông còn nhiều hạn

chế về nội dung, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đề cập sơ lược khái quát, mà

chưa đi vào tìm hiểu một cách hệ thống, cụ thể về phép khảo khóa dưới thời Lê

Thánh Tông.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là phép khảo khóa dưới thời Lê Thánh

Tông (1460 - 1497). Ngoài ra, còn khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Thánh

Tông, cũng như cơ sở để chính quyền Lê Thánh Tông đề ra phép khảo khóa.

5

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu khảo khóa đối với quan lại dưới thời Lê Thánh Tông (1460

- 1497). Trong đó chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu thời gian, đối tượng, bộ

phận phụ trách, tiêu chuẩn quan lại, đặc điểm, vai trò của phép khảo khóa.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu phép khảo khóa đối với quan lại dưới thời Lê Thánh Tông (1460

- 1497), chúng tôi nhằm hướng đến các mục đích sau:

Làm sáng tỏ với người đọc trước hết phép khảo khóa là gì, và cơ sở nào để

Lê Thánh Tông đề ra phép khảo khóa. Từ đó làm rõ các vấn đề liên quan trong phép

khảo khóa về thời gian của sơ khảo và thông khảo, đối tượng, tiêu chuẩn đánh giá

quan lại khi khảo khóa, điều kiện đối với quan lại được khảo khóa và quan lại phụ

trách khảo khóa. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm thực tiễn mà phép khảo khóa để

lại đến ngày nay.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích đề ra trong nghiên cứu đề tài thực hiện nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp Lê Thánh Tông, và cơ sở để Lê Thánh Tông

đề ra phép khảo khóa.

- Tìm hiểu về thời gian, đối tượng, tiêu chí, quy định trong phép khảo khóa.

Rút ra đặc điểm, vai trò, bài học kinh nghiệm của phép khảo khóa. Đồng thời

người viết còn tiến hành so sánh để người đọc thấy được sự khác nhau trong phép

khảo khóa của thời đại Lê Thánh Tông so với các triều đại trước, bên cạnh đó còn

rút ra bài học kinh nghiệm cho việc bổ dụng, sát hạch cán bộ công chức ngày nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác -

Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, để xem xét đánh giá các sự kiện.

Chúng tôi kết hợp chặt chẽ hai phương pháp chuyên ngành Lịch sử đó là

phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp các

phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu các sự kiện.

6. Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu đề tài Khảo khóa đối với quan lại dưới thời Lê Thánh Tông (1460

- 1497) cung cấp một cái nhìn toàn diện và hệ thống về phép khảo khóa từ khái

6

niệm về khảo khóa, những cơ sở để chính quyền Lê Thánh Tông đề ra phép khảo

khóa, trong đó có nhu cầu, kiểm tra, đánh giá năng lực và xây dựng đội ngũ quan

lại; thời gian đối với mỗi lần khảo khóa dành riêng cho từng loại sơ khảo và thông

khảo; đối tượng của việc khảo khóa cũng như điều kiện để quan lại được khảo khóa;

bộ phận quan lại phụ trách việc khảo khóa. Tất cả nhằm làm sáng tỏ được việc

tuyển cử và sử dụng quan lại của Lê Thánh Tông. Đồng thời đề tài còn rút ra đặc

điểm, vai trò và bài học từ phép khảo khóa thời Lê Thánh Tông .

Trong công cuộc đổi mới đất nước ngày nay, thì những yêu cầu về đạo đức,

tác phong, chất lượng của đội ngũ cán bộ là điều tất yếu và làm sao để cho đội ngũ

này phát huy được năng lực, trình độ là điều cần thiết. Việc nghiên cứu đề tài góp

phần bổ sung những kinh nghiệm, bài học quý báu mà triều đại Lê Thánh Tông để

lại trong việc sử dụng quan lại, xứng chức hay giản thải quan lại, góp phần thiết

thực cho cuộc cải cách hành chính, mà thời đại Lê Thánh Tông đạt đỉnh cao, để đào

tạo ra được một đội ngũ cán bộ trình độ vào giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại

hóa của đất nước hiện nay.

Ngoài ra, việc nghiên cứu khảo khóa đối với quan lại dưới thời Lê Thánh

Tông góp phần cung cấp tư liệu cho những ai quan tâm nghiên cứu về triều đại này,

cũng như góp phần làm tài liệu cho công tác giảng dạy về triều Lê sơ trong lịch sử

trung đại Việt Nam.

7. Bố cục của khóa luận

Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa

luận gồm ba chương:

Chương 1: Lê Thánh Tông và cơ sở thực hiện khảo khoá đối với quan lại

dưới thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

Chương 2: Phép khảo khoá đối với quan lại dưới thời Lê Thánh Tông (1460 -

1497).

Chương 3: Đặc điểm, vai trò của khảo khoá đối với đội ngũ quan lại dưới

thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!