Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khai thác tài nguyên biển phục vụ cho du lịch tỉnh thanh hóa giai đoạn 2005- 2010. định hướng phát triển đến năm 2020.
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
999

Khai thác tài nguyên biển phục vụ cho du lịch tỉnh thanh hóa giai đoạn 2005- 2010. định hướng phát triển đến năm 2020.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ

----------

LÊ THỊ SAM

Khai thác tài nguyên biển phục vụ cho du lịch tỉnh

Thanh Hóa giai đoạn 2005- 2010. Định hướng phát

triển đến năm 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

2

A. MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Hiện nay khi mà đời sống con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu

nghỉ ngơi, giải trí của con người không thể thiếu, vì vậy hoạt động du lịch được nổi

lên mạnh mẽ ở khắp nơi và được coi là “ngành công nghiệp không khói”. Trong các

loại hình du lịch thì du lịch biển đang trở thành một chiến lược của ngành du lịch

nhằm tận dụng các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển để phát triển kinh tế, tăng

thu nhập cho người dân cũng như tăng nguồn ngân sách trung ương và địa phương.

Trong cuộc hội thảo về quản lý và phát triển du lịch biển, các nhà chuyên gia du

lịch khẳng định du lịch biển và kinh tế đảo là một trong năm đột phá về kinh tế

biển.

Với đường bờ biển dài 3260 km, với hàng ngàn đảo lớn nhỏ, hàng loạt các bãi

tắm đẹp, nước trong xanh trải dài ven biển là điều kiện thuận lợi cho du lịch Việt

Nam phát triển. Những bãi biển vịnh biển của Việt Nam được du khách biết đến

như Vịnh Hạ Long, Nha Trang, bãi biển Đà Nẵng hay Sầm Sơn Thanh Hóa. Đó là

những điều kiện vô cùng thuận lợi để quảng bá hình ảnh non nước Việt Nam trong

mắt bạn bè thế giới và đưa ngành du lịch của Việt Nam không ngừng phát triển. Đó

cũng là một trong những chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế xã hội ở nước

3

ta. Cùng với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế - xã hội của Thanh Hóa cũng

đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Trong những thành quả ấy không thể

không nhắc đến đóng góp của ngành du lịch tỉnh. Thanh Hóa là tỉnh có nhiều tài

nguyên biển phục vụ cho phát triển du lịch. Một số bãi biển nổi tiếng của tỉnh như

bãi biển Hải Hòa, bãi biển Hải Tiến, đặc biệt là bãi biển Sầm Sơn,… đã để lại

những ấn tượng vô cùng tốt đẹp trong lòng du khách khi đến với mảnh đất này. Và

chính những điểm du lịch ấy là nhân tố quan trọng nhất tạo nên thành công của

ngành du lịch tỉnh nhà.

Là người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, tôi cảm thấy vô cùng tự hào

và yêu mến quê hương. Cùng với những tình cảm ấy, tôi mong muốn đóng góp một

phần nhỏ bé của mình và sự phát triển của quê hương. Đó cũng chính là lí do tôi

chọn đề tài: “Khai thác tài nguyên biển phục vụ cho du lịch tỉnh Thanh Hóa giai

đoạn 2005- 2010. Định hướng phát triển đến năm 2020” để nghiên cứu.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu

Đề tài tìm hiểu về tài nguyên biển phục vụ cho phát triển du lịch ở tỉnh

Thanh Hóa giai đoạn 2005- 2010. Trên cơ sở đó đưa ra định hướng phát triển đến

năm 2020.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau.

- Tìm hiểu về tài nguyên biển phục vụ cho phát triển du lịch của tỉnh Thanh

Hóa.

- Ảnh hưởng của tài nguyên biển đến ngành du lịch, cũng như kinh tế, xã hội,

môi trường của tỉnh. Trên cơ sở đó đưa ra định hướng phát triển và một số giải pháp

cụ thể để bảo vệ, khai thác tài nguyên biển và phát triển ngành du lịch của tỉnh

Thanh Hóa.

3 Lịch sử nghiên cứu

3.1. Ở Thế Giới

Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy hoạt động du lịch

phát triển nhưng chính sự phát triển ồ ạt cũng đã ảnh hưởng đến môi trường, do vậy

các nhà nghiên cứu du lịch đã quan tâm tới việc đánh giá những ảnh hưởng đó, nhất

4

là đối với môi trường tự nhiên như: Budowski, Tangi, Mathieson, Wall, Buckley,

…Các tác giả này đều đi đến thống nhất quan điểm cần phải phát triển du lịch sao

cho thu được nhiều lợi nhuận vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Điều đó có nghĩa cần

có một loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường để phát triển bền vững.

Du lịch đã được đề cập từ những năm 30 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu

đã đưa ra các định nghĩa về du lịch đó là : Ceballes, Lascurain, Wood,…Du lịch dần

đã thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch các nhà nghiên cứu đưa ra thì việc

tiếp cận vấn đề này của mỗi quốc gia có một cách hiểu khác nhau và quy mô cũng

không giống nhau nhưng không đồng nhất trong việc bảo vệ môi trường, phát triển

du lịch bền vững.

Những ấn phẩm về hướng dẫn quy hoạch, quản lý du lịch và môi trường

trong du lịch cũng đã được nhiều tác giả vạch ra: Foster, Buckley, Dowling, Gum,

và các tổ chức quốc tế IUCN, WTO, WWF,… Là những tài liệu quý báu nghiên

cứu và ứng dụng vào thực tiễn của từng quốc gia, từng khu vực và từng vùng cụ thể.

Tài nguyên biển đang được đi sâu vào nghiên cứu, khai thác phục vụ cho các

nghành kinh tế và nhất là ngành du lịch biển bởi nó dêm lại hiệu quả kinh tế cao.

3.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đề án quy hoạch

phát triển Du Lịch đã được đề ra như: “Đề án tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”,

“Xây dựng chỉ tiêu phân vùng địa lý Việt Nam”, “Địa lý du lịch”,… Những năm

gần đây, nhiều tác giả đã quan tâm đến việc nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động

du lịch đến môi trường và sức khỏe con người như: Phạm Trung Lương, Vũ Tuấn

Cảnh,...

Các nhà hoạch định chính sách phát triển du lịch trung ương và các tỉnh thành

phố cũng đã đưa ra các phương án quy hoạch, khai thác tài nguyên biển phát triển

du lịch, khai thác tiềm năng của địa phương. Những nhà báo du lịch ra hàng tháng

và trên các tờ báo Nhân Dân, Thanh Niên cũng đề cập đến vấn đề này.

3.3 Ở Thanh Hóa

Ở tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều đề tài nghiên cứu về Du Lịch Thanh Hóa của

các công nhân viên hoạt động trong ngành Du Lịch cũng như các anh chị sinh viên.

5

Một số đề tài có thể kể đến như: “Tìm hiểu tình hình phát triển du lịch tỉnh Thanh

Hóa giai đoạn 2000 – 2007. Định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2015” của

sinh viên Nguyễn Thị Linh khóa 2005 – 2009, “Đánh giá tiềm năng tự nhiên và

kinh tế xã hội phục vụ cho phát triển du lịch thị xã Sầm Sơn – Thanh Hóa” của sinh

viên Tống Văn Thành khóa 2003 – 2007, cùng với nhiều bài viết trên các sách báo

và tạp chí khác. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về khai

thác tài nguyên biển phục vụ cho phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa. Định hướng

phát triển đến năm 2020.

4 Quan điểm nghiên cứu

4.1 Quan điểm hệ thống

Du lịch có nhiều loại hình đa dạng như: Du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch

nhân văn,… Do vậy du lịch bao gồm nhiều thành phần có mối liên hệ mật thiết với

nhau, các điều kiện và nhân tố du lịch tồn tại và phát triển trong sự thống nhất giữa

các thành phần: tự nhiên, kinh tế - xã hội và các quy luật cơ bản.

Quan điểm này được coi là cơ sở hình thành hệ thống du lịch, đảm bảo tính

khách quan và khoa học trong nghiên cứu, là quan điểm chủ đạo trong quá trình

nghiên cứu.

4.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Các yếu tố của du lịch không tách rời theo không gian lãnh thổ mà liên kết

chặt chẽ tạo thành một hệ thống với các loại tài nguyên như tài nguyên du lịch tự

nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn và các cơ sở dịch vụ phục vụ cho du lịch.

Quan điểm này được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc bên trong và động lực

của quá trình phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm nhiều yếu tố cùng tồn

tại trong một không gian cụ thể và có mối quan hệ với nhau. Quan điểm này được

vận dụng sau khi đã phân tích các loại tài nguyên du lịch biển và hiệu quả của việc

phát triển du lịch biển mang lại cho tỉnh Thanh Hóa.

4.3 Quan điểm kinh tế - sinh thái bền vững

Cũng như các ngành kinh tế khác, tiêu chuẩn để đánh giá sự phát triển của

ngành du lịch chính là hiệu quả kinh tế mà nó mang lại cho mỗi quốc gia, dân tộc.

Đồng thời việc phát triển ngành du lịch phải gắn với công tác bảo vệ môi trường,

bảo tồn, tôn tạo các giá trị tự nhiên và nhân văn. Cũng chính vì vậy mà trong chính

6

sách phát triển du lịch cần đảm bảo cho ngành du lịch phát triển, thu được lợi nhuận

cao vừa đảm bảo cho môi trường sinh thái được bền vững.

4.4 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Du lịch cũng có quá trình phát sinh và phát triển. Quan điểm này vận dụng

trong quá trình phân tích, tổng hợp các quá trình hình thành, phát triển trong hệ

thống du lịch và xu hướng của hệ thống lãnh thổ. Qua đó ta biết được giá trị lịch sử

của tài nguyên trong quá khứ, hiện tại cũng như dự báo được hướng phát triển của

những tài nguyên đó trong tương lai.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thực địa

Đây là phương pháp không thể thiếu đối với du lịch. Kết hợp nghiên cứu bản

đồ các tài liệu có liên quan với thực địa nhằm nắm được đặc trưng của lãnh thổ một

cách thực tế, làm cho thông tin trở nên chính xác. Đây là một trong những phương

pháp chủ đạo trong quá trình tìm hiểu đề tài.

5.2 Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu, xử lí số liệu

Việc nghiên cứu một đề tài cần rất nhiều tài liệu của nhiều cơ quan ban ngành

có liên quan. Do vậy, cần phải thu thập, tổng hợp nguồn tài liệu phù hợp với nội

dung nghiên cứu. sau đó cần phải xử lí, phân tích làm rõ những tài liệu ấy để tạo

nên tính chính xác và khoa học của đề tài.

5.3 Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Lãnh thổ du lịch phân bố rộng và bao gồm nhiều thành phần. Do vậy việc thực

địa không thể bao quát hết toàn bộ lãnh thổ và tỉ mỉ từng yếu tố. Vì vậy cần phải sử

dụng bản đồ để hỗ trợ cho việc nghiên cứu. Việc sử dụng các biểu đồ nhằm trực

quan hóa các số liệu cho ta thấy rõ mức độ phát triển của ngành du lịch tại Thanh

Hóa theo thời gian và không gian

5.4 Phương pháp phỏng vấn

Nguồn tài liệu viết nhiều nhưng chưa cập nhật và chưa thật tỉ mỉ. Vì vậy trong

quá trình nghiên cứu cần tiến hành phỏng vấn khách du lịch, người dân địa phương,

các chuyên gia, các nhà điều, các nhà quản lý, hướng dẫn viên du lịch nhằm đạt

được kết quả cao.

7

5.5 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu

Phương pháp này được áp dụng trong quá trình phân tích tài nguyên biển, thực

trạng khai thác, và hiệu quả mang lại của du lịch biển ở tỉnh Thanh Hoá nhằm có

những căn cứ xác định, những số liệu chứng minh. Nguồn số liệu thu nhập được từ

các cơ quan, ban ngành sau đó xử lý, phân tích để làm rõ việc khai thác tài nguyên

biển phục vụ phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa.

6. Giới hạn của đề tài

Đề tài tập trung vào việc tìm hiểu thực trạng của việc khai thác các dạng tài

nguyên biển phục vụ cho du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2005- 2010 và trình bày

định hướng phát triển đến năm 2020 cùng các giải pháp thực hiện.

7. Cấu trúc đề tài.

Đề tài gồm 3 chương chính:

A. Mở đầu

B. Nội dung

Chương 1. Cơ sở lí luận

Chương 2. Tình hình khai thác tài nguyên du lịch biển tỉnh Thanh

Hoá giai đoạn 2005- 2010.

Chương 3. Định hướng phát triển đến năm 2020

C. Kết luận

D. Tài liệu tham khảo

E. Phụ lục

8

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!