Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khai thác hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học nước ngoài trong dạy học văn học trung học phổ thông.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------
KHAI THÁC HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC THPT
Người hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Đăng Châu
Người thực hiện:
PHẠM THỊ MAI TRANG
(Khóa 2009-2013)
Đà Nẵng, tháng 5/2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Th.S Nguyễn Đăng Châu. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung
thực của nội dung khoa học trong công trình này.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Tác giả khóa luận
Phạm Thị Mai Trang
LỜI CẢM ƠN
***
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Th.S Nguyễn
Đăng Châu, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ văn, các cán bộ, nhân viên thư viện trường Đại học Sư
Phạm - Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho
tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Lời cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, người thân
đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu .
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Tác giả khóa luận
Phạm Thị Mai Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 GV Giáo viên
2 HS Học sinh
3 SGK Sách giáo khoa
4 THPT Trung học phổ thông
5 THCS Trung học cơ sở
6 VHNN Văn học nước ngoài
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
5. Đóng góp của luận văn............................................................................................4
6. Kết cấu luận văn......................................................................................................5
NỘI DUNG................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC VÀ VẤN ĐỀ
HÌNH THỨC CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC.........................................................6
1.1. Tiếp nhận văn học ................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm Tiếp nhận văn học ...........................................................................6
1.1.2. Quá trình tiếp nhận văn học ..............................................................................7
1.1.3. Vai trò của lí thuyết tiếp nhận trong việc dạy tác phẩm văn chương ...............9
1.2. Tác phẩm văn học là một hệ thống chỉnh thể ....................................................10
1.2.1. Tác phẩm văn học ...........................................................................................10
1.2.2. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học ...............12
1.2.3. Vai trò của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học .............13
1.3. Tính chất quan trọng của việc khai thác hình thức nghệ thuật tác phẩm Văn học
nước ngoài trong dạy học văn học ở trường THPT ..................................................14
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Ở
TRƯỜNG THPT.....................................................................................................17
2.1. Vị trí, vai trò của Văn học nước ngoài trong chương trình văn học ở THPT....17
2.2. Nội dung, cấu trúc, thời lượng Văn học nước ngoài trong SGK ở trường THPT
...................................................................................................................................20
2.3. Những khó khăn khi giảng dạy Văn học nước ngoài ở trường THPT...............21
2.3.1. Vấn đề bản dịch...............................................................................................21
2.3.2. Vấn đề ngôn ngữ .............................................................................................22
2.3.3. Vấn đề phân phối chương trình.......................................................................23
2.3.4. Vấn đề quan niệm của người dạy và người học..............................................23
2.4. Miêu tả và đánh giá cách khai thác hình thức nghệ thuật trong giảng dạy Văn
học nước ngoài ở trường THPT ................................................................................24
2.4.1. Về phần giáo viên............................................................................................24
2.4.2. Về phần học sinh.............................................................................................27
CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG KHAI THÁC
HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT .............................................................28
3.1. Khai thác hình thức nghệ thuật trong dạy tác phẩm Văn học nước ngoài dưới
góc nhìn loại thể văn học ..........................................................................................28
3.1.1. Thơ trữ tình .....................................................................................................29
3.1.1.1 Thơ Đường ....................................................................................................31
3.1.1.2. Thơ Hai – cư.................................................................................................40
3.1.1.3 Thơ Puskin và thơ Tago ................................................................................43
3.1.2. Tác phẩm tự sự................................................................................................48
3.1.2.1. Tiểu thuyết ...................................................................................................48
3.1.2.2. Truyện ngắn .................................................................................................53
3.1.2.3. Sử thi ............................................................................................................60
3.1.3. Kịch bản văn học.............................................................................................66
3.2. Khai thác hình thức nghệ thuật trong dạy tác phẩm Văn học nước ngoài qua
đối chiếu các bản dịch và với bản gốc ......................................................................69
3.3. Ứng dụng cụ thể qua thuyết kế bài giảng “Tôi yêu em” của A.Puskin theo các
phương hướng đã đề xuất..........................................................................................76
3.3.1. Mục đích thiết kế.............................................................................................76
3.3.2. Giáo án bài “Tôi yêu em” - A.Puskin. ............................................................76
KẾT LUẬN..............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển vì thế cần có sự phát
triển đồng bộ tất cả các hình thái ý thức xã hội, các nhân tố khác nhau. Trong đó, tất
nhiên không thể không kể đến nhân tố hàng đầu chính là giáo dục. Giáo dục là quốc
sách hàng đầu, là nền móng vững chắc để phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nắm bắt được nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đó, các nhà quản lý giáo dục nước ta
ngày càng có những động thái tích cực trong việc đổi mới giáo dục, đổi mới việc
dạy và học theo hướng tích cực, chủ động. Đặc biệt, môn Ngữ văn được xem là một
trong những môn cần phải đi đầu trong việc thay đổi phương pháp dạy và học để
khai thác triệt để tính chất quan trọng của môn học này trong việc thực hiện mục
tiêu chung của giáo dục.
Ngữ văn luôn đóng vai trò là một trong những bộ môn chính yếu trong nhà
trường THPT. Quan điểm giáo dục của chúng ta là giáo dục toàn diện nhằm nâng
cao văn, thể, mĩ ở mỗi con người. Môn Ngữ văn trong nhà trường cũng không nằm
ngoài hướng đi ấy bằng việc cung cấp cho HS những kiến thức tổng thể không chỉ
về văn học Việt Nam mà còn cả VHNN. Với các em HS đang ngồi trên ghế nhà
trường, học văn học là cách tiếp cận gần hơn với thế giới con người phong phú, đa
dạng, là cách tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau, với những sắc tộc và ngôn
ngữ khác nhau để từ đó hiểu thêm về sắc thái đa dạng của sự đa văn hóa của nhân
loại. Học VHNN sẽ khiến các em mở được cánh cửa đến với chân trời tri thức rộng
lớn, những tinh hoa văn hóa nhân loại đủ sức vượt qua sự thử thách khắc nghiệt của
thời gian, của không gian đến với chúng ta hôm nay.
Nhìn chung những tác phẩm VHNN được chọn lọc để dạy trong chương
trình phổ thông đều là những tác phẩm giàu giá trị nhân bản, giàu tinh thần dân tộc
với nội dung đặc sắc, có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng những giá trị tinh thần
cao đẹp cho các em HS. Không chỉ thế, đó còn là những tác phẩm có giá trị nghệ
thuật lớn, đạt trình độ mẫu mực được viết ra bởi những tài năng bậc thầy của các
nhà văn xuất sắc nhất.
2
Tuy nhiên, trong thực tế, việc giảng dạy VHNN trong nhà trường còn gặp
nhiều khó khăn nhất định, dường như nó vẫn còn là vùng đất thiêng đối với cả GV
và HS vì những lý do chủ quan và khách quan khác nhau. Phải chăng, lý do trước
nhất xuất phát từ rào cản ngôn ngữ, sự cách biệt về văn hóa đã khiến cho những tác
phẩm VHNN rất khó tiếp nhận đối với đa số GV và HS. Từ tâm lý thấy khó và ngại
dạy mà một số GV đã không chịu tìm tòi nghiên cứu các phương pháp thiết thực và
sáng tạo để cuốn hút HS. HS cũng ngại học nên có những suy nghĩ mơ hồ và sai
lệch về kiến thức VHNN. Một thực tế khác cho thấy, nhiều GV khi dạy tác phẩm
chú trọng quá nhiều đến nội dung mà không thấy được tầm quan trọng của các giá
trị nghệ thuật được xem là một trong những yếu tố đặc sắc của tác phẩm văn
chương nước ngoài.
Đối với môn Ngữ văn, việc khai thác hình thức nghệ thuật tác phẩm văn
chương và truyền thụ đến HS là một vấn đề khó, khó ở mảng văn học Việt Nam và
càng khó hơn bội phần đối với mảng VHNN. Khó nhưng không phải là không có
hướng giải quyết, điều đó phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng và sự tìm tòi nghiên cứu
cùng lòng yêu nghề, tinh thần nhiệt huyết ở người GV. Là một sinh viên ngành Sư
phạm Ngữ văn, một nhà giáo trong tương lai, người viết xin được thêm một đóng
góp nhỏ qua luận văn nghiên cứu với đề tài “Khai thác hình thức nghệ thuật của
tác phẩm Văn học nước ngoài trong dạy học văn học THPT”. Hy vọng những gì
được nghiên cứu trong khóa luận này sẽ đóng góp thêm một phương pháp dạy hiệu
quả, tích cực đối với mảng VHNN nói riêng và bộ môn Ngữ văn nói chung trong
trường THPT.
2. Lịch sử vấn đề
Ở phương diện là bộ môn khoa học về phương pháp giảng dạy thì đề tài
“Khai thác hình thức nghệ thuật của tác phẩm Văn học nước ngoài trong dạy
học văn học THPT” là vấn đề khá mới mẻ, mang tính tổng hợp, nói chung chưa có
công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên những
công trình về phương pháp dạy học văn nói chung, phương pháp dạy học VHNN
nói riêng thì khá là đa dạng, phong phú.
3
Về những bài viết, giáo trình, công trình nghiên cứu về phương pháp phân
tích, giảng dạy tác phẩm văn chương và những vấn đề liên quan đến thực tế giảng
dạy tác phẩm văn chương ở trường THPT, có một số công trình tiêu biểu như :
Nguyễn Thị Thanh Hương, Dạy học văn ở trường Phổ thông, NXB ĐHQGHN,
2001; Đặng Hiển, Dạy văn, học văn, NXB Đại học Sư phạm, 2005; Nguyễn Thị Dư
Khánh, Phân tích tác phẩm từ góc độ thi pháp, NXB Giáo dục, 2009; Phan Trọng
Luận (Chủ biên), Phương pháp dạy học văn, NXB ĐHQGHN, 1997; Nguyễn
Thanh Hùng (Chủ biên), Phương pháp dạy học ngữ văn THPT- những vấn đề cập
nhật, NXB Đại học Sư phạm, 2007;.v.v...
Về phương pháp dạy VHNN trong nhà trường theo hướng tiếp cận khai thác
các hình thức nghệ thuật của tác phẩm, phải kể đến các công trình nổi bật sau:
Nguyễn Thị Lan, VHNN trong nhà trường, NXB Hội nhà văn, 2010; Nguyễn Viết
Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương : Theo loại thể- Tái bản, có sửa
chữa, bổ sung, NXB Đại học Sư phạm, 2006; Phùng Văn Tửu, Cảm thụ và giảng
dạy VHNN, NXB Giáo dục, 2003.v.v...
Nhận xét chung :
Những giáo trình, sách, bài viết nghiên cứu về phương pháp giảng dạy văn
học nói chung và giảng dạy VHNN nói riêng trong nhà trường khá phong phú, đa
dạng. Mỗi công trình, bài viết đều có những đóng góp nhất định trong việc định
hướng phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường, cả mảng văn học
Việt Nam và VHNN. Tuy nhiên, đi sâu vào tìm hiểu và tạo lập một hệ thống những
phương pháp cụ thể cho việc khai thác hình thức nghệ thuật tác phẩm VHNN trong
dạy học ở trường THPT thì hầu như vẫn chưa có công trình nào đề cập một cách
đầy đủ. Do đó, bằng việc học tập, kế thừa những thành quả của người đi trước,
người viết muốn nghiên cứu đề tài “Khai thác hình thức nghệ của tác phẩm Văn
học nước ngoài trong dạy học văn học THPT”, để đề xuất những phương pháp
thiết thực nhằm hỗ trợ cho GV không còn những lúng túng khi tiếp cận với tác
phẩm VHNN và gặp khó khăn trong việc giảng dạy hình thức nghệ thuật của tác
phẩm.
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài “Khai thác hình thức nghệ của tác phẩm Văn học nước ngoài
trong dạy học văn học THPT” nhằm nghiên cứu và đề ra phương hướng giảng
dạy chương trình VHNN về mặt hình thức nghệ thuật trong khuôn khổ nhà trường
THPT với ba khối lớp 10, 11, 12 (ban cơ bản và ban nâng cao). Đề tài bao quát gần
như mọi tác phẩm và các thể loại VHNN có trong SGK THPT, chỉ loại trừ các tác
phẩm thuộc thể loại nghị luận văn học.
4. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và mục đích của luận văn,
chúng tôi thực hiện đề tài theo những phương pháp sau:
Phương pháp khảo sát thực tiễn: thông qua dự giờ các tiết dạy học ở
trường phổ thông; tham khảo các giáo án dạy học liên quan đến đề tài; phỏng vấn
cùng HS và GV... để rút ra thực trạng dạy và học VHNN ở trường phổ thông.
Phương pháp miêu tả, so sánh, qui nạp: miêu tả thực trạng dạy - học
VHNN trong nhà trường phổ thông dưới góc độ tiếp cận các hình thức nghệ thuật,
so sánh đối chiếu các tài liệu, sách hướng dẫn dành cho GV, HS, các tư tưởng, quan
điểm, ý kiến khác nhau xung quan vấn đề liên quan; quy nạp thành những vấn đề có
ý nghĩa phương pháp luận.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: vận dụng thành tựu của nhiều
ngành: nghiên cứu văn học, lý luận văn học, ngôn ngữ học, tâm lý học, giáo dục
học, văn hóa học... trong đó đặc biệt chú trọng vận dụng những thành tựu của những
công trình nghiên cứu dạy học tác phẩm VHNN, thi pháp thể loại và những thành
tựu khoa học về phương pháp dạy học văn.
5. Đóng góp của luận văn
“Khai thác hình thức nghệ thuật của tác phẩm Văn học nước ngoài
trong dạy học văn học THPT” của chúng tôi là một đề tài mang tính chất học tập
và thử nghiệm là chủ yếu. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn sẽ đóng góp cho nền
giáo dục nước nhà một biện pháp để hướng dẫn HS học tập đồng thời nâng cao chất
lượng trong việc cảm thụ và giảng dạy tác phẩm văn học nói chung và VHNN nói