Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khai thác biểu tượng nghệ thuật trong đọc - hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) ở lớp 12 THPT
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ SÂM
KHAI THÁC BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT
TRONG ĐỌC-HIỂU BÀI THƠ “ĐÀN GHI TA CỦA LORCA” (THANH THẢO) Ở LỚP 12 THPT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ SÂM
KHAI THÁC BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT
TRONG ĐỌC-HIỂU BÀI THƠ “ĐÀN GHI TA CỦA LORCA” (THANH THẢO) Ở LỚP 12 THPT
Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS - TS. Nguyễn Thanh Hùng
THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình tới GS.TS
Nguyễn Thanh Hùng - người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình, lòng tâm huyết của các thầy cô giáo
đang công tác và giảng dạy trong khoa Sau đại học của trường Đại học Sư
phạm Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên. Các thầy cô đã tạo điều kiện tốt
nhất cho chúng em được học tập, được nghiên cứu để mở mang kiến thức,
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Tác giả luận văn xin gửi lời cám ơn tới gia đình và bè bạn vì đã tạo
điều kiện, giúp đỡ, đông viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Thái nguyên, tháng 09 năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Sâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Mục lục................................................................................................................ i
Danh mục các ký hiệu, các từ viêt tắt ............................................................... iv
A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
B. NỘI DUNG..................................................................................................12
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................12
1.1 Cơ sở lí luận ............................................................................................12
1.1.1. Biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương.......................12
1.1.2. Đọc- hiểu, vấn đề thời sự của nghiên cứu và dạy học văn .............23
1.1.3. Tầm quan trọng và ý nghĩa phương pháp của việc khai thác biểu
tượng nghệ thuật trong đọc hiểu TPVC....................................................31
1.2. Cơ sở thực tiễn: ......................................................................................33
1.2.1. Định hướng dạy đọc hiểu bài thơ “Đàn ghi ta của Lor- ca”
(Thanh Thảo) trong hai bộ sách giáo khoa cơ bản và nâng cao lớp 12 ....33
1.2.2. Khảo sát giáo án của giáo viên hướng dẫn HS đọc- hiểu “Đàn
ghi ta của Lor-ca”......................................................................................37
1.2.3. Khảo sát thực trạng đọc -hiểu bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”
của học sinh ( Xét hoạt động đọc là chính)...............................................43
1.2.4. Khảo sát một số sách tham khảo có hướng dẫn đọc-hiểu bài thơ
“Đàn ghi ta của Lor-ca” ............................................................................43
1.2.5. Nhận xét kết quả khảo sát ...............................................................45
1.2.6. Một số đề nghị của các em học sinh và nhận thức của giáo viên
về hướng dạy học văn hiện tại ..................................................................46
2.2 Tiếp thu, bổ sung nội dung thiết kế dạy học đọc hiểu theo hướng khai
thác biểu tượng nghệ thuật............................................................................47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
Chƣơng 2. CÁCH THỨC HƢỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC
BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT TRONG ĐỌC - HIỂU BÀI THƠ
“ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA” (THANH THẢO)....................................49
2.1. Vận dụng hoạt động đọc- hiểu trong quá trình dạy học bài thơ Đàn
ghi ta của Lor-ca...........................................................................................49
2.1.1. Trang bị tri thức đọc- hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca cho
học sinh .....................................................................................................49
2.1.2. Định hướng hoạt động đọc để học sinh tự học ...............................56
2.2. Hướng dẫn học sinh phân tích mối quan hệ giữa các biểu tượng
nghệ thuật thể hiện phong cách sáng tác mang tính chất siêu thực, tượng
trưng của Thanh Thảo ...................................................................................73
2.2.1. Phát hiện và phân tích cái hay, cái đẹp của những biểu tượng về
văn hoá Tây Ban Nha trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca ......................74
2.2.2. Phát hiện và phân tích cái hay, cái đẹp của những biểu tượng về
âm nhạc trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca...........................................75
2.2.3. Phát hiện và phân tích cái hay, cái đẹp của những biểu tượng về
hội hoạ trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca ............................................80
2.2.4. Phân tích giá trị của biểu tượng trong bài thơ Đàn ghi - ta của
Lor - ca góp phần khắc họa hình tượng khách thể trữ tình.......................84
2.2.5. Phân tích và lí giải sự thành công của các biểu tượng nghệ thuật trong
bài thơ Đàn ghi ta của Lor - ca bộc lộ sâu sắc hình tượng chủ thể trữ tình ......89
2.2.6. Bình luận nội dung và cách thể hiện tiêu đề, lời đề từ độc đáo
của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca .............................................................95
2.3. Học sinh đề xuất một số thắc mắc về nội dung và hình thức của bài
thơ chưa hiểu rõ.............................................................................................99
Chƣơng 3. THIẾT KẾ THỰC NGHIỆM DẠY HỌC BÀI THƠ “ĐÀN
GHI TA CỦA LOR- CA” (THANH THẢO)..............................................100
3.1. Mục đích thiết kế thực nghiệm.............................................................100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
3.2. Địa bàn thực nghiệm ............................................................................100
3.3. Kế hoạch thực nghiệm .........................................................................100
3.4. Quy trình thực nghiệm .........................................................................100
3.4.1. Soạn thiết kế thực nghiệm.............................................................100
3.4.2. Dạy thực nghiệm và dạy đối chứng ..............................................125
3.5. Kết quả thực nghiệm và đối chứng ......................................................126
3.5.1. Bảng so sánh kết quả.....................................................................127
3.5.2 Nhận xét kết quả so sánh................................................................127
3.6. Đánh giá hiệu quả của thiết kế thực nghiệm........................................128
C. KẾT LUẬN ...............................................................................................130
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................132
PHỤ LỤC.............................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 GS Giáo sư
2 GV Giáo viên
3 HS Học sinh
4 NXB Nhà xuất bản
5 SGK Sách giáo khoa
6 SGV Sách giáo viên
7 THPT Trung học phổ thông
8 TPVC Tác phẩm văn chương
9 TS Tiến sĩ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Về lí luận
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học luôn là sự thôi thúc, đòi hỏi của
ngành giáo dục nói chung và môn Văn nói riêng. Vì thế mà các nhà nghiên
cứu cũng như bản thân người dạy học luôn mong muốn tìm ra những cách
thức, phương pháp dạy học mới, phù hợp và hiệu quả ứng với từng thể loại
văn học nói chung và với từng bài học nói riêng. Tìm hiểu TPVC, chúng ta
luôn nhận thấy, biểu tượng nghệ thuật có một vai trò đặc biệt trong việc thể
hiện nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Bởi vì
vai trò đặc biệt của biểu tượng nghệ thuật nên các nhà nghiên cứu đã quan
tâm khám phá nó ở nhiều khía cạnh, nhưng để có một cách thức, phương pháp
dạy học theo hướng liên kết các hệ thống biểu tượng cho từng bài học thì
chưa được chú ý.
1.2. Sự ra đời của lí thuyết đọc - hiểu trên thế giới và sự du nhập lí
thuyết đó vào Việt Nam mấy năm gần đây đã ảnh hưởng nhiều đến phương
hướng nghiên cứu, giảng dạy TPVC trong nước. GS.TS Nguyễn Thanh Hùng
cho rằng: “Đọc - hiểu là một địa hạt mới, gợi ra nhiều vấn đề khoa học để
phương pháp dạy học phát triển thêm về mặt lí luận và vận dụng thực tế. Đọc
- hiểu cần tách ra khỏi vòng kiểm soát chật hẹp của phương pháp để trở
thành nội dung tri thức chung gắn liền với lí thuyết tiếp nhận, lí thuyết giao
tiếp, thi pháp học, lí luận dạy học Ngữ văn”.
Qua nghiên cứu, chúng ta nhận thấy rằng, vấn đề đọc - hiểu tuy đã xuất
hiện ở Việt Nam một vài năm nay nhưng mới được xem là một trong những
vấn đề tâm sự khoa học cơ bản trong chương trình cải cách giáo dục ở bậc
phổ thông. Nó gợi ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ đối với các nhà giáo dục,
nhất là trên bước đường đổi mới phương pháp dạy học đối với môn Văn. “Đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
đến lúc phải chuyển việc giảng văn trong nhà trường thành việc dạy đọc, dạy
cách đọc để học sinh tự đọc lấy thì việc học văn mới thực sự có kết quả, phải
đọc văn để người đọc tự phát hiện ra và thấy mình lớn lên”(Đọc hiểu vănMột khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy văn hiện đại,Trần
Đình Sử, tr. 38). Đọc - hiểu đang trở thành xu thế tiếp cận và giải mã văn bản
mà cả giáo viên và học sinh cần quan tâm.
Hiểu là mục đích cuối cùng của hoạt động đọc. Trong dạy học TPVC
đọc - hiểu theo đúng nghĩa, là mục đích lí tưởng, mục đích cao nhất của
việc đọc văn. Nhưng trong khoa học phương pháp giảng dạy mãi đến
những năm gần đây, đọc - hiểu mới được nghiên cứu như một nội dung lí
thuyết có giá trị phương pháp. Đọc hiểu đã đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của
dạy học hiện đại. Đổi mới phương pháp đặt ra yêu cầu bức bách cho giáo
dục là phải đào tạo được những con người có khả năng tự học, tự đọc, tự
lĩnh hội tri thức, có năng lực chủ động, sáng tạo trong công việc, có kĩ
năng, kĩ xảo vận dụng tri thức khoa học vào cuộc sống. Đọc - hiểu đã bộc
lộ những ưu điểm phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đang
đặt ra. Ý thức được vai trò của dạy đọc - hiểu nên có rất nhiều nhà nghiên
cứu đã quan tâm đến vấn đề này.
2. Về thực tiễn
2.1. Đọc - hiểu là một hoạt động phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với yêu cầu. Trên cơ sở “lấy quan điểm
tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn
sách giáo khoa và lựa chọn phương pháp giảng dạy”, phần “đọc - hiểu văn
bản” được thay thế cho phần “giảng văn” quen thuộc. Chương trình, SGK
Ngữ văn cải cách mới đã biên soạn kiểu bài đọc - hiểu văn bản văn học nhằm
mục đích rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, giúp học sinh tiếp cận, khám phá nội
dung ý nghĩa của các loại văn bản văn học trong chương trình. Vấn đề “ Đọc -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
hiểu văn bản” trở thành đầu mối của việc đổi mới phương pháp dạy học
TPVC trong nhà trường. Đọc hiểu cũng là một quá trình nắm vững ý nghĩa xã
hội và nội dung nghệ thuật thông qua hoạt động nhận thức các mối quan hệ.
Hiểu bản chất, thực hiện đúng yêu cầu của dạy đọc - hiểu là điều
không đơn giản. Dạy thế nào để giúp học sinh vừa rèn luyện kĩ năng đọc và
tạo lập văn bản, vừa không làm giảm chất văn của môn văn là một vấn đề
luôn luôn cần giải quyết Đọc - hiểu văn bản văn chương đã được đưa vào
chương trình SGK Ngữ văn phổ thông và được thực thi từ năm học 2002-
2003 nhưng đến nay vẫn chưa có hiệu quả như mong muốn. Qua khảo sát
thực trạng dạy học có thể nhận thấy một bộ phận giáo viên còn vướng mắc,
lúng túng trong cách thức dạy đọc - hiểu văn bản văn học nói chung và thơ trữ
tình, cũng như thơ trữ tình hiện đại nói riêng. Từ đó dẫn đến thái độ học và tự
học phần đọc văn của học sinh cũng chưa thực sự hiệu quả.
Hơn nữa, loại thơ trữ tình hiện đại được viết theo khuynh hướng tượng
trưng và siêu thực là loại thơ không dễ hiểu. Xu hướng thẩm mĩ của khuynh
hướng thơ này được hình thành ở phương Tây vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX và được du nhập vào Việt Nam dầu thế kỉ XX. Người đọc đã được biết
đến loại thơ này từ khi chúng ta tiếp xúc với một số văn bản thơ của Xuân
Diệu, Chế Lan Viên…trong phong trào Thơ mới. Mặc dù xuất hiện cũng khá
lâu, nhưng lối thơ đó vẫn thật sự xa lạ với tư duy tiếp nhận của người đọc
Việt Nam, khi họ vốn quen thuộc với các văn bản thơ cổ và kiểu tư duy
phương Đông. Chính vì thế khi loại thơ này được tuyển chọn và đưa vào
giảng dạy trong chương trình đã gây không ít khó khăn cho giáo viên cũng
như học sinh trong quá trình dạy và học.
2.2. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo mới được đưa vào
chương trình SGK Ngữ văn phổ thông (lớp 12) là một bài thơ trữ tình hiện đại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
in đậm dấu ấn thơ tượng trưng, siêu thực. Đó là bài thơ hay, nhưng khó, vì thế
gây không ít khó khăn cho giáo viên khi giảng dạy và học sinh khi tiếp nhận.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Khai thác biểu
tượng nghệ thuật trong đọc - hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh
Thảo) ở lớp 12 THPT”. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn ít nhiều tìm ra
con đường khắc phục những khó khăn khi dạy và học thơ trữ tình hiện đại
viết theo khuynh hướng tượng trưng và siêu thực. Đồng thời, thông qua việc
hướng dẫn học sinh khám phá cái hay và đẹp của các biểu tượng nghệ thuật
trong bài thơ trên, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THPT hiện nay.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề đọc hiểu văn bản trong dạy học Ngữ văn
Trong lịch sử nhân loại, từ khi xuất hiện những văn bản kí tự đã bắt đầu
có hoạt động đọc. Đọc là một quá trình chuyển hoá nội dung ý nghĩa từ văn
bản sang âm thanh lời nói và âm vang trong óc.
Ở nước ta, ngay từ những năm 80 của thế kỉ XX, các giáo trình viết về
phương pháp giảng dạy môn văn có nói đến khái niệm đọc văn và phương
pháp đọc học trong một số tài liệu tài liệu sau:
GS. Trần Đình Sử trong bài viết “Đọc - hiểu văn bản một khâu đột
phá trong nội dung và phương pháp dạy hiện nay” đã nhìn nhận rất thẳng
thắn về phương pháp cũ. Theo GS: “Cách giảng, phương pháp giảng của
thày sao cho đúng, cho hay và học trò chỉ là người học cái hay, cái đẹp do
thầy mang lại”. Cũng trong bài viết này, giáo sư đã chỉ ra rằng: “Người ta
không thể thưởng thức hộ cái hay, cái đẹp cho người khác…”. Do vậy: “dạy
văn là phải chỉ ra cách hiểu cho người đọc văn, cơ sở của nó là sự đọchiểu”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
Có thể coi người đặt nền móng đầu tiên cho vấn đề đọc - hiểu ở Việt
Nam là GS. Nguyễn Thanh Hùng. Với một số bài báo, tiểu luận khoa học, tác
giả đã khẳng định vị trí, vai trò của việc dạy đọc hiểu văn bản trong trường
phổ thông và làm sáng tỏ một số phương diện về bản chất của hoạt động dạy
học đọc hiểu. Trong tiểu luận mang tên “Dạy đọc -hiểu là tạo nền tảng văn
hoá cho người đọc” trình bày tại hội thảo khoa học chương trình và sách giáo
khoa (SGK) thí điểm tổ chức tháng 9-2000 tại Hà Nội, tác giả đã xác định:
“Đặt vấn đề đọc - hiẻu vào trong “ vùng trời” của nó sẽ thấy hiện lên một hệ
thống những nhân tố có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong hệ thống ấy,
hoạt động đọc là cơ bản và có tầm quan trọng hết sức to lớn càn giải quyết
thấu đáo. Còn hiểu thì không nên xem là một hoạt động mà chỉ là kết quả
mong muốn của hoạt động đọc và là mục đích duy nhất của bất cứ hoạt động
đọc nào”. Đặc biệt, tầm quan trọng của đọc còn được GS khẳng định: “Đọc
được xem như năng lực văn hoá ý nghĩa cơ bản đối với sự phát triển nhân
cách bởi vì phần lớn những tri thức hiện đại được truyền thụ qua việc đọc của
học sinh. Trên cơ sở đó sự phát triển kĩ năng đọc của học sinh trong nhà
trường phổ thông là nhiệm vụ cơ bản của giáo viên Ngữ văn…Dạy đọc- hiểu
là dạy học sinh cách đọc ra nội dung trong mối quan hệ ngày càng bao quát
văn bản”.
Một người rất tâm huyết với vấn đề đọc - hiểu mà chúng ta phải kể đến,
đó là Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn. Trong nhiều bài viết của mình, tác giả đã
làm sáng tỏ giá trị đọc - hiểu, đặc biệt là đọc - hiểu TPVC trong nhà trường.
Cốt lõi của vấn đề đọc - hiểu mà tác giả trình bày đó là: “ Việc đọc
gắn liền với tài năng, phong cách tác giả; gắn liền văn bản với vấn đề loại
thể, chú giải văn bản và mở rộng các lớp nghĩa từ văn bản… để từ đó người
đọc vượt lên những kinh nghiệm, vươn tới những chân trời rộng lớn và mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
lạ của tri thức nhân loại”. Do vậy đọc được xem như “điểm khởi đầu cho
những năng lực khác, đặc biệt là năng lực nhận biết, phân loại và tri giác
các văn bản”.
Từ những nhận định trên, tác giả đã đưa ra những mục đích rất phù hợp
với quan điểm dạy học hiện đại. Đó là “Dạy đọc - hiểu phải tác động đến nhu
càu đọc của học sinh, hướng học sinh đến những vấn đề của cuộc sống, để học
sinh biết quan tâm đến những vấn đề thời sự mang hơi thở nóng hổi của cuộc
sống hôm nay… làm cho cuộc sống của học sinh thêm phong phú, đào tạo nên
nhũng thế hệ học sinh có đủ bản lĩnh và khả năng hoà nhập với xã hội hiện đại
mà yêu cầu đầu tiên là biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống”.
Lấy cơ sở từ lí thuyết tiếp nhận văn học, Phó giáo sư tiến sĩ (PGS.TS)
Nguyễn Huy Quát đã rất coi trọng đọc văn sáng tạo là phương pháp đặc thù
của phương pháp dạy văn học. Trong cuộc giao tiếp giữa người đọc và nhà
văn qua tác phẩm văn chương “người đọc có thể thâm nhập, quên mình và
phân thân cùng tác giả, tác phẩm nhưng vẫn giữ khoảng cách thẩm mĩ để
nhìn nhận, đánh giá tác phẩm”. Bàn về vấn đề đọc - hiểu, tác giả coi đọchiểu nằm trong định hướng về phương pháp dạy học với phương châm lấy
học sinh làm trung tâm đòi hỏi phải biến môn văn thành môn dạy kỹ năng đọc
hiểu bất cứ một văn bản nào. Từ đó tác giả xác định vai trò của đọc - hiểu
trong phương pháp dạy họcvà nêu ra những yêu cầu đối với giáo viên: “Giáo
viên phải có cách dạy bắt buộc học sinh phải tự đọc sách giáo khoa, coi đó
cũng là một hoạt động đọc- hiểu trong suốt quá trình ngồi trên ghế nhà
trường, rèn luyên thói quen tự học…”.
Tất cả các bài viết trên đều tập trung làm sáng tỏ và phong phú thêm
vai trò của đọc - hiểu văn trong dạy học TPVC trong nhà trường.
Xác định được vai trò của đọc - hiểu và dạy học đọc - hiểu văn bản văn
chương trong nhà trường phổ thông nên hiện nay đội ngũ giáo viên cả nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
đều rất quan tâm đến vấn đề này. Nhiều luận văn sau Đại học đã quan tâm đến
vấn đề dạy đọc - hiểu ở các cấp học. Song, hiểu đúng vai trò, nhưng hiểu rõ bản
chất và thực hiện đúng yêu cầu của dạy học đọc - hiểu không phải là điều đơn
giản. Vì vậy, tiếp tục tìm hiểu và thực nghiệm dạy học đọc hiểu văn bản văn
chương là nhu cầu của rất nhiều giáo viên, trong đó có bản thân người viết.
Kế thừa và vận dụng những thành tựu nghiên cứu về dạy học đọc - hiểu
văn bản văn chương vào dạy học tác phẩm cụ thể là điều chúng tôi mong
muốn khi thực hiện đề tài này. Với những đặc trưng tiêu biểu của loại thơ trữ
tình hiện đại in đậm dấu ấn thơ tượng trưng và siêu thực như bài thơ: Đàn ghi
ta của Lor-ca (Thanh Thảo) yêu cầu có một phương hướng dạy học thích hợp.
2.2. Lịch sử nghiên cứu phương pháp dạy học bài thơ: Đàn ghi ta của
Lor-ca của Thanh Thảo.
Chương trình và SGK Ngữ văn THPT có rất nhiều tác phẩm thuộc
nhiều thể loại văn chương mới được lựa chọn đưa vào giảng dạy. Đàn ghi ta
của Lor-ca cũng là một tác phẩm như thế. Bài thơ được đưa vào SGK Ngữ
văn 12, tập 1. Vì đây là tác phẩm mới nên việc nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến nay chưa nhiều. Nhìn chung các tác giả chủ yếu nghiên cứu cách
giảng dạy hay cách cảm nhận, phân tích, bình giảng bài thơ.
Trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 8/2008, TS. Nguyễn Phượng đã bộc
lộ “Vài suy nghĩ về đọc- hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca”. Tác giả lưu ý
người đọc trước khi tiếp cận bài thơ, cần phải nắm vài nét khái lược về thơ
hiện đại dòng tượng trưng, siêu thực. Phần bàn về đọc - hiểu, tác giả quan tâm
tới phong cách thơ Thanh Thảo, nội dung, nghệ thuật chính của bài thơ, cách
chia bố cục, sức gợi của hệ thống hình ảnh, yếu tố âm nhạc của bài thơ.
Cũng trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ, trong số 6/2009, tác giả Lê Thị
Tú Anh đã khai thác “Lời đề từ trong Đàn ghi ta của Lor-ca” trên góc độ tình
yêu quê hương xứ sở và lời đề từ là khát vọng cách tân nghệ thuật, cũng như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
sự hy sinh chân chính của người nghệ sĩ hết mình vì nghệ thuật. Bài viết ca
ngợi nhân cách cao đẹp của Lor-ca như hiện thân cách của khát vọng tự do và
cách tân nghệ thuật.
Trong bài “Đàn ghi ta của Lor-ca và nỗ lực đổi mới của Thanh Thảo”-
Thẩm bình tác phẩm Ngữ văn 12, NXB Giáo dục/2008, tác giả Nguyễn Văn
Bính nhận xét: Đây là bài thơ giàu nhạc tính và nhạc tính được tạo nên bởi thể
thơ, cấu trúc trùng điệp, âm hưởng tiếng đàn…Bên cạnh đó đặc sắc của bài thơ
còn là sự sáng tạo hình ảnh, những hình ảnh tượng trưng gợi nhiều suy tưởng.
Lời bàn của nhà nghiên cứu văn học Chu Văn Sơn ở bài “Một tìm tòi thú vị
của Thanh Thảo” in trong cuốn “Thơ - điệu hồn và cấu trúc” NXBGD/2006
cũng là một phát hiện độc đáo về bài thơ. Tác giả nghiên cứu chất nhạc trong
bài thơ, thế giới thi liệu trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca gần gũi với
những thi ảnh trong thế giới nghệ thuật của Lor-ca, mạch triển khai trong thi
phẩm là hợp lưu của hai dòng tự sự và âm nhạc. Tác giả đã phát hiện ra
Thanh Thảo vay mượn không ít vốn liếng âm nhạc để đầu tư cho thơ mình.
Sách Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 12 môn Ngữ vănNXB Giáo dục/2008, PGS-TS. Lê Nguyên Cẩn có bài viết về bài thơ, giúp
GV có những hiểu biết về quan niệm mĩ học của chủ nghĩa tượng trưng và
siêu thực để cảm nhận bài thơ. Đồng thời, tác giả của bài viết cũng nêu lên
cách cảm thụ về bài thơ giúp GV có thêm một kênh tiếp nhận.
Trong Chuyên đề dạy học Ngữ văn 12, TS. Lê Hường đã nghiên cứu
khá chi tiết về tác phẩm từ những hiểu biết về tác giả đến việc chú thích các
hình ảnh, cách giảng dạy tác phẩm, hướng dẫn HS học bài.
Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục của Phạm Thị Hoàn thuộc Đại học
Quốc gia Hà Nội, trường Đại học giáo dục đã nghiên cứu về cách dạy học bài